Chuyển giới tính ở động vật

Triệu Loan

Junior Member
Chào các bạn !
mình đang cần thông tin về chủ đề " chuyển giới tính ở động vật ". Mọi người có tài liệu có thể chia sẻ những nguồn tài liệu tài liệu đáng tin cậy cho mình không?(y)
 
Chào các bạn !
mình đang cần thông tin về chủ đề " chuyển giới tính ở động vật ". Mọi người có tài liệu có thể chia sẻ những nguồn tài liệu tài liệu đáng tin cậy cho mình không?(y)

Nhiều loài sên biển khi cần tránh những cuộc xung đột đã tự nguyện ép mình từ "nam nhi" thành kẻ chân yếu tay mềm cho yên chuyện.
Nhiều người thường chú ý đến giới tính của những con cá mà họ nuôi. Cá vẹt cái có màu đỏ rực, trong khi cá vẹt đực có màu xanh biếc. Một hôm, chúng ta bỗng thấy trong bể kính là một con cái đỏ và một con đực xanh, trong khi trước đó rõ ràng là hai con cái. Vậy con đực ở đâu ra? Hiện tượng tự chuyển giới tính trong loài cá và nhiều loài động vật khác từng làm các nhà khoa học đau đầu không ít. Động vật nguyên sinh đơn bào, loài giáp xác hay cá mui đều có những cuộc chuyển đổi ngoạn mục như vậy.
Một trong những loài cá gây phiền toái nhất cho khoa học là cá hề hai sọc Amphiprion bicinctus. Chúng thường sống ở biển Đỏ. Khi hai con đực gặp nhau, một trận thư hùng sẽ diễn ra, hay chí ít là một sự "phùng mang trợn má" đe dọa đối thủ? Xin thưa là không, vì một trong hai con lập tức biến thành "quý cô" hấp dẫn, mời gọi con kia giao hoan! Chỉ trong tích tắc, sự thay đổi kỳ lạ này đã biến một trận thư hùng thành chuyện tình vui vẻ. Nhưng con nào sẽ lột xác? Câu trả lời còn rất mù mờ. Loài cá này rất thủy chung, sống với nhau cho đến khi một trong hai con chết đi. Khi đó, con còn lại có thể chuyển giới tính lần nữa và "tái giá" hay "tục huyền" là tùy thuộc giới tính mà nó giữ!
Con rận nước (Daphnia) cũng có phép màu tương tự. Đó là một loài giáp xác nước ngọt, di chuyển nhờ những vây nhỏ quạt lia lịa như chiếc quạt giấy. Khi ao hồ đầy ắp nước và đủ thức ăn, tất cả đều là con cái. Nhưng khi thức ăn hiếm hoi và quân số quá đông đúc (khoảng không cho mỗi cá thể trở nên chật hẹp), những con đực xuất hiện và giao phối với con cái. Con cái ấp trứng và lại chuyển thành đực nếu không gian càng giới hạn hơn. Nếu môi trường thoáng đãng hơn, những con cái chăm chỉ lại chiếm 100% quân số, vì những con đực đã biến mất, hay nói đúng hơn là lại chuyển thành cái.
Ngay thảm cỏ trong vườn nhà cũng chơi trò hai mặt như thế. Khi cỏ xanh tốt thì tất cả đều vô tính, nhưng nếu con người dùng máy xén cỏ tỉa tót thì những hoa cỏ mang giới tính sẽ xuất hiện và phát tán phấn hay hạt lung lung để duy trì nòi giống.
Khác với con người, nhiễm sắc thể X hay Y không là gì cả trong thế giới động thực vật bao la. Chuyện "khó xác định giới tính" diễn ra liên tục và thay đổi đôi khi chỉ trong vòng 30 giây! Khi đẻ trứng, nhiều loài bò sát (trong đó có cá sấu và rùa Chrysenys picta) không biết lứa con của mình sẽ là "âm" hay "dương", đơn giản vì nhiệt độ của cát nơi vùi trứng sẽ quyết định giới tính của lũ con. Nếu cát ấm hay nóng rực, trứng sẽ nở ra toàn đực, còn nếu lạnh hay ẩm hơn thì sẽ là con cái. Chính vì vậy, có thể tại nhiều nơi, khí hậu thay đổi sẽ làm gia tăng số lượng con đực và những nơi ẩm ướt hay lạnh lẽo sẽ dẫn đến chuyện "âm thịnh dương suy". Các sinh vật ngành chân khớp (côn trùng, giáp xác và nhện) lại kỳ cục hơn: con của chúng có khi bị quyết định giới tính tùy thuộc vào những loại ký sinh trùng bám trên đó.
Hiện tượng "hi-fi" trong thế giới sinh vật có lúc diễn ra trong tình trạng rất khó tin, khiến khoa học không sao hiểu nổi. Chẳng hạn, hiện tượng "dương trước âm sau" của loài thỏ biển Aplysia dactylomela. Đây là một loại thân mềm không vỏ, nhưng phía trước thân là con đực, trong khi phía sau lại là của con cái. Quái trạng này giúp nó thoải mái "giao tiếp" với bất cứ đồng loại nào. Cũng chính kiểu cấu tạo cơ thể lạ đời đó đã giúp chúng lao vào những cuộc giao phối tập thể theo kiểu vòng tròn khép kín, với sự tham gia của cả chục, thậm chí cả trăm cá thể cùng lúc. Kiểu duy trì nòi giống đặc biệt này giúp chúng tiết kiệm thời gian, giảm thiểu khả năng "hư thai".

:) Mời các bác bổ sung!
 
Một số loài sên biển hay đỉa biển sặc sỡ lại chơi trò cút bắt độc đáo hơn: Nếu có ba con đực và chỉ có một con cái thì một con đực sẽ chuyển ngay thành cái để mọi chuyện diễn ra tốt đẹp! Loài cá nhỏ san hô (Hypoplectrus) cũng vậy, chúng tránh được mọi cuộc xung đột do tranh giành kẻ phối ngẫu chỉ vì biết tự thay đổi giới tính trong vài cái chớp mắt. Có lẽ nó đang giữ kỷ lục về tốc độ chuyển đổi giới tính trong thế giới sinh vật với thời gian là 30 giây. Nhưng theo tạp chí Nature, có khoảng 4 loài cá sống ở Ấn Độ Dương đang có thời gian thay đổi giới tính trong vòng 20 giây. Loài cá san hô đẻ trứng khoảng 14 lần trong ngày do nhiều lần thay đổi giới tính cho phù hợp. Loài cá Labroides dimidiatus lại thích nghi với môi trường một cách đáng kinh ngạc. Các nhà khoa học đã thử nhốt một con cá đực và sáu con cá cái vào một bể kính. Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến khi con đực bị nhốt riêng ra đúng vào mùa sinh sản. Chỉ với sáu con cái với nhau, làm sao đây? Con cái to nhất đàn đã biến thành con đực, ve vãn những con cái kia và tiến hành gieo tinh dịch cho tất cả. Chỉ trong vòng 24 giờ, cơ quan sản xuất trứng của nó biến mất, thay vào đó là cơ quan sinh dục đực. Màu sắc cơ thể của nó cũng thay đổi theo, giống hệt những con đực khác. Thông thường, chỉ sau một tuần, nó sẽ hoàn toàn biến thành một “trang nam nhi” khỏe mạnh, cho ra thứ tinh dịch tốt nhất để đảm bảo duy trì giống nòi.
 
Hiện tượng chuyển giới tính ở động vật

Đàn bà không thể tự biến thành đàn ông trong 30 giây, nhưng với loài cá thì đó là chuyện nhỏ. Một con cá sấu con nằm trong trứng sẽ là "trai" hay "gái" tùy vào nhiệt độ của cát. Nhiều loài sên biển khi cần tránh những cuộc xung đột đã tự nguyện ép mình từ "nam nhi" thành kẻ chân yếu tay mềm cho yên chuyện.
Nhiều người thường chú ý đến giới tính của những con cá mà họ nuôi. Cá vẹt cái có màu đỏ rực, trong khi cá vẹt đực có màu xanh biếc. Một hôm, chúng ta bỗng thấy trong bể kính là một con cái đỏ và một con đực xanh, trong khi trước đó rõ ràng là hai con cái. Vậy con đực ở đâu ra? Hiện tượng tự chuyển giới tính trong loài cá và nhiều loài động vật khác từng làm các nhà khoa học đau đầu không ít. Động vật nguyên sinh đơn bào, loài giáp xác hay cá mui đều có những cuộc chuyển đổi ngoạn mục như vậy.
casoc.jpg
Cá hề hai sọc. Một trong những loài cá gây phiền toái nhất cho khoa học là cá hề hai sọc Amphiprion bicinctus. Chúng thường sống ở biển Đỏ. Khi hai con đực gặp nhau, một trận thư hùng sẽ diễn ra, hay chí ít là một sự "phùng mang trợn má" đe dọa đối thủ? Xin thưa là không, vì một trong hai con lập tức biến thành "quý cô" hấp dẫn, mời gọi con kia giao hoan! Chỉ trong tích tắc, sự thay đổi kỳ lạ này đã biến một trận thư hùng thành chuyện tình vui vẻ. Nhưng con nào sẽ lột xác? Câu trả lời còn rất mù mờ. Loài cá này rất thủy chung, sống với nhau cho đến khi một trong hai con chết đi. Khi đó, con còn lại có thể chuyển giới tính lần nữa và "tái giá" hay "tục huyền" là tùy thuộc giới tính mà nó giữ!
rannuoc.jpg
Rận nước. Con rận nước (Daphnia) cũng có phép màu tương tự. Đó là một loài giáp xác nước ngọt, di chuyển nhờ những vây nhỏ quạt lia lịa như chiếc quạt giấy. Khi ao hồ đầy ắp nước và đủ thức ăn, tất cả đều là con cái. Nhưng khi thức ăn hiếm hoi và quân số quá đông đúc (khoảng không cho mỗi cá thể trở nên chật hẹp), những con đực xuất hiện và giao phối với con cái. Con cái ấp trứng và lại chuyển thành đực nếu không gian càng giới hạn hơn. Nếu môi trường thoáng đãng hơn, những con cái chăm chỉ lại chiếm 100% quân số, vì những con đực đã biến mất, hay nói đúng hơn là lại chuyển thành cái.
Ngay thảm cỏ trong vườn nhà cũng chơi trò hai mặt như thế. Khi cỏ xanh tốt thì tất cả đều vô tính, nhưng nếu con người dùng máy xén cỏ tỉa tót thì những hoa cỏ mang giới tính sẽ xuất hiện và phát tán phấn hay hạt lung lung để duy trì nòi giống.
Thay đổi giới tính trong 30 giây
Khác với con người, nhiễm sắc thể X hay Y không là gì cả trong thế giới động thực vật bao la. Chuyện "khó xác định giới tính" diễn ra liên tục và thay đổi đôi khi chỉ trong vòng 30 giây! Khi đẻ trứng, nhiều loài bò sát (trong đó có cá sấu và rùa Chrysenys picta) không biết lứa con của mình sẽ là "âm" hay "dương", đơn giản vì nhiệt độ của cát nơi vùi trứng sẽ quyết định giới tính của lũ con. Nếu cát ấm hay nóng rực, trứng sẽ nở ra toàn đực, còn nếu lạnh hay ẩm hơn thì sẽ là con cái. Chính vì vậy, có thể tại nhiều nơi, khí hậu thay đổi sẽ làm gia tăng số lượng con đực và những nơi ẩm ướt hay lạnh lẽo sẽ dẫn đến chuyện "âm thịnh dương suy". Các sinh vật ngành chân khớp (côn trùng, giáp xác và nhện) lại kỳ cục hơn: con của chúng có khi bị quyết định giới tính tùy thuộc vào những loại ký sinh trùng bám trên đó.
Hiện tượng "hi-fi" trong thế giới sinh vật có lúc diễn ra trong tình trạng rất khó tin, khiến khoa học không sao hiểu nổi. Chẳng hạn, hiện tượng "dương trước âm sau" của loài thỏ biển Aplysia dactylomela. Đây là một loại thân mềm không vỏ, nhưng phía trước thân là con đực, trong khi phía sau lại là của con cái. Quái trạng này giúp nó thoải mái "giao tiếp" với bất cứ đồng loại nào. Cũng chính kiểu cấu tạo cơ thể lạ đời đó đã giúp chúng lao vào những cuộc giao phối tập thể theo kiểu vòng tròn khép kín, với sự tham gia của cả chục, thậm chí cả trăm cá thể cùng lúc. Kiểu duy trì nòi giống đặc biệt này giúp chúng tiết kiệm thời gian, giảm thiểu khả năng "hư thai".
Còn nữa
Thế Giới Mới (theo Courrier International)
 
Con người không theo kịp
Với các nhà ngư học, thay đổi giới tính ở loài cá thật ra chỉ là thay đổi cái túi trong cơ thể, vì cả tinh hoàn hay bọc trứng cũng chỉ là một loại túi. Với thú có vú, sự thay đổi này là không thể, vì cơ quan sinh dục của con đực khác xa con cái. Sự khác biệt này được chỉ huy và kiểm soát bởi nhiều gen khác nhau, nghĩa là phức tạp hơn nhiều. Khi thay đổi giới tính như vậy, một con sư tử đực sẽ phải thay đổi cả khung xương, não bộ và nhiều "vật dụng" khác. Một con voi cái sẽ phải có ngà nếu muốn chuyển thành voi đực, hay một con công đực sẽ phải mất đi "cái đuôi" nếu muốn trở thành công mái, trong khi cơ chế vận hành cho sự thay đổi như vậy là rất phức tạp và bất khả. Ở con người cũng vậy, một phụ nữ muốn trở thành đàn ông thì phải mất đi hai gò bồng đảo và cơ quan sinh dục, chưa kể những cơ cấu phức tạp bên trong. Khung xương chậu to bè của phụ nữ - thích hợp cho mang thai và sinh nở - sẽ phải thu gọn lại, râu mọc ra, tiếng nói ồm ồm hơn, não thay đổi hẳn, kể cả hai bán cầu. Một số hormone tiêu biểu cho phái nữ cũng biến đi, nhường chỗ cho hormone của đàn ông. Những thay đổi quá cơ bản và quan trọng như vậy không thể tự diễn ra. Những cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính dù có tỉ lệ thành công là bao nhiêu đi nữa cũng chỉ là sự can thiệp của bên ngoài
 
Kinh nghiệm chuyển giới tính cá rô phi

Nguồn: Theo Nông nghiệp Việt Nam
carophi.jpg
Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái. Chính vì vậy mà khi nuôi các rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn. Để có nhiều cá đực đáp ứng cho nhu cầu phát triển chăn nuôi, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu dùng một loại hormon trộn vào thức ăn của cá, cho cá rô phi bột ăn (cá mới nở được 3-4 ngày) hoặc dùng phương pháp tắm cho cá rô phi trong nước có hormon để chuyển giới tính của cá rô phi.
Các loại hormon để chuyển giới tính cá rô phi là: MT (17 methylestestosterone) và ET (17 elthynullestosterone). Hiện nay được dùng phổ biến là loại MT và các bước của công nghệ chuyển giới tính cá rô phi như sau:
* Phối trộn hormon vào thức ăn của cá
Lấy 60mg MT hoặc ET hòa vào 0,7 lít rượu ethanol 95%, đung dung dịch này trộn với 10g Vitamin Việt Nam vào 1kg bột cá (trước khi đun dung dịch này nên phơi nắng trước cho bay hết mùi rượu).
* Cho cá rô phi đẻ, thu trứng, cá bột đem đi ấp
- Chọn cá rô phi bố mẹ có khối lượng từ 150-300 g/con thả vào giai (có lưới không lọt) hoặc vào bể với mật độ 5-6 con/m2, tỷ lệ cá đực cá cái là 1:1. Sau khi thả từ 5-7 ngày kiểm tra miệng cá cái đề thu trứng và chu kỳ thu trứng là 7 ngày một lần.
- Đem trứng ấp ở bình với mật độ 90.000 trứng/lít, ấp riêng từng pha I, II, III, IV, lưu tốc nước trung bình là 4 lít/phút.
- Đem trứng sắp nở (từ pha IV) sang ấp ở khay, mật độ 10.000 trứng/lít, lưu tốc nước 2 lít/phút, ấp cho đến khi trứng nở thành cá bột và cá tiêu hết noãn hoàng.
* Xử lý cá bột trong giai bằng cách cho cá bột ăn thức ăn có chứa hormon.
- Mật độ cá bột trong giai là 15 con/m2, thời gian xử lý trong giai là 21 ngày.
- Lượng thức ăn cho cá bột tính theo phần trăm khối lượng cá và tuỳ theo cá, mức độ sử dụng thức ăn của cá, có dựa vào tỷ lệ sau:
Tuần đầu tiên: 25%.
Tuần thứ 2: 20%.
Tuần thứ 3: 15%.
Tuần thứ 4: 10%.
Sau 21 ngày đem cá bột ra ương ở ao thành cá hương. Cũng có thể ương cá hương ở trong giai chứa.
Hiện nay, việc chuyển giới tính cho cá rô phi chủ yếu áp dụng cho loài cá rô phi vằn Oreochroxeis niloticus. Công nghệ sảm xuất giống cá rô phi đơn tính đực trong giai chứa đã được triển khai rộng rãi ở các cơ sở SX giống cá các tỉnh. Tuy nhiên công nghệ này chỉ đảm bảo đạt tỷ lệ khoảng 95%, vì thế vẫn còn hiện tượng lẫn cá cái để trứng. Để có lượng cá bột đồng đều về kích cỡ và giai đoạn phát triển, trước khi đưa vào xử lý hormon là rất khó, bởi khi thu trứng phải phân chia chính xác chúng thành từng nhóm tương ứng với 4 pha phát triển khác nhau theo màu sắc để có biện pháp xử lý riêng.
Ngoài phương pháp chuyển giới tính cá rô phi bằng trộn hormon vào thức ăn, còn phương pháp ngăn tấm cho cá rô phi bột trong hormon.
Cách làm: Chọn cá rô phi bột ở tuổi 17 ngày sau khi nở ngâm trong dung dịch hormon MT nồng độ 3 ppm trong thời gian 3-4 ngày. Phương pháp này thường đạt tỷ lệ đực từ 80-85% và tỷ lệ sống sau khi xử lý từ 70-80%, vì vậy phương pháp này ít được sử dụng.
Theo các chuyên gia theo dõi về nuôi cá rô phi còn sót lại không đạt tính đực cho thấy: Một số ít trong sồ này sẽ bị vô sinh, số còn lại vẫn có khả năng đẻ trứng bình thường ở nhiệt độ 250C, tuy nhiên số lượng cá này không đáng kể so với cá đực.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top