Các mũi ở thời gian lưu khác nhau nhưng m/z giống nhau là chuyện bình thường. Vì một chất có phân tử lượng lớn có thể bị phân mảnh và trong phổ khối có mảnh m/z trùng với m/z của ion mẹ của chất có phân tử lượng nhỏ hơn. Điều quan trọng là bạn tìm được m/z của ion mẹ (m/z lớn nhất), rồi nhìn các...
Nghe bạn kể thì tôi đoán bạn đang phân tích chất có phân tử lượng nhỏ (như hợp chất biến dưỡng thứ cấp ở thực vật). Còn nếu bạn làm protein thì mấy kinh nghiệm của tôi chắc không xài được.
Thường khi bị phân mảnh, hợp chất sẽ cho ra các mũi có m/z nhỏ hơn phân tử lượng ban đầu. Những mũi có...
Muốn tìm m/z của chất mình cần khi chạy sắc ký lỏng có kèm phổ khối (LC-MS) thì phải tùy theo chế độ ion hóa mà bạn sử dụng (dương hay âm). Thường thì m/z khác 1 so với phân tử lượng của chất mình tìm, còn 2 với 5 thì có thể (chỉ là có thể) không phải là chất bạn muốn tìm.
- Nếu chạy với chế độ...
Ethidium bromide là một chất độc hại và phải được sử dụng cẩn thận. Tuy nhiên nó cũng không phải là một chất kịch độc tới mức lúc nào cũng phải đeo hai lớp găng tay hay bị đuổi ra khỏi lab chỉ vì lỡ bốc tay vào gel đã nhuộm EtBr.
EtBr có cấu trúc khá "nặng nề", do đó bốc EtBr trong thời gian...
Ý của bạn MrH có vẻ hợp lý.
Albert Einstein chẳng những là người Do Thái, mà lại còn làm việc cho người Mỹ (giúp nước Mỹ qua mặt cựu lục địa trong hàng loạt các vấn đề khoa học) nên người Anh chắc chắn sẽ "bỏ phiếu" cho Isaac Newton. :mrgreen:
Những đóng góp quan trọng của Newton và Einstein là...
Bạn tìm đọc sách: "Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm" (NXB Giáo Dục) của tác giả Trần Linh Thước.
Sách này có thông tin về tất cả những thứ mà bạn liệt kê ở trên.
Thường thì người ta chỉ xem xét thành phần nucleotide và độ dài của mồi để quyết định nhiệt độ bắt cặp. Nhưng do thầy của bạn caibinhbong "chê" rằng như vậy là vẹt, nên em mới liệt kê hết các thành phần có tác động theo lý thuyết.
Theo lý thuyết thì tất cả những thứ em liệt kê ở trên đều có tác...
Hình như mình cũng là vẹt :???:
Có thể thầy của bạn muốn liệt kê hết tất cả những thứ có liên quan. Nếu vậy thì bạn có thể kể:
- Thành phần nucleotide và độ dài của mồi
- Thành phần nucleotide và độ dài của sản phẩm
- Thành phần nucleotide và độ dài của mẫu (template)
- Loại polymerase được sử...
Tiếng Anh hay Pháp gì thì cũng ghi là A, T, G, C (không có "X").
Bạn Nguyễn Duy Hưng đã nói cytosine phiên âm ra tiếng Việt là "xi-tô-gin" nên sách giáo khoa Việt Nam mới viết tắt là "X".
Một điểm mà sách giáo khoa Việt Nam ghi theo người Pháp là "ADN" (acid désoxyribonucléique), chứ không...
Theo Vernon R. Young tại Học viện công nghệ Massachusetts thì cơ thể người cần 8 loại acid amine "thiết yếu" (từ bên ngoài) là valine, leucine, isoleucine, threonine, methionine, phenylalanine, lysine, và tryptophan (xem Young V.R., 1994, Journal of Nutrition 124:1517S-1524S).
Tám loại acid...
Bạn xem lại câu trả lời của bác Huỳnh Kim Giám ở trên, trong đó giải thích chi tiết hệ thống phân loại động vật dựa vào trao đổi chất.
Đại ý là ngày nay người ta dùng các thuật ngữ "nội nhiệt", "ngoại nhiệt", "đẳng nhiệt", "biến nhiệt" để phân loại động vật theo trao đổi chất. Bác Giám có định...
Theo phân loại "truyền thống" thì cá sấu là động vật máu lạnh.
Theo hệ thống phân loại như bác Huỳnh Kim Giám đã nói ở trên thì cá sấu là động vật biến nhiệt - ngoại nhiệt.
Xin hỏi bạn đi học ở nước "tư bản" nào mà lý thuyết rất ít vậy?
Bạn nói đúng là đặc trưng của sinh học (và các môn khoa học tự nhiên nói chung) là cần nhiều thực hành. Nhưng phần lý thuyết cũng không bao giờ là ít cả, ở Việt Nam hay nước nào cũng vậy.
Tôi đã học ngành sinh học (chính xác là...
Phát hoa là cụm nhiều hoa, tiếng Anh là "inflorescence".
Cuống hoa là phần thân nối với phát hoa, tiếng Anh là "peduncle".
Bạn nhìn hoa hồng môn là dễ nhận biết nhất. Cái phần "thòi" ra của hồng môn là cụm rất nhiều hoa ly ti, cụm đó là phát hoa. Còn cái nối cụm đó với thân là cuống hoa.
Bạn xem lại các tài liệu hướng dẫn tên khoa học của sinh vật thì sẽ rõ. Các ngành sinh học ở đại học đều có hướng dẫn danh pháp khoa học từ năm đầu.
Đại khái là tên khoa học của một loài bao gồm hai phần (phải in nghiêng hoặc gạch dưới):
- Tên chi: chữ cái đầu tiên phải viết hoa
- Tên loài: chữ...
Cái này là thí nghiệm thật là chơi vậy anh Hưng?
Chắc anh chị nào đó chạy gel protein, vì lý do gì không chạy cho hết mà để nó bị khô nên mới dúm dó lại như vậy?! :bithuong:
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.