Thông tin Y học mới!

00792

Moderator
Staff member
Triển vọng mới về phát triển vắcxin chống ung thư


Các nhà khoa học Mỹ và Italy vừa công bố công trình nghiên cứu khoa học về liệu pháp mới điều trị chống ung thư, trong đó nhấn mạnh về triển vọng có thể phát triển vắcxin chống căn bệnh chưa có thuốc chữa trị hiệu quả này.

avatar.aspx
Nghiên cứu trên các tế bào ung thư của người và chuột trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây độc ở thức ăn, có thể kích thích hệ miễn dịch của con người tiêu diệt tế bào ung thư.

Phát hiện này có thể giúp giới nghiên cứu tạo ra các tế bào miễn dịch tiêu diệt khối u ác tính để tiêm vào người bệnh. Các tế bào miễn dịch đặc biệt này được coi là một loại vắcxin kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.

Tiến sĩ Maria Rescigno thuộc Viện Ung thư châu Âu cho biết nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm đầu tiên trên chuột, sau đó trên tế bào ung thư và tế bào miễn dịch ở người. Liệu pháp điều trị ung thư mới này hiện đã sẵn sàng thử nghiệm trực tiếp trên người mắc bệnh ung thư.

Vi khuẩn salmonella được sử dụng an toàn không gây bệnh sẽ làm suy yếu tế bào ung thư, tạo điều kiện để hệ miễn dịch phát hiện và tiêu diệt chúng.

Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã phê chuẩn loại vắcxin Provenge được hãng dược phẩm công nghệ sinh học Dendreon của Mỹ bào chế để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Đây là loại vắcxin điều trị ung thư đầu tiên trên thế giới./.

Theo TTXVN/Vietnam+
 
Xét nghiệm tiểu đường mà không cần lấy máu

Học viện công nghệ Massachusset (MIT) vừa phát minh ra phương pháp đo lượng đường huyết nhằm giúp cho bệnh nhân kiểm tra nhanh hơn mà không gây đau đớn.

Từ trước đến nay, trong điều trị bệnh tiểu đường, các bác sỹ, kỹ sư đã thiết kế nhiều loại thiết bị y tế nhằm đo đạc chính xác hơn lượng đường trong máu của bệnh nhân. Cách phổ biến nhất hiện nay là sử dụng công cụ để chích máu bệnh nhân, tuy nhiên cách này gây ra cảm giác khó chịu, đặc biệt là với những người mắc chứng sợ tiêm hay sợ vật nhọn.

Cuối cùng, các nhà khoa học thuộc MIT đã tìm ra một cách đơn và và không gây đau: đo đường huyết bằng cách chiếu ánh sáng trên da. Phòng thí nghiệm quang phổ học (SL) của MIT đã mất hơn 10 năm để nghiên cứu phương pháp sử dụng quang phổ học Raman để đo mức độ đường.

Phương pháp mới được tiến hành: các tia sáng có bước sóng gần với tia hồng ngoại được chiếu lên phần cánh tay hoặc ngón tay của bệnh nhân. Các nhà y học còn sử dụng một máy rung phát từ kích thích các hoạt chất ở dưới da tập trung lại, từ đó có thể đo chính xác lượng đường trong máu.
raman-spectroscopy-machine.jpg
Phương pháp chiếu tia tử ngoại không gây đau đớn.
Tuy nhiên, hạn chế của kỹ thuật này là kết quả chỉ chỉ ra lượng đo trên các rãnh máu bên quanh tế bào da chứ không phải là mạch máu trong cơ thể. Để giải quyết vấn đề trên, nhóm đã phát triển một thuật toán liên quan đến sự tập trung của hai loại đường khác nhau, từ đó giúp cho thiết bị có thể suy đoán lượng đường trong mạch máu lớn từ lượng đường trên da.

Còn một hạn chế kỹ thuật khác: Ngay sau khi ăn, lượng đường huyết của bệnh nhân tăng cao. Mức chất lưu trên rãnh tăng nhanh, khiến cho việc đọc kết quả có thể sai lệch. Để giải quyết hạn chế, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp nhằm cân đối sự khác nhau giữa lượng đường huyết và đường trên da, gọi là phương pháp "Hiệu chỉnh tập trung động" (DCC).



raman-spectroscopy-machine-1.jpg
Máy quang phổ học Raman. Bằng việc thêm tỷ lệ đường khuếch tán từ máu vào da theo phương trình rộng hơn, độ chính xác có thể tăng từ 15-30 %. Kỹ thuật quang phổ Raman vẫn chưa hoàn hảo, nhưng đây thực sự là bước đột phá trong việc giải quyết vấn đề tồn đọng trong nhiều năm liên quan đến quá trình xét nghiệm.

Nhóm nghiên cứu dự định xây dựng các trạm thử với các bệnh nhân khỏe mạnh nhằm kiểm tra khả năng của phương pháp mới.

Mạnh Thắng (theo Popsci)
 
Aspirrin có khả năng phòng chống ung thư?

Một số báo cáo khoa học gần đây cho thấy: chị em phụ nữ, sau khi kết thúc điều trị ung thư vú (UTV), có uống thêm aspirin mỗi ngày thì nguy cơ tử vong vì UTV tái phát giảm đáng kể. Aspirrin cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ di căn xa đến các cơ quan khác. Thực hư như thế nào?

9e5aspirin-chua-ung-thu.bmp


Aspirin có thực sự cải thiện thời gian sống thêm cho người bệnh UTV?

Thử nghiệm lâm sàng của nhóm Nghiên cứu Sức khỏe Điều dưỡng (Nurses Health Study) đăng tải trên Tạp chí Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ khảo sát trên hơn 4.000 nữ nhân viên điều dưỡng bị UTV đã được điều trị. Một nhóm uống thêm Aspirin mỗi ngày trong 12 tháng. Nhóm chứng chỉ uống giả dược. Kết quả cho thấy: nhóm nữ điều dưỡng có uống thêm Aspirin có tỉ lệ bệnh tái phát hoặc tử vong vì UTV ít hơn nhóm chứng 43%. Nghiên cứu này chỉ mới theo dõi trong 4 năm sau khi chấm dứt điều trị UTV. Mà 90% chị em phụ nữ bị UTV ngày nay có thể sống thêm ít nhất cũng trên 5 năm nếu được phát hiện và điều trị đúng mức. Vì vậy, theo BS. Michelle D. Holmes và các cộng sự: “nghiên cứu này có ý nghĩa lớn nhưng cần được xem xét thêm”.

Aspirin có thay thế các phương thức điều trị UTV quy ước không?
Không. Aspirin có thể có tác dụng phòng ngừa UTV tái phát. Do đó, người bệnh có thể dùng thêm Aspirin sau khi kết thúc điều trị UTV (phẫu, hóa, xạ trị...) với sự hướng dẫn của bác sĩ.

Aspirin có thể ngăn ngừa UTV?
Một ít nghiên cứu cho thấy: Aspirin có thể làm giảm phần nào nguy cơ bị UTV ở phụ nữ. Khảo sát trên 3000 phụ nữ tuổi mãn kinh ở Long Island, New York, Mỹ: 50% bị UTV đã được điều trị, 50% còn lại lành mạnh. Tất cả đều được cho uống Aspirin, liều thấp mỗi ngày trong 12 tháng. Kết quả: nguy cơ UTV giảm 30% ở nhóm phụ nữ có uống Aspirin. Đặc biệt, Aspirin dường như chỉ có tác dụng ngăn ngừa UTV ở nhóm có thụ thể nội tiết dương tính estrogen (+), progesteron (+). BS Alfred I. Neuget, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Columbia, Hoa Kỳ cho rằng: Aspirin có vai trò trong việc làm giảm sự sản xuất men aromatase, từ đó ngăn chận sản sinh estrogen, nội tiết tố nữ có vai trò phát sinh và phát triển khối u UTV.

Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức chú ý: uống Aspirin liều thấp (75 - 81mg) mỗi ngày, uống thuốc sau khi ăn no trong thời gian dài vẫn có nguy cơ bị loét dạ dày, chảy máu niêm mạc ruột. Lợi ích phòng ngừa UTV về sau chưa thấy, nhưng trước mắt chị em phụ nữ gánh chịu nhiều tác hại của Aspirin. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Aspirin.

Aspirin có thể phòng ngừa các ung thư khác?
Một vài nghiên cứu trên con người cho thấy: Aspirin cũng có tác động làm cải thiện thời gian sống thêm ở người bệnh bị ung thư đại tràng (UTĐT) đã được điều trị quy ước đúng mức. Ngoài ra, Aspirin cũng có thể làm giảm nguy cơ tái phát polyp trên bệnh nhân mắc bệnh đa polyp ruột đã được mổ cắt đốt và làm giảm nguy cơ chuyển thành UTĐT.

Aspirin cũng có thể làm giảm phần nào nguy cơ UT tiền liệt tuyến, UT thực quản.

Tuy nhiên, cơ quan phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ hiện nay vẫn khuyến cáo: “mặc dù Aspirin liều thấp dùng mỗi ngày có thể có tác dụng làm giảm nguy cơ tái phát, di căn và kéo dài phần nào thời gian sống thêm cho người bệnh UTV, UTĐT sau khi đã kết thúc điều trị quy ước. Thầy thuốc và bệnh nhân cần thực sự thận trọng cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ có hại của Aspirin khi uống dài ngày và liên tục”.

BS. TRẦN CHÁNH KHƯƠNG
Nguồn tin từ: Sức khỏe và đời sống online
 
Phòng tránh ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến (UTTTL) là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong số các bệnh ung thư có thể gặp ở nam giới.

tienliettuyen.bmp

Ành minh họa

UTTTL thường là loại ung thư nhỏ, phát triển chậm. Nếu được phát hiện sớm, trước khi lan qua các cơ quan khác, căn bệnh này có thể được chữa khỏi.

Trong một vài trường hợp, căn bệnh này có thể gây ra các triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến. Rủi ro tăng lên theo tuổi tác và phần lớn các trường hợp UTTTL xuất hiện ở nam giới trên 65 tuổi. Trong các trường hợp ung thư nặng, các triệu chứng khác có thể xảy ra do đau ung thư lan sang các cơ quan khác, chẳng hạn như xương. Đôi khi, UTTTL xảy ra với nhiều thành viên trong cùng gia đình (có thể di truyền) và có chiều hướng phổ biến ở nam giới ăn nhiều chất béo.

Cần đến bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng: Tiểu đau rát xảy ra cùng sốt, ớn lạnh, nôn mửa hoặc đau lưng, đau bụng dưới; nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng mà không phải do chế độ ăn uống; đi tiểu và xuất tinh đau, chảy mủ dương vật; các triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến kéo dài hơn 2 tuần mà không bớt; đau xương trầm trọng...

Để phòng tránh bệnh này, theo các bác sĩ chuyên khoa việc duy trì chế độ ăn ít chất béo được coi là cách duy nhất để làm giảm UTTTL; tăng cường ăn rau xanh và hoa quả. Test và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Tránh tiếp xúc với các chất hóa học. Không dùng các thuốc hoocmon bừa bãi.

Đậu nành và trà giúp bảo vệ tuyến tiền liệt. Hai thực phẩm này, vốn được coi là "địch thủ" của ung thư vú ở phụ nữ, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển UTTTL ở nam giới. Hiệu quả sẽ tăng hơn nếu dùng phối hợp cả trà và đậu nành.
Hạ Lan
(Theo The Health)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top