Virus H5N1 biến đổi có thể lây từ lợn sang người
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện một loại virus cúm gia cầm H5N1 đã biến đổi trong các con lợn tại Indonesia và có khả năng lây từ lợn sang người một cách dễ dàng.
Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà virus học Yoshihiro Kawaoka của Viện Y học thuộc Trường Đại học Tokyo, lo ngại loại virus có khả năng lây nhiễm từ lợn sang người có thể sẽ lây nhiễm trên diện rộng mà không bị phát hiện.
Trong báo cáo khoa học mới đây, nhóm nghiên cứu do ông Kawaoka đứng đầu khẳng định: “Các số liệu của chúng tôi cho thấy những con lợn có nguy cơ nhiễm bệnh trong các đợt bùng phát của dịch cúm A/H5N1 và có thể đóng vai trò như vật trung gian để virus cúm mới được phát hiện này có thể thích nghi với các động vật có vú.”
Các nhà khoa học nhấn mạnh cần phải kiểm tra những con lợn xem chúng có bị nhiễm loại virus trên hay không, cho dù chúng chưa cho thấy bất cứ triệu chứng nào.
Ông Kawaoka và các nhà khoa học Nhật Bản đã hợp tác với Trường Đại học Airlangga của Indonesia để kiểm tra các mẫu bệnh phẩm từ mũi, phân và huyết thanh của 702 con lợn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ 14 tỉnh ở Indonesia trong giai đoạn 2005-2009.
Trong số các con lợn đã được kiểm tra trong giai đoạn 2005-2007 có 7,4% bị nhiễm các loại virus cúm gia cầm. Trong số 37 mẫu virus đã được phân tích, các nhà khoa học phát hiện có một mẫu virus có khả năng tự động xâm nhập vào các tế bào mũi hoặc họng của con người.
Kết quả kiểm tra trong giai đoạn 2008-2009 cho thấy các chú lợn có dấu hiệu đã từng bị nhiễm virus trong quá khứ nhưng không có loại virus nào bị cô lập.
Theo các nhà khoa học, cúm gia cầm thông thường không lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, do lợn dễ mắc cả cúm gia cầm lẫn cúm ở người nên người ta tin rằng chủng virus mới phát hiện này đã biến đổi ở một chú lợn bị nhiễm bệnh.
Theo TTXVN
Nhiều bệnh có thể tấn công học sinh mùa tựu trường
Sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản là những bệnh được các bác sĩ cảnh báo sẽ bùng phát trong đầu năm học bởi mùa cao điểm của dịch bệnh đang đến.
Thống kê từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy, các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh hô hấp, tiêu hóa vẫn trong tình trạng diễn biến phức tạp, trong khi đó mùa tựu trường năm nay, thành phố này có gần 1,5 triệu học sinh các cấp cùng đến trường.
Bệnh viện nhi đã quá tải lại càng "ùn ứ" bệnh nhân vào những ngày cuối tháng 8.
(Ảnh: Cao Lâm). Tại buổi họp giao ban Sở Y tế ngày 1/9, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cho biết, cụ thể là sốt xuất huyết, trong nửa cuối tháng 8, mỗi tuần thành phố có đến 300 ca mới, tăng gấp đôi những tuần trước. Bệnh viện Nhi Đồng 2 có khoảng 50 trường hợp đang nằm điều trị vì bệnh này, còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ điều trị nội trú do sốt xuất huyết cũng 100 ca. Hầu hết các em đều trong độ tuổi đến trường.
Không lây lan từ người sang người, tuy nhiên theo các bác sĩ, sốt xuất huyết, diễn biến của bệnh sẽ phức tạp hơn nếu các trường học không dọn dẹp những vật chứa nước vốn là môi trường sống của lăng quăng gây bệnh.
Với đặc tính dễ lây và dễ có nguy cơ gây biến chứng thần kinh, bệnh tay chân miệng cũng được các bác sĩ quan ngại sẽ bùng phát tại các trường mầm non trong mùa tựu trường. Chứng tiêu chảy do virus cũng nằm trong mối lo bởi các em học sinh, đặc biệt là học sinh bán trú hoặc nội trú phải ăn uống, sinh hoạt tập thể.
Trước thực tế phòng khám nhi đang ồ ạt tăng ca đến khám do viêm họng, viêm tiểu phế quản và tình hình của nhiều năm qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng, số trẻ mắc bệnh khi tựu trường, nhất là các bé mầm non và tiểu học chắc chắn sẽ đông hơn.
“Một phần do mùa mưa đang đến, phần khác do các bé thay đổi lối sinh hoạt từ “ở nhà” sang “đến trường” nên dễ bị chứng biếng ăn lười uống, cộng thêm với tâm lý ngại đi học, các bé sẽ dễ mệt mỏi, sức đề kháng sẽ yếu đi”, một bác sĩ nói.
Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, để hạn chế việc học sinh không đổ bệnh mùa tựu trường, Sở đã có văn bản phối hợp cũng ngành giáo dục để thống nhất việc vệ sinh môi trường tại các trường, nhất là trường bán trú và nội trú; nhắc nhở giáo viên mầm non kiến thức phòng bệnh và phát hiện bệnh để tránh lây lan.
Riêng phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của các bé, khi có dấu hiệu bất thường như sốt kéo dài thì nên đưa đi khám để được chẩn đoán điều trị.
Theo Vnexpress
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện một loại virus cúm gia cầm H5N1 đã biến đổi trong các con lợn tại Indonesia và có khả năng lây từ lợn sang người một cách dễ dàng.
Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà virus học Yoshihiro Kawaoka của Viện Y học thuộc Trường Đại học Tokyo, lo ngại loại virus có khả năng lây nhiễm từ lợn sang người có thể sẽ lây nhiễm trên diện rộng mà không bị phát hiện.
Các nhà khoa học nhấn mạnh cần phải kiểm tra những con lợn xem chúng có bị nhiễm loại virus trên hay không, cho dù chúng chưa cho thấy bất cứ triệu chứng nào.
Ông Kawaoka và các nhà khoa học Nhật Bản đã hợp tác với Trường Đại học Airlangga của Indonesia để kiểm tra các mẫu bệnh phẩm từ mũi, phân và huyết thanh của 702 con lợn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ 14 tỉnh ở Indonesia trong giai đoạn 2005-2009.
Trong số các con lợn đã được kiểm tra trong giai đoạn 2005-2007 có 7,4% bị nhiễm các loại virus cúm gia cầm. Trong số 37 mẫu virus đã được phân tích, các nhà khoa học phát hiện có một mẫu virus có khả năng tự động xâm nhập vào các tế bào mũi hoặc họng của con người.
Kết quả kiểm tra trong giai đoạn 2008-2009 cho thấy các chú lợn có dấu hiệu đã từng bị nhiễm virus trong quá khứ nhưng không có loại virus nào bị cô lập.
Theo các nhà khoa học, cúm gia cầm thông thường không lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, do lợn dễ mắc cả cúm gia cầm lẫn cúm ở người nên người ta tin rằng chủng virus mới phát hiện này đã biến đổi ở một chú lợn bị nhiễm bệnh.
Theo TTXVN
Nhiều bệnh có thể tấn công học sinh mùa tựu trường
Sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản là những bệnh được các bác sĩ cảnh báo sẽ bùng phát trong đầu năm học bởi mùa cao điểm của dịch bệnh đang đến.
Thống kê từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy, các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh hô hấp, tiêu hóa vẫn trong tình trạng diễn biến phức tạp, trong khi đó mùa tựu trường năm nay, thành phố này có gần 1,5 triệu học sinh các cấp cùng đến trường.
Bệnh viện nhi đã quá tải lại càng "ùn ứ" bệnh nhân vào những ngày cuối tháng 8.
(Ảnh: Cao Lâm).
Không lây lan từ người sang người, tuy nhiên theo các bác sĩ, sốt xuất huyết, diễn biến của bệnh sẽ phức tạp hơn nếu các trường học không dọn dẹp những vật chứa nước vốn là môi trường sống của lăng quăng gây bệnh.
Với đặc tính dễ lây và dễ có nguy cơ gây biến chứng thần kinh, bệnh tay chân miệng cũng được các bác sĩ quan ngại sẽ bùng phát tại các trường mầm non trong mùa tựu trường. Chứng tiêu chảy do virus cũng nằm trong mối lo bởi các em học sinh, đặc biệt là học sinh bán trú hoặc nội trú phải ăn uống, sinh hoạt tập thể.
Trước thực tế phòng khám nhi đang ồ ạt tăng ca đến khám do viêm họng, viêm tiểu phế quản và tình hình của nhiều năm qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng, số trẻ mắc bệnh khi tựu trường, nhất là các bé mầm non và tiểu học chắc chắn sẽ đông hơn.
“Một phần do mùa mưa đang đến, phần khác do các bé thay đổi lối sinh hoạt từ “ở nhà” sang “đến trường” nên dễ bị chứng biếng ăn lười uống, cộng thêm với tâm lý ngại đi học, các bé sẽ dễ mệt mỏi, sức đề kháng sẽ yếu đi”, một bác sĩ nói.
Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, để hạn chế việc học sinh không đổ bệnh mùa tựu trường, Sở đã có văn bản phối hợp cũng ngành giáo dục để thống nhất việc vệ sinh môi trường tại các trường, nhất là trường bán trú và nội trú; nhắc nhở giáo viên mầm non kiến thức phòng bệnh và phát hiện bệnh để tránh lây lan.
Riêng phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của các bé, khi có dấu hiệu bất thường như sốt kéo dài thì nên đưa đi khám để được chẩn đoán điều trị.
Theo Vnexpress