Kiến thức DL quan trọng mỗi người VN phải có

paulle

Junior Member
Tôi nghĩ bài viết sau đây quan trọng đối với tất cả mọi người Việt Nam. Vì bài dài nên tôi post làm 2 lần. Sau đây là phần I.

Giả sử có một người ngoại quốc nói, “Tôi đang nghĩ tới việc du lịch VN, vậy bạn hãy làm ơn giới thiệu cho tôi về đất nước của bạn.” Tôi dám cam đoan có ít nhất 90% Việt Kiều không đủ kiến thức để thuyết phục vị khách dù có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Còn người trong nước thì sao? (giả sử tiêng Anh của họ không tệ) Có lẻ cũng same same but different.

Thật ra đã có nhiều người Việt đi du lịch từ bắc vô nam và ngược lại nhưng họ vẫn thuộc về nhóm thiểu số. Vả lại du lịch kiểu Tây có những cái khác với người mình.. Bởi vậy phải nắm bắt tâm lý và nhu cầu của người Tây thì mới có thể giải thích, hướng dẫn và thuyết phục họ được.

Có thể nói người Việt thuộc thế hệ trưóc rất ít khi đi du lịch và nếu có đi thì cũng rất sơ sài, chỉ cần có mặt và nhìn sơ qua là đủ, nhưng nghành du lịch thời đó chỉ là con số không. Thế hệ bây giờ đang được quốc tế hoá. Họ vạch định chương trình rõ ràng trước khi tác chiến, họ lên mạng tìm hiểu nghiên cứu đầy đủ về lịch sử, phong tục tập quán, đặc câu hỏi với cư dân mạng nếu có thắc mắc, và ghi chép lại mọi diều trong chuyến đi. Theo tôi thì đi du lịch kiểu của các bạn trẽ thú vị hơn, hiểu biết hơn. Đây cũng chính là du lịch kiểu Tây. Tuy nhiên DL kiểu này chưa phổ biến lắm và muốn lời khuyên có giá trị thì ít ra bạn phải có kiến thức tối thiểu về du lịch của khu vực.

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy nhiều người Tây khi đi du lịch hay cầm theo quyển sách và thỉnh thoảng lại dỡ ra xem. Đó là sách hướng dẫn đó bạn à. Hướng dẫn từng ly từng tí, ví dụ như ăn ở đâu, bao nhiêu cho một bửa ăn, khách sạn nào phục vụ tốt, địa điểm tiện lợi, giá cả thế nào cho một ngày; đi xe ôm, taxi bao nhiêu từ downtown đến một địa điểm du lịch, bến xe buýt, ga xe lửa vân vân; trả giá thế nào, vé vào cửa bao nhiêu, có bao nhiêu loại vé tàu, có bao nhiêu chuyến tàu mỗi ngày. Nơi nào đáng tham quan tại mỗi tỉnh trên toàn cỏi của Việt Nam. Tóm lại, tất cả mọi thông tin cần thiết về du lịch đều nằm trong cuốn sách đó.

Trở lại câu hỏi, thật khó trả lời. Tôi chỉ xin nêu lên một số sự thật và nhận định sau đây:
­
Việt Nam không có những công trình vĩ đại hoặc công trình nghệ thuật đặc sắc đầy ấn tượng kể cả những gì thuộc về quá khứ và hiện tại. Chúng ta có không nhiều và đa số thuộc loại trung bình: Kinh Thành Huế, Văn Miếu, Hoàng Thành Thăng Long, Tháp Chàm ở Mỹ Sơn, và vài lăng mộ ở Huế. Vì vậy ta nên tập trung giới thiệu về cảnh thiên nhiên.Thật vậy, nước ta có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, đặt biệt và đa dạng hơn bất cứ nước nào. Tôi xin đơn cử sau đây:

- Đi thuyền chèo trên những con kênh rạch nho nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long xuyên qua những cây cầu khỉ. Bảo đảm ai cũng muốn đi thật nhiều, thật lâu. Đa số những tua du lịch rẽ tiền hiện tại không thoả mãn trọn vẹn nhu cầu này.

- Ở Mủi Né có những đụn cát, có dòng suối chảy xuyên qua vách núi (canyon) y như là đang ở nơi nào đó chứ không phải VN hay Đông Nam Á. Đặc biệt, đúng không!

- Đà Lạt nằm ở 1500m cao hơn mực nước biển. không có một thành phố trên cao như vậy ở ĐNA, TQ, vv, với đầy dẫy những nông trại chuyên về hoa, rau và những đồn điền cao su, cafe. Easy Riders cũng là đặc sản Dà Lạt và VN, rất nhiều trong bọn họ là những tua guide số một của VN.

- Phố cổ duy nhất của VN: Hội An ấm áp, thanh bình, kiến trúc cổ thật đẹp và hấp dẫn. Nhiều du khách hay ví Hội An như Disneyland của VN. Nơi đây có nhiều quán ăn ngon và là thiên đàng tailor made clothes đối với các bà các cô. Nhiều người thích bải biển Cửa Đại vì nó sạch, ít sellers và vắng người. Dân ghiền party thì ưa biển Nha Trang hơn.

- Phong Nha – Kẻ Bàng có hàng trăm hang động lớn và đẹp số một nhưng rất tiếc không tiện đường và thăm 1-2 cái ở Hạ Long bay là đủ rồi.

- Đứng trên đỉnh núi đá vôi ở Ninh Bình nhìn xung quanh để thấy Hạ Long bay trên cánh đồng lúa bất tận, hay đi thuyền chèo êm ả hơn hai tiếng đồng hồ quanh co xuyên qua bao nhiêu thửa ruộng và những hòn núi đá vôi cùng với những hang động. Một chuyến đò xứng đáng có 1 không 2, nhưng rất tiếc Tam Cốc chưa thu hút nhiều du khách. Lý do khác là vì 2 nơi giống nhau nhưng HL bay nỗi tiếng hơn, thú vị hơn.

- Hà Nội có thể là thành phố lớn duy nhất ở ĐNA còn lưu lại nét rất Á Đông, nhất là với những con đường nhỏ hẹp ở khu phố cổ cùng với hồ Hoàn Kiếm nằm ngay giửa lòng thành phố, cọng nhiều con đường với những hàng cây cổ thụ và những biệt thự từ thời Pháp. Các bạn sinh viên thuộc nhóm Hanoikids từ gần 4 năm nay đã nổ lực giúp du khách thập phương hiểu rằng HN vẫn còn những con người thân thiện và cư xử văn minh đối với du khách.

- Ở miền bắc có nhiều nơi đẹp, tuy nhiên Sapa phát triễn hơn cả vị nơi đây đã có sẳn cơ sở từ thời Pháp để lại kể cả phương tiện xe lửa từ Hà Nội lên. Không có nơi nào ở ĐNA và rất ít nơi trên thế giới tương tự như Sapa khi nói về cảnh thung lũng, rừng núi đẹp như thơ, những thửa ruộng bậc thang đẹp như vẻ, cọng với số lượng người dân tộc mặc y phục cổ truyền. Đi hiking 5-10 Km xuyên qua những cái ruộng, thung lủng, sông suối, sườn núi và những ngôi làng cùng với những cô gái dân tộc để thấy rằng họ không học từ trường lớp, nói tiếng Việt còn bập bẹ nhưng họ nói tiếng ngoại quốc còn giỏi hơn tour guides người Việt. Sự chịu khó, thành thật, thân thiện và kiên nhẫn trong cách bán hàng của các cô gái người thiểu số cũng là việc đáng để cho chúng ta suy ngẩm.

- Hạ Long đẹp khỏi phải nói. Cái đặc biệt không thể bỏ qua là ngủ đêm trên tàu, leo lên đỉnh núi ở đảo khỉ hay công viên trên đảo Cát Bà để nhìn thấy trùng trùng những đỉnh núi của vịnh. Chèo thuyền vào bên trong lagoon (dưới sự hướng dẫn của guide), nhảy xuống biển từ boong tàu, hát karaoke ngắm mặt trời mọc và lặn, ăn đồ biển. Nếu có thời giờ hãy đăng ký leo núi cho trọn vẹn chuyến đi.

- Nói về cảnh đẹp tuyệt vời hiếm thấy của núi, Hà Giang với doạn đường giửa Đồng Văn và Mèo Vạc hay đèo Trầm tôn nằm trên độ cao 1990m, giữa Sapa và Lai Châu. Cảnh đẹp của núi và biển chúng ta có đèo Hải Vân nỗi tiếng với khách du lịch bốn phương. Đoạn đường xe lửa VN băng qua đoạn này thuộc một trong những đoạn đường đẹp nhất thế giới. Bảo đảm ở DNA không có cái đèo nào đẹp như 3 cái này.

- Bải biển ở VN nói chung không hấp dẫn như ở Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã lai và Indonesia vì dân Việt mình vứt rác lung tung, cát không trắng lắm, nước biển không trong (màu đậm hơn). Tuy nhiên bải biển VN rất tiện lợi vì nó nằm trên lộ trình du lịch. Có những nơi khá hơn như Dốc Lét, đảo voi, Phú Quốc và Côn Đảo thì lại có quá ít du khách vì không nằm trên lộ trình.

- Có một chuyện mà người mình nên biết là du khách rất thích chiêm ngưỡng những kiến trúc Pháp thời thuộc địa còn lại, từ những toà nhà to lớn cho đến những ngôi biệt thự. Việc này cũng tăng thêm một điểm cho VN, vì khắp ĐNA chỉ có Lào và Cambodia là có nhà kiểu Pháp, nhưng chỉ có Sài Gòn và Hà Nội là có những toà nhà chính phủ thuộc địa và nhà thờ to lớn.

- Địa đạo Củ Chi và Viện Bảo Tàng Chiến Tranh tại thành phố Sài Gòn là hai nơi tốt nhất để tìm hiểu về chiến tranh VN. Có thể nói đây là hai cái bảo tàng ăn khách nhất Viẹt Nam, đồng thời cũng là nơi duy nhất trên thế giới về chiến tranh VN.

- Thức ăn Việt ngoài phở còn nhiều món đặc biệt du khách ưu thích. Do bị Pháp đô hộ nên VN có nhiều món ăn uống nỗi tiếng không tìm thấy được ở các nước châu Á khác ngoại trừ Cambodia và Lào. Đó là bánh mì baguette, patisserie và cafe. (Còn tiếp phần II)

Nguồn: http://songtra.wordpress.com/2010/08...E1%BB%87t-nam/
 
Tôi post nguyên bài, bao gồm phần I và phần II. Phần I có sửa chửa, bổ sung nhằm giải thích rõ hơn một số chi tiết. Bạn nào đã xem phần I chỉ nên xem tiếp phần II.

Phần I: Ưu điểm của DLVN.


Giả sử có một người ngoại quốc nói, “Tôi đang nghĩ tới việc du lịch VN, vậy bạn hãy làm ơn giới thiệu cho tôi về đất nước của bạn.” Tôi dám cam đoan có ít nhất 90% Việt Kiều không đủ kiến thức để thuyết phục vị khách dù có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Còn người trong nước thì sao? (giả sử tiêng Anh của họ không tệ) Có lẻ cũng same same but different.

Thật ra đã có nhiều người Việt đi du lịch từ bắc vô nam và ngược lại nhưng họ vẫn thuộc về nhóm thiểu số. Vả lại du lịch kiểu Tây có những cái khác với người mình – lưu ý: tôi dùng “Tây” hay “khách” thay cho chữ người nước ngoài. Bởi vậy phải nắm bắt tâm lý và nhu cầu của người Tây thì mới có thể giải thích, hướng dẫn và thuyết phục họ được.


Có thể nói người Việt thuộc thế hệ trưóc rất ít khi đi du lịch và nếu có đi thì cũng rất sơ sài, chỉ cần có mặt và nhìn sơ qua là đủ, nhưng nghành du lịch thời đó chỉ là con số không. Thế hệ bây giờ đang được quốc tế hoá. Họ vạch định chương trình rõ ràng trước khi tác chiến, họ lên mạng tìm hiểu nghiên cứu đầy đủ về lịch sử, phong tục tập quán, đặc câu hỏi với cư dân mạng nếu có thắc mắc, và ghi chép lại mọi diều trong chuyến đi. Theo tôi thì đi du lịch kiểu của các bạn trẽ thú vị hơn, hiểu biết hơn. Đây cũng chính là du lịch kiểu Tây. Tuy nhiên DL kiểu này chưa phổ biến lắm ở VN.

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy nhiều người Tây khi đi du lịch hay cầm theo quyển sách và thỉnh thoảng lại dỡ ra xem. Đó là sách hướng dẫn đó bạn à. Hướng dẫn từng ly từng tí, ví dụ như ăn ở đâu, bao nhiêu cho một bửa ăn, khách sạn nào phục vụ tốt, địa điểm tiện lợi, giá cả thế nào cho một ngày; đi xe ôm, taxi bao nhiêu từ downtown đến một địa điểm du lịch, bến xe buýt, ga xe lửa vân vân; trả giá thế nào, vé vào cửa bao nhiêu, có bao nhiêu loại vé tàu, có bao nhiêu chuyến tàu mỗi ngày. Nơi nào đáng tham quan tại mỗi tỉnh trên toàn cỏi của Việt Nam. Tóm lại, tất cả mọi thông tin cần thiết về du lịch đều nằm trong cuốn sách đó.

Trở lại câu hỏi, thật khó trả lời. Tôi chỉ xin nêu lên một số sự thật và nhận định sau đây:
­
- Việt Nam không có những công trình vĩ đại hoặc công trình nghệ thuật đặc sắc đầy ấn tượng kể cả những gì thuộc về quá khứ và hiện tại. Chúng ta có không nhiều và đa số thuộc loại trung bình: Kinh Thành Huế, Văn Miếu, Hoàng Thành Thăng Long, Tháp Chàm ở Mỹ Sơn, và vài lăng mộ ở Huế. Vì vậy ta nên tập trung giới thiệu về cảnh thiên nhiên. Thật vậy, nước ta có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, đặc biệt và đa dạng hơn bất cứ nước nào. Tôi xin đơn cử sau đây:

- Đi thuyền chèo trên những con kênh rạch nho nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long xuyên qua những cây cầu khỉ. Bảo đảm ai cũng muốn đi thật nhiều, thật lâu. Đa số những tua du lịch rẽ tiền hiện tại không thoả mãn trọn vẹn nhu cầu này.

- Ở Mủi Né có những đụn cát, có dòng suối chảy xuyên qua vách núi (canyon) y như là đang ở nơi nào đó chứ không phải VN hay Đông Nam Á. Đặc biệt, đúng không!

- Đà Lạt nằm ở 1500m cao hơn mực nước biển. Hình như không có một thành phố trên cao như vậy ở ĐNA, TQ, vv, với đầy dẫy những nông trại chuyên về hoa, rau và những đồn điền cao su, cafe. Easy Riders cũng là một đặc sản của Dà Lạt và VN – rất nhiều người trong bọn họ là những tua guide số một của VN.

- Phố cổ Hội An ấm áp, thanh bình, kiến trúc cổ xưa ấn tượng và hấp dẫn. Nhiều người thích bải biển Cửa Đại vì sạch, ít sellers và vắng. Dân ghiền party thì ưa biển Nha Trang hơn. HA có nhiều quán ăn ngon và là thiên đàng tailor made clothes đối với các bà các cô – một kinh nghiệm thú vị mà họ không thể có được ở quê nhà của họ.

Nhiều du khách từng nhận xét Hội An giống như một Disneyland của VN – theo họ thì phố cổ HA nhỏ xíu nhưng mọi thứ đều được trang trí rất đẹp với hoa và lồng đèn treo mọi nơi; nhà nào cũng có kiến trúc độc đáo kiểu xưa (hàng trăm năm) pha lẫn lộn nét Nhật, Tàu, Pháp và Việt; đường phố chỉ dành cho người đi bộ; ngày rằm chỉ có ánh sáng mặt trăng và lồng đèn dùng cho buổi tối; nhà hàng, quán ăn, bar, tiệm bán đồ lưu niệm, nhà may, khách sạn khắp nơi; hiếm khi nghe du khách không bằng lòng về cung cách phục vục của người HA. Tóm lại, comment giống Disneyland có nghĩa là cái gì cũng đẹp, chuyên nghiệp, chu đáo, thân thiện và không xe cộ – y như trong những khu giải trí của Disneyland.

- Phong Nha – Kẻ Bàng có hàng trăm hang động lớn và đẹp số một nhưng rất tiếc không tiện đường, không có đủ thì giờ và sau khi thăm 1-2 cái ở Hạ Long bay, họ cảm thấy đã tạm đủ.

- Đứng trên đỉnh núi đá vôi ở Ninh Bình để thấy “Hạ Long trên cạn” trên những cánh đồng lúa đẹp vô cùng hay đi thuyền chèo êm ả hai tiếng đồng hồ quanh co xuyên qua bao nhiêu thửa ruộng và những hòn núi đá vôi cùng với những hang động. Một chuyến đò xứng đáng có 1 không 2, nhưng rất tiếc Tam Cốc chưa thu hút nhiều du khách. Lý do: vì 2 nơi giống nhau nhưng HL bay nỗi tiếng hơn, thú vị hơn.

- Hà Nội có thể là thành phố lớn duy nhất ở ĐNA còn lưu lại nét rất Á Đông, nhất là với những con đường nhỏ hẹp, quanh co như mê hồn trận ở khu phố cổ cùng với hồ Hoàn Kiếm nằm ngay giửa lòng thành phố. Vẫn còn nhiều con đường với những hàng cây cổ thụ và những biệt thự từ thời Pháp. Các bạn sinh viên thuộc nhóm Hanoikids từ gần 4 năm nay đã nổ lực giúp du khách thập phương hiểu rằng HN vẫn còn nhiều người thân thiện và cư xử văn minh đối với du khách.

- Ở Tây Bắc VN có nhiều nơi đẹp, tuy nhiên Sapa phát triễn hơn cả vị nơi đây đã có sẳn cơ sở từ thời Pháp để lại kể cả phương tiện xe lửa từ Hà Nội lên. Không có nơi nào ở ĐNA và rất ít nơi trên thế giới tương tự như Sapa khi nói về cảnh thung lũng, rừng núi đẹp như thơ, những thửa ruộng bậc thang đẹp như vẻ, cọng với số lượng người dân tộc mặc y phục cổ truyền. Đi hiking 5-10 Km xuyên qua những thửa ruộng, sông suối, thung lủng, sườn núi và những ngôi làng cùng với những cô gái dân tộc để thấy rằng họ không học từ trường lớp, nói tiếng Việt còn bập bẹ nhưng họ nói tiếng ngoại quốc còn giỏi hơn nhiều tour guides người Việt

- Hạ Long đẹp khỏi phải nói. Cái đặc biệt không thể bỏ qua là ngủ đêm trên tàu, leo lên đỉnh núi ở đảo khỉ hay công viên QG trên đảo Cát Bà để nhìn thấy trùng trùng những đỉnh núi của vịnh. Chèo thuyền vào bên trong lagoon, nhảy xuống biển từ boong tàu, hát karaoke, ngắm mặt trời mọc, lặn, và ăn đồ biển. Nếu có thời giờ hãy đăng ký leo núi cho trọn vẹn chuyến đi.

- Nói về cảnh đẹp tuyệt vời hiếm thấy của núi, Hà Giang với doạn đường giửa Đồng Văn và Mèo Vạc hay đèo Trầm tôn nằm trên độ cao 1990m, giữa Sapa và Lai Châu. Cảnh đẹp của núi và biển chúng ta có đèo Hải Vân nỗi tiếng với khách du lịch bốn phương. Đoạn đường xe lửa VN băng qua đoạn này thuộc một trong những đoạn đường đẹp nhất thế giới. Bảo đảm ở DNA không có cái đèo nào đẹp như 3 cái này.

- Bải biển ở VN nói chung không hấp dẫn như ở Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã lai và Indonesia vì dân Việt mình hay vứt rác; nước biển không trong, màu hơi đậm. Tuy nhiên bải biển VN rất tiện lợi vì nó nằm trên lộ trình du lịch. Có những nơi khá hơn như Dốc Lét, đảo voi, Phú Quốc và Côn Đảo thì lại có quá ít du khách vì không nằm trên lộ trình. Nhiều du khách thích tắm biển ở VN hơn biển ở Thái Lan, nhất là vào mùa hè, bởi vì nhiệt độ của nước biển không quá nóng.

Nhiều người Việt không có kinh nghiệm về thông tin thế giới nên khi thấy tin Phú Quốc hay China beach là “một trong top ten những bải biển đẹp nhất thế giới” theo một tạp chí DL hay công ty DL nào đó bên Tây, thì tuyệt đối tin đó là sự thật và đem ra tranh luận với người nước ngoài.

- Có một chuyện mà người mình nên biết là du khách rất thích chiêm ngưỡng những kiến trúc Pháp thời thuộc địa còn lại, từ những toà nhà to lớn cho đến những ngôi biệt thự. Việc này cũng tăng thêm một điểm cho VN, vì khắp ĐNA chỉ có Lào và Cambodia là có nhà kiểu Pháp, nhưng chỉ có Sài Gòn và Hà Nội là có những toà nhà chính phủ thuộc địa và nhà thờ to lớn.

- Địa đạo Củ Chi và Viện Bảo Tàng Chiến Tranh tại thành phố Sài Gòn là hai nơi tốt nhất để tìm hiểu về chiến tranh VN. Có thể nói đây là hai cái bảo tàng ăn khách nhất VN, đồng thời cũng là nơi duy nhất trên thế giới về chiến tranh VN. Bảo tàng không liên quan đến chiến tranh chúng ta có một cái rất nỗi tiếng – đó là bảo tàng các dân tộc thiểu số ở Hà Nội.

- Thức ăn Việt ngoài phở còn nhiều món nỗi tiếng khác. Ẩm thực VN thay đổi theo từng vùng cũng là một nét rất đặc biệt. Do bị Pháp đô hộ nên VN có nhiều món ăn uống nỗi tiếng không tìm thấy được ở các nước châu Á khác ngoại trừ Cambodia và Lào. Đó là bánh mì baguette, patisserie và cafe.

Phần II: Những chuyện không hay.

Còn những chuyện không hay của du lịch VN thì sao? Không kể hết. Nhưng thôi để kể một số sự việc thường xãy ra hàng ngày:

- Mức độ cạnh tranh khốc liệt – nhất là tua đi Hạ Long bay – nên 5 năm trước và hiện nay giá tua không chênh lệch. Vẫn còn giá 40 đô Mỹ cho 3 ngày 2 đêm – bao hết mọi thứ – 1 đêm trên tàu và 1 đêm trên đảo Cát Bà. Dĩ nhiên là chất lượng phục vụ bị cắt giảm về mọi mặt. Đâu phải du khách nào cũng thấu hiểu tình hình và suy nghĩ sâu xa. Họ chỉ biết là họ bị lừa vì nhiều thứ mà họ được hứa hẹn lúc họ tham khảo mua tua đã không bao giờ xãy ra trong chuyến đi. Đáng đời mấy tên du khách ham rẽ mà không chịu suy nghĩ và chấp nhận vì sao nó rẽ như vậy.

- Quá nhiều taxi gắn đồng hồ giả để trấn lột du khách. Dĩ nhiên người ta biết là bị gạt nhưng đa số chỉ chống cự chừng mực hoặc thương lượng để trả ít tiền hơn số tiền xuất hiện trên đồng hồ. Người có kinh nghiệm luôn hỏi giá trước và lập lại một cánh rõ rõ ràng trước khi bước vào xe hay chấp nhận dịch vụ.

- Ăn uống ở khu Tây ba lô thì không sao nhưng ra khỏi khu vực phải hỏi giá trước khi kêu đồ. Nhiều người không thuộc bài hoặc vì thiếu cảnh giác nên có thể bị chặt chém te tua. Hy vọng sẽ sớm có luật yêu cầu tất cả mọi cửa hàng ăn uống dù nhỏ đến mấy và dù chỉ bán có một hai thứ cũng vẫn phải có giá cả rõ ràng nhất định ghi ở một nơi ai cũng có thể nhìn thấy hoặc có thực đơn đàng hoàng. Chắc chắn Tây Ta đều muốn vậy.

- Người Việt nói chung ít cười và ít thân thiện so với người Lào, Thái và Khmer. Ở Hà Nội đi đứng cũng hay chen lấn, đụng vào du khách – hơi giống những khu du lịch đông đúc bên TQ. Có thể nói đa số người Việt chưa thực hiện văn hoá “cảm ơn” và “xin lỗi”. Nhiều lúc cư xử thiếu văn hoá khi có điều gì không bằng lòng.

- Nạn móc túi, cướp gật túi xách, ví, điện thoại, vàng bạc là những chuyện bạn có thể tránh được – chỉ cần bạn cảnh giác lúc băng qua đường và khi đi trên vỉa hè nên tránh đi gần lòng đường. Cũng không nên để tiền bạc và đồ quí giá trong phòng khách sạn vì dễ bị mất cắp.

- Một ưu điểm của người Việt đó là họ rất quí mến con nít Tây phương. Nhiều người sẽ sẳn sàng nắm tay và bẹo má em bé. Tuy nhiên, có một thiểu số vì kỹ tính họ không thích con mình được chạm đến với những bàn tay không biết có vệ sinh hay không.

- Ở Hà Nội nếu một khách sạn, một đại lý du lịch có nhiều khách thì không bao lâu sau sẽ có thêm nhiều cái khác có cùng tên và cùng cách trang trí (nếu nhìn từ bên ngoài). Chẳng hạn đến HN vào lúc này bạn sẽ thấy 5-7 cái khách sạn tên Kangaroo, 5-7 cái Sinh Cafe và nhiều tên nữa trên ngay cùng một block đường. Vì vậy bạn phải nhớ không những tên mà phải địa chỉ nữa để tránh bị lừa.

- Không chỉ có khách du lịch có vấn đề với taxi ở phi trường TSN mà nhiều nhà đầu tư, nhà văn hoá, người nỗi tiếng vẫn bị. Đây là ấn tượng xấu đầu tiên của khách về nước ta. Tôi nghĩ mọi hiệp hội trong nghành du lịch, mọi cấp chính quyền phải lên tiếng và tạo áp lực với các công ty, tài xế taxi để có một giải pháp hợp lý.

Giá đồng hồ taxi từ TSN đến Phạm Ngũ Lão hay downtown khoảng 5 đô nếu không gian lận. Tôi ước gì có giá chính thức 7-8 đô. Nếu được vậy, phi trường nên để nhiều bản hiệu lớn ngay chổ taxi đang đậu để tài xế công nhận, tuân theo và để khách an tâm.

- Nhiều người Việt làm trong kỹ nghệ du lịch có thái độ phục vụ thất thường, thiếu tính chuyên môn, và nhiều lúc còn lớn tiếng, doạ nạt du khách mỗi khi có bất đồng giữa 2 bên (tài xế taxi, xe ôm, cyclo, lơ xe bus, quản lý KS, vv). Nhiều KS ở Hà Nội, nhân viên thay đổi cách đối xử với khách khi thất bại thuyết phục khách mua tua hay khám phá khách đã mua tua từ nơi khác. Họ không hiểu rằng ráng làm ăn lương thiện, phục vụ khách tốt để khách còn giới thiệu những khách khác và làm việc trong nghành du lịch là phải luôn luôn thân thiện.

Nói chung, một số người Việt trong nghành bị xem là thô lổ, tham lam, không có tầm nhìn xa, làm ăn theo kiểu chụp giật, không tin được vì chỉ biết chạy theo đồng tiền của du khách. Dĩ nhiên là họ làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của VN. Tuy nhiên, nhiều phiền toái khi đi du lịch VN có thể giảm bớt hoặc tránh khỏi nếu khách có thái độ thân thiện, sự kiên nhẫn và có sự chuẩn bị trước bằng cách tìm hiểu qua các blogs du lịch – website phản ảnh thực tế nhất là www.travelblog.org/.

- Người Việt không đồng nhất khi làm du lịch, chậm nắm bắt tâm lý và nhu cầu của du khách. Bởi vậy, những cơ sở do người Tây đứng ra làm chủ hoặc quản lý lúc nào cũng làm ăn nên, dù là trong thực tế nhiều du khách muốn được phục vụ bởi người bản xứ hiếu khách. Tôi cho rằng sẽ có lợi hơn nhiều nếu những ngưòi làm DL phục vụ khách nước ngoài thỉnh thoảng xem những travel blogs để nắm bắt suy nghĩ của khách về những gì tai nghe mắt thấy; những gì làm họ thích hay không thích và tại sao vậy, vv.

- Đa số du khách viếng VN có ít nhất một kinh nghiệm “bực mình”, tuy nhiên đa số chỉ là những rip off lặc vặt hay liên quan đến cách tổ chức còn yếu kém. Nếu nhìn vấn đề một cách rộng rãi và cởi mở thì Thai Lan có đủ loại scam. Cambodia cũng có ít nhất 8 kiểu scam của riêng mình. Ở những nơi ấy scam không tốn vài ba đô mà nhiều hơn nhiều.

- Ước gì giá tua thấp nhất đi HL bay được tăng lên thành giá phải chăng. Tua đi ĐBSCL, Tam Cốc nên tăng lên ít nhất 20 đô Mỹ cho một ngày (hiện tại chỉ 8-10 đô – bao hết kể cả ăn trưa) và nhiều tua khác nữa. Lúc đó tour guides, người chèo đò, bán vé, lái xe, lơ xe, và mọi người làm trong nghành sẽ nhận được tiền lương lớn hơn. Ai cũng vui vẻ làm việc hửu hiệu, trách nhiệm và chuyên nghiệp hơn. Du khách sẽ được cư xử tốt hơn, và họ có ấn tượng tốt nhiều hơn xấu về VN và con người VN, (nhiều người) không phải phập phồng lo ngại bị lường gạt.

Một ví dụ cụ thể: những người chèo xuồng ở Tam Cốc sẽ không còn ép khách mua nước uống, đồ lưu niệm hay họ sẽ không đánh mất sự thân thiện, vồn vã khi khách từ chối mua đồ. Lúc đó mới hy vọng nhiều hơn 10% khách muốn quay trở lại thăm VN một lần nữa.

Bạn có biết là tại Siem Reap, Cambodia, tua đi tàu dạo trên hồ Tonle Sap giá 30-50 đô cho 4 tiếng hay 50- 100 đô cho một ngày – Quá đắt! – dù cảnh quang không đẹp như Hạ Long Bay, đi thuyền chèo trên suối Yến (đi chùa Hương), Tam Cốc hay đi thuyền dọc theo những con kênh, xuyên qua những cây cầu khỉ ở ĐBSCL. Tuy nhiên, ít khi khách than phiền, trong khi VN ta có tua giá bèo gấp nhiều lần mà lại bị mang tiếng dài dài.

Kết luận:

Theo tôi thì VN rất đáng để chúng ta hảnh diện và giới thiệu với bạn bè năm châu. Thử hỏi có được bao nhiêu cái “331 690 Km2″ trên thế giới ngon lành bằng nước Việt Nam của mình. Cái thất bại lớn nhất là do người Việt mình (nhất là một số người làm việc liên quan đến du khách) kém khả năng tổ chức, đào tạo và quản lý. Coi trọng cái lợi nhỏ trước mắt chớ không vì cái lợi lớn hơn nhiều về lâu dài. Vì Thiếu Đoàn Kết và thiếu kỹ luật nên chúng ta tiến hành một việc gì lớn cũng khó và dù cho có chương trình gì hay đến mấy cũng khó thực hiện thành công.

Trung bình một du khách đến VN từ 2 đến 3 tuần nên đa số chỉ có đủ thì giờ thăm chừng 7-8 điểm, chứ không có mấy người có thể thăm hết mọi địa chỉ nỗi tiếng của du lịch VN. nhưng như vậy là đã hay quá rồi hay hơn biết bao người mang trong người dòng máu Việt Nam nhưng không biết nhiều về những cảnh đẹp đặc biệt và nỗi tiếng của đất nước.

Thật ra bạn không cần phải có kiến thức DL về những nước trong khu vực hay nơi người nước ngoài sống để có khả năng giới thiệu một cách thuyết phục về Việt Nam. Quan trọng nhất là bạn cần biết họ muồn gì. Khi đã biết được nhu cầu của họ rồi thì chúng ta nên tập trung khai thác nó dể giúp họ có cuộc DL ưng ý.

Thôi ráng về thăm quê hương bạn nhé. Còn nếu bạn đang sống tại VN và có khả năng tài chánh thì nên đi khắp mọi miền, mọi nơi. Nhớ đừng để người nước ngoài biết về du lịch Việt Nam nhiều hơn người Việt chính hiệu. Có đi du lịch khắp mọi miền đất nước, tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của quê hương thì mới có thể tự tin nói rằng quê hương VN ta đẹp thật.

Du khách đến VN thích đi xe đạp hoặc xe máy để khám phá và tận mắt thấy những sinh hoạt ở vùng nông thôn VN: những cảnh vui chơi của trẽ em, những sinh hoạt hằng ngày của người lớn với những khóm chuối, bụi tre, hàng cau, cây trúc, đàn bò, trâu, vịt, ngỗng, heo, cảnh gặt lúa, bắt cá, tắm sông; những con đường làng chạy băng qua những cánh đồng xanh màu lúa, những mảnh vườn, con sông nhỏ, con suối, cây cầu đơn sơ tự chế, những túp lều tranh, nhà ngói, và những làng quê nghèo khó; chỉ một số rất ít du khách thích nhìn thấy những toà nhà cao tầng, cây cầu thật hiện đại, cáp treo bắc qua biển – những cái nhất VN, ĐNA hay là nhất thế giới.

Phụ chú: “Suy nghĩ của người Tây về du lịch Việt Nam” hay “Kiến thức DL quan trọng chúng ta nên có”, tuy hai tên khác nhau nhưng hoàn toàn có cùng nội dung với vài sửa chữa và bổ sung nho nhỏ nhằm hoàn hảo hơn bài viết. http://songtra.wordpress.com/2010/08/07/%C6%B0u-va-khuy%E1%BA%BFt-di%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-du-l%E1%BB%8Bch-vi%E1%BB%87t-nam/
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top