Như chúng ta đã biết nguyên lý tính nồng độ của một dung dịch mẫu dựa trên định luật Beer - Lambert:
[align=right]A = e.l.c
Trong đó A là độ hấp thụ, e là độ hấp thụ tại nồng độ 1M, chiều dày cuvette 1 cm, c là nồng độ của mẫu trong dung dịch, tính bằng M (mol/l)
Thế nhưng khi ta dùng phương pháp đo nồng độ protein bằng UV/VIS thì theo công thức:
1,55xA280 - 0,76xA260 ?(mg/mL) (1)
hoặc
(A235 - A280)/2,51 (mg/mL) (2)
đều cho nồng độ là mg/mL. Theo tư liệu thì các công thức này là các công thức thực nghiệm mặc dù có một số cơ sở lý thuyết trong đó. Ví dụ ở (1) thì A280 cho ta xấp xỉ nồng độ protein có sự đóng góp của nucleic acid do đó phải loại trừ đi sự đóng góp này bằng A260 (bước sóng nucleic acid hấp thụ mạnh).
Tại sao các tác giả lại không dùng nồng độ M (mặc dù tôi thấy mg/mL thì có lợi, ví dụ để tính hoạt độ riêng của enzyme). ?Nếu như vậy thì có vẻ định luật Beer-Lambert chỉ có tác dụng trong phương pháp colorimetry thôi. Có bạn nào biết nhà khoa học nào rút ra công thức (1) không?
[align=right]A = e.l.c
Trong đó A là độ hấp thụ, e là độ hấp thụ tại nồng độ 1M, chiều dày cuvette 1 cm, c là nồng độ của mẫu trong dung dịch, tính bằng M (mol/l)
Thế nhưng khi ta dùng phương pháp đo nồng độ protein bằng UV/VIS thì theo công thức:
1,55xA280 - 0,76xA260 ?(mg/mL) (1)
hoặc
(A235 - A280)/2,51 (mg/mL) (2)
đều cho nồng độ là mg/mL. Theo tư liệu thì các công thức này là các công thức thực nghiệm mặc dù có một số cơ sở lý thuyết trong đó. Ví dụ ở (1) thì A280 cho ta xấp xỉ nồng độ protein có sự đóng góp của nucleic acid do đó phải loại trừ đi sự đóng góp này bằng A260 (bước sóng nucleic acid hấp thụ mạnh).
Tại sao các tác giả lại không dùng nồng độ M (mặc dù tôi thấy mg/mL thì có lợi, ví dụ để tính hoạt độ riêng của enzyme). ?Nếu như vậy thì có vẻ định luật Beer-Lambert chỉ có tác dụng trong phương pháp colorimetry thôi. Có bạn nào biết nhà khoa học nào rút ra công thức (1) không?