Anh Đại ơi, thank anh nhiều lắm, mấy tài liệu anh gửi cho em rất hay. Giờ thì em đang chủ yếu đọc mấy bài bào trên trang anh bảo, tuyệt lắm. Anh cho em hỏi mấy câu nhé hj( em mù tịt):
_ :hum:làm sao người ta định lượng các thành phần đưa vào môi trường? hoặc là họ dựa trên tiêu chí nào? có phải tính toán dựa trên sự tiêu hao ATP ko a?Em biết hầu hết môi trường nuôi cấy của VN đều mua ở nước ngoài.Liệu thành phần môi trường mình có thể tự làm được ko?
_Về việc xác định các marker tế bào gốc.Ở Vn mình đã xác định được chưa? Nếu không anh thường đăt mua ở công ty nào?Chủ yếu là dùng phương pháp ELISA phải ko a?Anh có tìm hiểu về PKC ko? em chưa rõ lắm!
_Em chưa rõ lắm về cơ chế hoạt động của TPA, d bcAMP cho vào môi trường để làm gì? E chỉ biết có một số yếu tố trong môi trường biệt hóa kích thích làm tăng cAMP thôi, mà chẳng rõ hơn nữa.Anh có biết cuốn nào tìm hiểu về mấy cơ chế này ko? Anh có quyển "Growth factors: a practical approach" của McKay hay quyển Cell Signaling and Growth Factors in Development: From Molecules to Organogenesis" không.Nếu anh có file sách gì chia sẻ cho em với na' hihi
Anh ơi, em gửi mail cho anh rồi đấy, có gì hay về tế bào gốc anh nói cho em tìm hiểu với nhé, em muốn học hỏi thêm. em không học về chuyên ngành này nên càng phải cố gắng nhiều hơn mới được.Thank anh nhiều hì hì
Nói thật thì em hoàn toàn mù tịt về cái cơ chế này , em lên tìm tài liệu nước ngoài thì thấy người ta chỉ ra mấy cái sơ đồ thôi , nhưng cũng không diễn giải rõ ràng . Đến giờ em vẫn chưa có khái niệm cụ thể về nó nữa , anh có thể nói khái quát cho em được không . Em cũng đang thắc mắc tại sao tế bào gốc trưởng thành lại không biệt hóa hết mà lại nằm chờ , cơ chế nào đã giúp nó làm được điều đó ? . Anh giúp em với nhé . Cám ơn anh
Em chào anh, em là sv trường ĐH Y Hà Nội,anh ơi anh cho em hỏi anh có mấy tài liệu nói về các nhân tố ảnh hưởng đến sự biệt hóa của tế bào và môi trường để biệt hóa tế bào ko? em đọc bằng sáng chế của Huyn-Soo 2002, họ dùng môi trường có chứa EGF, bFGF, HGF dể biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tế bào thần kinh đươc, anh cho em hỏi vậy mình có thể dùng môi trường đó để biệt hóa tế bào gốc tủy răng được không? về nguyên tắc thì em thấy có thể được mà đúng ko anh? anh có bít môi trường nào tốt hơn ko? Mong a giúp đỡ uhuhu anh có cuốn sách nào nói tổng quát cụ thể về Stem cell ko? e đọc cuốn " CN tế bào gốc" của thầy Phan Kim Ngọc rồi nhưng vẫn còn mờ mịt quá! anh giúp em nhé.em lên trường xin làm đề tài thì các thầy cô không cho biểu đề tài cấp nhà nước không cho sinh viên mó tay.Hic đợt này em quyết định tự viết đề tài anh ạ!
Anh Đại ơi , anh có tài liệu nào nói rõ hơn về sự hình thành của tế bào gốc không , mấy hôm nay em tìm trên mạng thì đa phần là nói chung chung thôi , đọc chẳng hiểu . Nếu có thì anh giúp em với nhé , tiếng anh cũng được , để tết em ngồi tra từ điển dịch . Cám ơn anh
Mấy hôm trước em có xin anh tài liệu về tế bào gốc , đọc xong em có mấy chỗ thắc mắc mong anh giải đáp giúp em nhé , em có gửi mấy điều thắc mắc vào hộp thư của anh rồi đó .
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
--------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008-2009
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-----------------------------------------------------------
Câu 1
a. Gen là gì? Trình bày cấu trúc chung của gen cấu trúc?
b. Mã di truyền có những đặc điểm nào? Đặc điểm nào của mã di truyền thể hiện tính thống nhất của sinh giới?
Câu 2
a. So sánh quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
b.Quá trình nhân đôi của một ADN tế bào nhân thực, nếu ở ba đơn vị nhân đôi tổng hợp được 60 phân đoạn Okazaki thì đã có bao nhiêu đoạn mồi được tổng hợp ra, giải thích?
Câu 3
a. Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn?
b. Cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli diễn ra như thế nào?
Câu 4
a. Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến điểm? Trong các dạng đột biến điểm đó thì dạng đột biến nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn, giải thích?
b. Mỗi trường hợp đột biến sau sẽ ảnh hưởng tới chuỗi pôlipeptit tương ứng như thế nào?
-Trường hợp I: Cặp nuclêôtit bị mất nằm ở giữa bộ ba mã hoá mở đầu của gen mã hóa.
-Trường hợp II: Cặp nuclêôtit bị mất nằm ở đầu bộ ba mã hóa cuối cùng của gen mã hóa.
Câu 5
a. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng đội biến nào làm thay đổi hình thái, dạng đột biến nào không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể ?
b. Nếu các alen của cùng 1 gen không có quan hệ trội- lặn hoàn toàn mà là đồng trội ( mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình ) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không, giải thích? Hai alen thuộc cùng 1 gen có thể tương tác với nhau hay không, giải thích?
Câu 6
a. Cho P: cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng cùng loài được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng ở P, thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F2 ?
b. Ở người bệnh mù màu do gen đột biến lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, gen này không có alen trên Y. Alen trội tương ứng (M) không gây mù màu.
Trong 1 quần thể người đang ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec về bệnh mù màu có tần số nam giới bị mù màu là 5% . Hãy xác định tần số tương đối của các alen và các kiểu gen trong quần thể?
------------------- Hết ----------------------
Họ và tên thí sinh:……………………………………… ……SBD…………………………
Anh Đại ui, em đang cần cuốn Plant Propagation by Tissue Culture, thấy link anh post trong phần Tài liệu, nhưng link die mất tiu rùi.nếu anh còn file ebook này send qua mail dùm em được hông bebi_o_o@yahoo.com.Càm ơn anh
chao anh em o tphcm em dang tim tai lieu ve thuy canh va hoa sinh anh cho em tai lieu duoc khong tieng anh cung duoc tieng viet cung duoc
mail cua em la chesunpha@gmail.com
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.