Dê sản xuất sữa người nhờ công nghệ chuyển gen
Dê Nga sẽ cho ta sữa người. Đó là bầy dê Nga đang được nuôi nấng và nhân giống ở một nông trường trong làng Golsovo thuộc vùng Sakhovsky.
Bầy dê cho sữa người là thành quả của dự án BelRosTrans. Chúng được tạo ra do sự ghép gen người với những đoạn ADN đặc trưng, điều khiển việc sản xuất ra sữa người vào cơ thể giống dê bản địa. Chúng đã cho thế hệ nối tiếp đầu tiên để thực hiện điều kỳ diệu: vắt sữa dê ra sữa người.
Một trong những tác giả dự án là nhà di truyền học Igor Goldman cho biết: "Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ luôn có khả năng đề kháng cao với bệnh tật, còn nuôi bằng “sữa công nghiệp” thì không. Cho nên tỷ lệ tử vong của chúng cao hơn nhiều so với những đứa trẻ được mẹ cho bú mớm”.
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đã chọn dê làm “nhà cung cấp” sữa người, nói chính xác hơn là sữa chứa các chất đạm có trong sữa người. Lý do là vì loài vật này ít bị mắc bệnh và sữa của chúng có thành phần dinh dưỡng khá giống với sữa người. Hơn nữa, sữa dê không gây dị ứng với trẻ.
Trước khi “cấy” gen người cho dê, người ta đã thử nghiệm trên chuột. Sau khi đã thực hiện thành công trên 6.000 con chuột trong các phòng thí nghiệm, các nhà sinh học đã đi đến kết luận rằng khả năng cho sữa người ở chúng có thể di truyền theo cả dòng chuột đực lẫn chuột cái sau 10 thế hệ, thể hiện ở 50% thí nghiệm.
Trưởng phòng thí nghiệm ghép gen tại Viện Sinh học thuộc Viện HLKH Nga Elena Sadnikova khẳng định: “Chất đạm mà chúng tôi thu được từ sữa của những con vật chuyển gen giống một cách tuyệt đối với sữa người”.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác. Một số nhà miễn dịch học và dị ứng học Nga chưa tin vào điều này. Chẳng hạn, giám đốc Trung tâm tư vấn về dị ứng và miễn dịch thuộc Viện HLKH Nga Iuri Smolkin vẫn băn khoăn: "Sữa gia súc không thể thay thế được sữa người. Điều duy nhất có thể làm được là đưa ra được những công thức pha chế mới trên cơ sở những công thức cũ có bổ sung lactoferin”.
Hiện nay, lactoferin tách ra từ sữa dê đang được dùng để bào chế dược phẩm. Những chất đạm từ người đều có khả năng trị liệu rất rộng. Chúng có thể được dùng trong các thuốc chữa bệnh về máu và dạ dày – ruột.
Nguồn: Rian.ru
Theo VietNamNet
Anh tạo giống cừu tự rụng lông
Nền nông nghiệp Anh vừa đón nhận giống cừu Exlana đặc biệt - lông mọc dài trong mùa đông rồi tự rụng lông vào mùa xuân. Nhờ vậy, giá len làm từ lông cừu có thể giảm đi vì không mất chi phí xén lông.
Lông cừu Exlana ngắn hơn và thưa hơn loại cừu truyền thống ở Anh. Chúng bắt đầu rụng từ cổ và chân. Một con cừu bình thường cho 9 kg len nhưng cừu Exlana chỉ tạo ra 0,5kg.
Tuy nhiên, mỗi con cừu Exlana giúp nông dân Anh tiết kiệm 8 bảng chi phí lao động mỗi năm.
Trang trại Weir Park ở hạt Devon phía Tây Nam của Anh chuẩn bị bán cừu non với giá 100 bảng/con. Riêng cừu cái, giá bán là 150 bảng.
Theo Báo Đất Việt
Dê Nga sẽ cho ta sữa người. Đó là bầy dê Nga đang được nuôi nấng và nhân giống ở một nông trường trong làng Golsovo thuộc vùng Sakhovsky.
Bầy dê cho sữa người là thành quả của dự án BelRosTrans. Chúng được tạo ra do sự ghép gen người với những đoạn ADN đặc trưng, điều khiển việc sản xuất ra sữa người vào cơ thể giống dê bản địa. Chúng đã cho thế hệ nối tiếp đầu tiên để thực hiện điều kỳ diệu: vắt sữa dê ra sữa người.
Đàn dê mang gen người.
Đã hơn 5 năm qua, các nhà khoa học Nga và Belarus đã bắt tay vào nghiên cứu cách thu được sữa dê chứa lactoferin. Chất này luôn luôn có trong sữa người, có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm vi khuẩn và virus trong thời kỳ trẻ chưa thể tự tạo ra khả năng miễn dịch cho mình. Một trong những tác giả dự án là nhà di truyền học Igor Goldman cho biết: "Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ luôn có khả năng đề kháng cao với bệnh tật, còn nuôi bằng “sữa công nghiệp” thì không. Cho nên tỷ lệ tử vong của chúng cao hơn nhiều so với những đứa trẻ được mẹ cho bú mớm”.
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đã chọn dê làm “nhà cung cấp” sữa người, nói chính xác hơn là sữa chứa các chất đạm có trong sữa người. Lý do là vì loài vật này ít bị mắc bệnh và sữa của chúng có thành phần dinh dưỡng khá giống với sữa người. Hơn nữa, sữa dê không gây dị ứng với trẻ.
Trước khi “cấy” gen người cho dê, người ta đã thử nghiệm trên chuột. Sau khi đã thực hiện thành công trên 6.000 con chuột trong các phòng thí nghiệm, các nhà sinh học đã đi đến kết luận rằng khả năng cho sữa người ở chúng có thể di truyền theo cả dòng chuột đực lẫn chuột cái sau 10 thế hệ, thể hiện ở 50% thí nghiệm.
Trưởng phòng thí nghiệm ghép gen tại Viện Sinh học thuộc Viện HLKH Nga Elena Sadnikova khẳng định: “Chất đạm mà chúng tôi thu được từ sữa của những con vật chuyển gen giống một cách tuyệt đối với sữa người”.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác. Một số nhà miễn dịch học và dị ứng học Nga chưa tin vào điều này. Chẳng hạn, giám đốc Trung tâm tư vấn về dị ứng và miễn dịch thuộc Viện HLKH Nga Iuri Smolkin vẫn băn khoăn: "Sữa gia súc không thể thay thế được sữa người. Điều duy nhất có thể làm được là đưa ra được những công thức pha chế mới trên cơ sở những công thức cũ có bổ sung lactoferin”.
Hiện nay, lactoferin tách ra từ sữa dê đang được dùng để bào chế dược phẩm. Những chất đạm từ người đều có khả năng trị liệu rất rộng. Chúng có thể được dùng trong các thuốc chữa bệnh về máu và dạ dày – ruột.
Nguồn: Rian.ru
Theo VietNamNet
Anh tạo giống cừu tự rụng lông
Nền nông nghiệp Anh vừa đón nhận giống cừu Exlana đặc biệt - lông mọc dài trong mùa đông rồi tự rụng lông vào mùa xuân. Nhờ vậy, giá len làm từ lông cừu có thể giảm đi vì không mất chi phí xén lông.
Cừu tự rụng lông vào mùa xuân. Ảnh minh họa: bnps.co.uk
Khi không còn lớp lông dày, giống cừu này chống chọi với ký sinh trùng tốt hơn, cần ít thuốc thú y hơn. Lông cừu Exlana ngắn hơn và thưa hơn loại cừu truyền thống ở Anh. Chúng bắt đầu rụng từ cổ và chân. Một con cừu bình thường cho 9 kg len nhưng cừu Exlana chỉ tạo ra 0,5kg.
Tuy nhiên, mỗi con cừu Exlana giúp nông dân Anh tiết kiệm 8 bảng chi phí lao động mỗi năm.
Trang trại Weir Park ở hạt Devon phía Tây Nam của Anh chuẩn bị bán cừu non với giá 100 bảng/con. Riêng cừu cái, giá bán là 150 bảng.
Theo Báo Đất Việt