sinhvienhanoi
Senior Member
bài viết này được lấy từ: http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/723-nen-ngung-dao-tao-tien-si-
Theo một bản tin mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị ngưng đào tạo tiến sĩ 101 ngành. Những bộ môn, trường đại học, và ngành bị ngưng đào tạo tiến sĩ có thể xem trong danh sách dưới đây. Nhìn qua danh sách tôi phải ngạc nhiên là các đại học Việt Nam có khả năng đào tạo quá nhiều tiến sĩ chuyên ngành rất hẹp. Chẳng hạn như ngư loại học, hệ canh tác; hóa sinh y học; huyết học, v.v… Lại có những môn mà đọc qua có vẻ rất mù mờ như chính trị sông và bờ biển; lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý, sinh học, hóa học, v.v…
Trước đây tôi đã nhiều lần kiến nghị là nên ngừng các chương trình đào tạo tiến sĩ mà nơi đào tạo không đủ điều kiện và nhân sự. Vào tháng 2 năm nay, nhân dịp bình luận về những lem nhem đằng sau một vụ đào tạo tiến sĩ ở Đại học Bách khoa TPHCM, tôi cũng lặp lại đề nghị này. Nay thì thấy Bộ GDĐT ngừng những đào tạo một số ngành. Chắc Bộ GDĐT cũng lắng nghe đề nghị đó chứ.
Nhưng tôi nghĩ vẫn chưa đủ. Vẫn phải rà soát lại tất cả những nơi có chương trình đào tạo tiến sĩ, và tạm thời ngưng tất cả cho đến khi kết quả rà soát định hướng một cách nghiêm chỉnh. Vấn đề quan trọng nhất trong đào tạo tiến sĩ là thầy / cô hay gọi chung là “giảng viên” (bao gồm cả những những chưa có chức danh giáo sư). Để hội đủ điều kiện đào tạo tiến sĩ, theo tôi, giảng viên phải là người đáp ứng một số tiêu chuẩn tối thiểu như: (i) phải có bằng tiến sĩ; (ii) từng thực hiện thành công những công trình nghiên cứu khoa học; (iii) có thành tích công bố quốc tế, có “tên tuổi” trong chuyên ngành ở bình diện quốc tế; và (iv) có một chương trình nghiên cứu hiện hành đủ cho đào tạo tiến sĩ. Ngoài ra, nơi đào tạo phải (i) có đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào tạo; (ii) có môi trường nghiên cứu như có chương trình seminar thường xuyên; và có (iii) chính sách minh bạch để kiểm tra chất lượng đào tạo. Những điều kiện trên rất cần thiết để đảm bảo chất lượng một luận án tiến sĩ, để đảm bảo người tốt nghiệp là một nhà khoa học chuyên nghiệp (professional scientist) chứ không phải là một người làm hành chính.
Có một qui định tôi thấy không đúng mấy là phải có giảng viên có chức danh giáo sư mới được đào tạo tiến sĩ. Tôi không hiểu tại sao cần chức danh giáo sư để đào tạo tiến sĩ. Vấn đề không phải là chức danh, mà là chương trình đào tạo, và uy tín của người hướng dẫn. Ở các đại học Úc và Anh, có rất nhiều người với chức danh “senior lecturer” (giảng viên cao cấp, tương đương với chức danh associate professor bên Mĩ) đã có thể đào tạo tiến sĩ. Do đó, tôi nghĩ Việt Nam cần phải xem lại điều kiện này; tốt nhất là bỏ điều kiện đó, và thay vào đó là giảng viên phải có công bố quốc tế (chẳng hạn như ít nhất là 5 bài trên các tập san hàng đầu trong chuyên ngành). Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng, bởi vì với thành tích công bố quốc tế, người giảng viên có thể đảm bảo nghiên cứu sinh của mình cũng có khả năng công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san quốc tế. Không thể nào hướng dẫn tiến sĩ mà bản thân chưa làm nghiên cứu độc lập được.
Trong thực tế, tôi thấy ở Việt Nam rất thiếu những điều kiện vừa kể (tất nhiên, tôi chỉ thấy trong ngành y học thôi, còn mấy ngành khác thì chỉ nghe). Rất nhiều người hướng dẫn luận án tiến sĩ nhưng bản thân họ chưa bao giờ có một công trình công bố quốc tế. Rất nhiều nơi chẳng có chương trình nghiên cứu nào tầm cỡ, nhưng cũng nhận nghiên cứu sinh chỉ vì nơi đó có “giáo sư” và vài điều kiện trên giấy. Còn môi trường tri thức khoa học thì hầu như trống vắng trong các đại học VN. Có người nói không ngoa rằng đại học Việt Nam chỉ là trung học cấp 4. Người ta làm ở đại học mà cứ như là công chức “9 to 5”: sáng đến sở, trưa về ngủ một giấc, ngủ xong lại đến sở, và chiều về nhà. Chẳng có chương trình seminar hàng tuần nào cả! Có khi có hội nghị hoành tráng, thì sáng có vài trăm người đến dự, chiều về còn vài chục người! Khó có thể tưởng tượng trong môi trường học thuật như thế mà có thể đào tạo tiến sĩ. Do đó, đọc qua những luận án tiến sĩ trong nước, rất dễ nhận ra những đề tài mà trong đó nội dung hết sức nghèo nàn, thiếu chiều sâu; phương pháp còn nhiều thiếu sót; ngay cả cách trình bày cũng chưa đạt. Có thể nói thẳng rằng nhiều luận án tiến sĩ chỉ xứng đáng cấp cử nhân danh dự hay cao học ngoài này. Đó không chỉ là nhận xét của tôi, mà còn là nhận xét của nhiều đồng nghiệp quốc tế.
Lời đề nghị
Từ lâu, tôi đã đề nghị 3 điều liên quan đến việc đào tạo tiến sĩ ở trong nước, như sau:
– Thứ nhất, (hơi cực đoan một chút) nên ngưng các chương trình đào tạo tiến sĩ, rà soát lại tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học. Hiện nay, nước ta có quá nhiều trung tâm (kể cả đại học) đào tạo tiến sĩ, nhưng nhiều trung tâm trong số này không có cơ sở vật chất đầy đủ để đảm bảo những nghiên cứu có chất lượng cao. Ngoài ra, nhiều giáo sư hướng dẫn nghiên cứu cấp tiến sĩ mà bản thân họ chưa bao giờ làm nghiên cứu khoa học độc lập, chưa bao giờ có những công trình được công bố trên các tập san quốc tế, chưa nắm vững những đề tài “nóng” trong các chuyên ngành trên thế giới. Có nhiều người thậm chí chưa thông thạo phương pháp nghiên cứu khoa học. Những giáo sư như thế không nên tham gia vào chương trình đào tạo tiến sĩ.
– Thứ hai, cần ra một quy định mới về đào tạo tiến sĩ. Việc tuyển sinh phải dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể và minh bạch. Cần soạn thảo hẳn một bảng tiêu chuẩn học về vị tiến sĩ đối với từng ngành. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng là nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trước khi viết luận án.
– Thứ ba, bỏ buổi lễ bảo vệ luận án. Buổi bảo vệ luận án hiện nay ở nước ta là hình thức, không giống ai, gây tốn kém tiền bạc cho nghiên cứu sinh và có khi gây tiêu cực. Thật vô lý khi một công trình nghiên cứu 3-4 năm mà chỉ được hỏi qua loa vài ba câu, có khi chẳng dính dáng gì đến nội dung luận án!
Theo một bản tin mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị ngưng đào tạo tiến sĩ 101 ngành. Những bộ môn, trường đại học, và ngành bị ngưng đào tạo tiến sĩ có thể xem trong danh sách dưới đây. Nhìn qua danh sách tôi phải ngạc nhiên là các đại học Việt Nam có khả năng đào tạo quá nhiều tiến sĩ chuyên ngành rất hẹp. Chẳng hạn như ngư loại học, hệ canh tác; hóa sinh y học; huyết học, v.v… Lại có những môn mà đọc qua có vẻ rất mù mờ như chính trị sông và bờ biển; lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý, sinh học, hóa học, v.v…
Trước đây tôi đã nhiều lần kiến nghị là nên ngừng các chương trình đào tạo tiến sĩ mà nơi đào tạo không đủ điều kiện và nhân sự. Vào tháng 2 năm nay, nhân dịp bình luận về những lem nhem đằng sau một vụ đào tạo tiến sĩ ở Đại học Bách khoa TPHCM, tôi cũng lặp lại đề nghị này. Nay thì thấy Bộ GDĐT ngừng những đào tạo một số ngành. Chắc Bộ GDĐT cũng lắng nghe đề nghị đó chứ.
Nhưng tôi nghĩ vẫn chưa đủ. Vẫn phải rà soát lại tất cả những nơi có chương trình đào tạo tiến sĩ, và tạm thời ngưng tất cả cho đến khi kết quả rà soát định hướng một cách nghiêm chỉnh. Vấn đề quan trọng nhất trong đào tạo tiến sĩ là thầy / cô hay gọi chung là “giảng viên” (bao gồm cả những những chưa có chức danh giáo sư). Để hội đủ điều kiện đào tạo tiến sĩ, theo tôi, giảng viên phải là người đáp ứng một số tiêu chuẩn tối thiểu như: (i) phải có bằng tiến sĩ; (ii) từng thực hiện thành công những công trình nghiên cứu khoa học; (iii) có thành tích công bố quốc tế, có “tên tuổi” trong chuyên ngành ở bình diện quốc tế; và (iv) có một chương trình nghiên cứu hiện hành đủ cho đào tạo tiến sĩ. Ngoài ra, nơi đào tạo phải (i) có đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào tạo; (ii) có môi trường nghiên cứu như có chương trình seminar thường xuyên; và có (iii) chính sách minh bạch để kiểm tra chất lượng đào tạo. Những điều kiện trên rất cần thiết để đảm bảo chất lượng một luận án tiến sĩ, để đảm bảo người tốt nghiệp là một nhà khoa học chuyên nghiệp (professional scientist) chứ không phải là một người làm hành chính.
Có một qui định tôi thấy không đúng mấy là phải có giảng viên có chức danh giáo sư mới được đào tạo tiến sĩ. Tôi không hiểu tại sao cần chức danh giáo sư để đào tạo tiến sĩ. Vấn đề không phải là chức danh, mà là chương trình đào tạo, và uy tín của người hướng dẫn. Ở các đại học Úc và Anh, có rất nhiều người với chức danh “senior lecturer” (giảng viên cao cấp, tương đương với chức danh associate professor bên Mĩ) đã có thể đào tạo tiến sĩ. Do đó, tôi nghĩ Việt Nam cần phải xem lại điều kiện này; tốt nhất là bỏ điều kiện đó, và thay vào đó là giảng viên phải có công bố quốc tế (chẳng hạn như ít nhất là 5 bài trên các tập san hàng đầu trong chuyên ngành). Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng, bởi vì với thành tích công bố quốc tế, người giảng viên có thể đảm bảo nghiên cứu sinh của mình cũng có khả năng công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san quốc tế. Không thể nào hướng dẫn tiến sĩ mà bản thân chưa làm nghiên cứu độc lập được.
Trong thực tế, tôi thấy ở Việt Nam rất thiếu những điều kiện vừa kể (tất nhiên, tôi chỉ thấy trong ngành y học thôi, còn mấy ngành khác thì chỉ nghe). Rất nhiều người hướng dẫn luận án tiến sĩ nhưng bản thân họ chưa bao giờ có một công trình công bố quốc tế. Rất nhiều nơi chẳng có chương trình nghiên cứu nào tầm cỡ, nhưng cũng nhận nghiên cứu sinh chỉ vì nơi đó có “giáo sư” và vài điều kiện trên giấy. Còn môi trường tri thức khoa học thì hầu như trống vắng trong các đại học VN. Có người nói không ngoa rằng đại học Việt Nam chỉ là trung học cấp 4. Người ta làm ở đại học mà cứ như là công chức “9 to 5”: sáng đến sở, trưa về ngủ một giấc, ngủ xong lại đến sở, và chiều về nhà. Chẳng có chương trình seminar hàng tuần nào cả! Có khi có hội nghị hoành tráng, thì sáng có vài trăm người đến dự, chiều về còn vài chục người! Khó có thể tưởng tượng trong môi trường học thuật như thế mà có thể đào tạo tiến sĩ. Do đó, đọc qua những luận án tiến sĩ trong nước, rất dễ nhận ra những đề tài mà trong đó nội dung hết sức nghèo nàn, thiếu chiều sâu; phương pháp còn nhiều thiếu sót; ngay cả cách trình bày cũng chưa đạt. Có thể nói thẳng rằng nhiều luận án tiến sĩ chỉ xứng đáng cấp cử nhân danh dự hay cao học ngoài này. Đó không chỉ là nhận xét của tôi, mà còn là nhận xét của nhiều đồng nghiệp quốc tế.
Lời đề nghị
Từ lâu, tôi đã đề nghị 3 điều liên quan đến việc đào tạo tiến sĩ ở trong nước, như sau:
– Thứ nhất, (hơi cực đoan một chút) nên ngưng các chương trình đào tạo tiến sĩ, rà soát lại tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học. Hiện nay, nước ta có quá nhiều trung tâm (kể cả đại học) đào tạo tiến sĩ, nhưng nhiều trung tâm trong số này không có cơ sở vật chất đầy đủ để đảm bảo những nghiên cứu có chất lượng cao. Ngoài ra, nhiều giáo sư hướng dẫn nghiên cứu cấp tiến sĩ mà bản thân họ chưa bao giờ làm nghiên cứu khoa học độc lập, chưa bao giờ có những công trình được công bố trên các tập san quốc tế, chưa nắm vững những đề tài “nóng” trong các chuyên ngành trên thế giới. Có nhiều người thậm chí chưa thông thạo phương pháp nghiên cứu khoa học. Những giáo sư như thế không nên tham gia vào chương trình đào tạo tiến sĩ.
– Thứ hai, cần ra một quy định mới về đào tạo tiến sĩ. Việc tuyển sinh phải dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể và minh bạch. Cần soạn thảo hẳn một bảng tiêu chuẩn học về vị tiến sĩ đối với từng ngành. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng là nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trước khi viết luận án.
– Thứ ba, bỏ buổi lễ bảo vệ luận án. Buổi bảo vệ luận án hiện nay ở nước ta là hình thức, không giống ai, gây tốn kém tiền bạc cho nghiên cứu sinh và có khi gây tiêu cực. Thật vô lý khi một công trình nghiên cứu 3-4 năm mà chỉ được hỏi qua loa vài ba câu, có khi chẳng dính dáng gì đến nội dung luận án!