Thằn lằn có nguy cơ tuyệt chủng

00792

Moderator
Staff member
Khoảng 20% số loài thằn lằn trên trái đất có thể biến mất vĩnh viễn bởi tình trạng ấm lên toàn cầu, gây nguy cơ bùng phát các loại côn trùng.


Iguanas_Aruba.jpg
Những con cự đà trên đảo Aruba, Venezuela. Ảnh: worldzootoday.com.​
Rồng komodo, tắc kè, cự đà và nhiều loài thằn lằn khác sinh sống ở khắp nơi trên trái đất, trừ Nam Cực. Nhưng một nghiên cứu mới đây về số lượng thằn lằn cho thấy biến đổi khí hậu đang gây nên tác động đáng sợ đối với chúng.
Telegraph cho biết, giáo sư Barry Sinervo - một nhà sinh học tiến hóa của Đại học California, Mỹ - cùng nhiều nhà khoa học sử dụng một mô hình để dự đoán những nguy cơ mà các loài thằn lằn đã và sẽ đối mặt bởi sự gia tăng nhiệt độ của trái đất. Mô hình này từng dự đoán chính xác sự biến mất của nhiều loài thằn lằn tại Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi và Australia.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số lượng loài của thằn lằn bắt đầu giảm kể từ năm 1975 do nhiệt độ tăng. Không có bất kỳ loài thằn lằn nào tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, bởi chúng được bảo vệ trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn. Biến đổi khí hậu là thủ phạm chính", Sinervo nói.
Nhà sinh học cho rằng nếu tốc độ biến mất của thằn lằn vẫn tiếp tục như hiện nay, chúng sẽ tuyệt chủng trong tương lai không xa.
"20% thằn lằn sẽ biến mất hoàn toàn trước năm 2080 trừ khi loài người giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính", ông tuyên bố.
Đối với nhiều người thằn lằn không phải là những con vật đáng chú ý, song trên thực tế chúng có tầm quan trọng to lớn đối với các hệ sinh thái. Nếu thằn lằn biến mất, các loài côn trùng - thức ăn chính của chúng - sẽ bùng phát về số lượng. Những loài săn bắt thằn lằn như chim, rắn cũng sẽ bị đẩy vào tình cảnh nguy khốn vì thiếu thức ăn.
Theo Newscientist, giới sinh học cảnh báo 1/3 số loài động vật bò sát đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Minh Long
Theo Vnexpres
 
Những con cá kỳ dị!^_^

Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch phát hiện 38 loài cá mới trong gần 20 năm qua ở gần đảo Greenland, trong đó có nhiều loài sở hữu hình dạng khá lạ.


1.jpg
Chiều dài thân của loài cá vảy chân Chaenophryne longiceps có thể đạt tới 17 cm.
2.jpg
Đây là lần đầu tiên con người nhìn thấy những con cá mập giống như con vật này. Chúng sống ở độ sâu từ 800 tới 1.410 m.
3.jpg
Cá bóng Đại Tây Dương, một loài thuộc nhóm cá vảy chân, nhử mồi bằng một chiếc râu lớn ở giữa hai mắt.
4.jpg
Loài cá nhám góc Bồ Đào Nha đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
5.jpg
Cá đuôi chuột được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1998.
6.jpg
Linophryne bicornis, một loài thuộc nhóm cá vảy chân, có hai "cần câu" để nhử mồi.
8.jpg
Lophius piscatorius cũng là loài thuộc nhóm cá vảy chân. Tuy có hình thù xấu xí nhưng thịt của nó khá ngon. Đây là một trong những loài cá hiếm tại đảo Greenland.
9.jpg
Những con cá Chiasmodon harteli có thể nuốt những con mồi to hơn cơ thể chúng. Minh Long (Ảnh: National Geographic
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top