Thì chả phải ảnh rủ rê thi KHTN, nhưng c đã chọn KHTN từ đầu rồi thì ảnh còn rủ chi nữa, chỉ là c vào khoa Sinh thay vì CNSH thôi, bám anh Khánh mà học hỏi kinh nghiệm nha, m thấy ảnh nhiệt tình chỉ bảo đàn em lắm, (^_^)
Kết SH hơn CNSH hả c??? hì hì, chúc c thành công nhé
Theo chân các anh đi trước thành nhà khoa học tài ba c nhé, c k chỉ làm đc mà còn làm tốt là đằng khác
( Thế là ông Bồng rủ rê cậu k thành công mĩ mãn rồi
Cậu vẫn chịu khó vào diễn đàn thật đấy ^^ )
anh chỉ biết chúc em thi đỗ thôi. Từ đi học, đến ra nghề, tiếp tục theo nghề (vẫn còn nhiệt huyết và đam mê), rồi trở thành người rất giỏi trong nghề là cả một đoạn đường dài, đầy gian nan và thử thách. Nếu một ngày nào đó anh em mình trở thành đồng nghiệp thì thật là vui. Mong sẽ có ngày đó
Điều kiện để có liên kết hiđro.
Điều kiện cần:
Trong hợp chất phải chứa H
Điều kiện đủ:
H phải liên kết trực tiếp với nguyên tố có độ âm điện lớn và trên nguyên tố có độ âm điện lớn đó phải có cặp e tự do.
Vì H trong NH3 liên kết với N có độ âm điện lớn nên nó cũng có liên kết hidro bạn à
mình nghe thầy mình nói vậy mà, thôi mình cứ theo SGK cho chắc , thi đại học họ không thể trừ điểm mình dc ^^
HNO3 sao lại không có tính khử nhỉ? SGK lớp 11 đã nói rõ là HNO3 tinh khiết bị ánh sáng phân hủy thành NO2 và O2 mà
Còn NH3, trong phân tử có liên kết hidro bạn à
Mình làm là:
câu 1:
HNO3 trong không khí bị phân hủy thành NO2 và O2 --> tính khử
tác dụng với kim lọai --> NO --> tính oxi hóa
HCl tác dụng với Kim lọai --> H2 tính oxi hóa
Điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm --> tính khử
H2SO4: mình không biết là nó còn tính khử hay không nữa
còn O3 thì mình khẳng định nó chỉ có tính oxihóa mà thôi.
Câu 2:
mình chọn các chất là:
SO2, N2, HNO3, HCl
câu 3: xiclopropan là vòng 3 cạnh, các cacbon ở trạng thái lai hóa sp3, theo nguyên tắc thì góc liên kết là 109o28', mà vòng 3 cạnh có góc liên kết là 60o nên sức căng vòng lớn, rất dễ bị phá vỡ. Nên nó có thể mở vòng với Br2, H2 và làm mất màu KMnO4 trong dk thường
Còn xiclobutan có góc liên kết = 90o nên lực liên kết tuy căng như không = vòng 3 cạnh nên chỉ mở vòng với H2 dc thôi
Hôm trước anh Huy có rủ bọn mình lên trường anh ý có hướng dẫn chọn ngành cho sinh viên năm 3, 4 lên các phòng thí nghiệm thì... Uhm. Sinh viên của mỗi khoa cần phải hoàn thành một chuyên ngành nào đó của khoa mình. Nếu muốn học thêm chuyên ngành của khoa kia, chẳng hạn cậu học SH nhưng muốn học thêm một ngành nào đó của CNSH thì cậu vẫn phải hoàn thành một ngành của khoa SH. Nếu cậu học tốt được bên này và có tiền, có khả năng thì học thêm các ngành đó cũng được, các thầy cô nói là ủng hộ. Nhưng mà bằng tốt nghiệp của cậu vẫn ghi là tốt nghiệp SH có thêm bảng điểm (?) hay giấy chứng nhận đã hoàn thành chuyên ngành thêm vào kia, đại loại thế.
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.