Đọc là một ký năng quyết định?

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Công nhận Sir Bill Gates xỏ lá thật (nhìn thấy ngày nào nó cũng hiện lên ở đấy, nhìn thấy mà bực). Nói đọc là một kỹ năng quyết định mà chẳng chỉ cho người khác cách học được kỹ năng quyết định đó gì cả. Quyết định? Quyết định cái gì? Số phận, gia đình, tri thức, tài năng, tiền bạc, ... hay là tất cả.

Dựa theo tốc độ đọc: lướt, nhanh, trung bình, chậm, rất chậm, đọc kiểu đánh vần.
Dựa theo khả năng nắm ý chính: phát hiện ý chính nhanh hay chậm, có phát hiện ra ý chính ko.
Mức độ hiểu: Thuộc lòng, nắm được cốt lõi, vận dụng được, vận dụng linh hoạt, vận dụng trong bất kỳ trường hợp nào.

Xin mời! Xin mời! Kỹ năng quyết định cơ mà ?:wink:
 
Cám ơn anh rất nhiều! Trí nhớ của anh tốt lắm :D !http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2005/03/3B9DBDD5/ ?

Em xin đính chính lại như sau: "Sir Bill Gates" xin sửa lại là "chú Bill Gates"

Có quyển đọc đến thuộc lòng rồi mà vẫn ko hiểu. Chả hiểu tại sao lại ko hiểu cái nên hiểu, cần hiểu và phải hiểu. Giải thích hộ em với.

Có lẽ tại chưa đủ trình độ để hiểu, thiếu cái nền cơ bản, thiếu cái móng thì làm sao xây nhà cho nổi.

Xin mời các thầy, các cô, các anh, các chị và các bạn giờ tập đọc bắt đầu! Booooong :D
 
thế read somebody's mind thì làm sao đọc mấy từ mấy chữ? ?:lol:
? ? ? ? ? Đúng là Việt Nam không chú trọng kỹ năng đọc sách chứ nước ngoài họ đã nghiên cứu rất kỹ các kỹ năng đọc. Các thuật ngữ như brainstorm, skimming, gist, topic sentence...là những cái ta hay gặp trong luyện đọc tiếng Anh. Tiếc là hồi xưa tôi đã không theo học mấy lớp nâng cao tốc độ đọc. Theo quảng cáo họ nói đảm bảo sau 3 buổi học sẽ tăng tốc độ đọc lên 500 chữ/phút, 6 buổi sẽ tăng lên khoảng 1000/phút.
? ? ? ? ? Tuy nhiên để hiểu một cuốn sách ta nên làm vài điều sau (theo tôi)
? ? ? ? ? - đọc tóm tắt (đi từ big picture to small details) - đừng để là người thấy cây mà chẳng thấy rừng
? ? ? ? ? - đọc thêm về thông tin cần thiết (background)
? ? ? ? ? - đọc theo câu hỏi mình đặt ra cho mình - không nhất thiết đọc từ đầu đến đuôi
? ? ? ? ? - nếu chỗ nào không hiểu khoan đọc nó đã, tìm cuốn dễ hơn giải thích để biết big picture của nó cái đã
? ? ? ? ? - cần độ tập trung cao
? ? ? ? ? - "soi kính lúp" ?8) (cái này chắc anh Dũng nhất - không có ác ý gì)
? ? ? ? ? - bàn bạc, thảo luận
? ? ? ? ? - liên hệ thực tế
? ? ? ? ? - đọc trước (preview) và đọc lại (review)
? ? ? ? ? Quan trọng nhất là khi đọc phải tập trung, hiểu rồi thì đọc vài lần lại cho nhớ (hoặc lật lui lật tới vấn đề cho đến khi mình cảm thấy "kiến thức đã thành của mình" - trích câu của thằng bạn tôi).
? ? ? ? ? ?Dù sao đi nữa đọc là một quá trình rèn luyện lâu dài. Tiếc là hồi nhỏ chả tập tành gì nên lớn rồi nó cứng rồi, khó tập lắm...thế nào cũng bị cái tật này tật nọ.
 
Tôi có cái tật là truyện, văn, thơ, ... gì cũng đọc ráo nạo; đọc sạch sẽ là khác; thế mà cả đời tui, chưa bao giờ đọc trọn vẹn 1 cuốn sách về sinh học nào cả. Chỉ lật lật vài trang, coi vài dòng rối vứt đấy. Hu hu hu. Giá mà tui chịu khó đọc hết thì hay biết mấy. Tôi nói nghiêm túc đấy.
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Theo quảng cáo họ nói đảm bảo sau 3 buổi học sẽ tăng tốc độ đọc lên 500 chữ/phút, 6 buổi sẽ tăng lên khoảng 1000/phút
Lớp dạy đọc đó ở đâu vậy? Chỉ cho em tham gia với, nhưng theo em suy đoán thì đó chỉ là hình thức với ?các loại đoạn văn không cần suy nghĩ gì nhiều lắm thôi (lại ăn ốc nói mò rồi :D). Chứ với những thứ mình đọc mà chưa có tí kiến thức nền tảng nào trong đầu mà đọc kiểu đấy thì chỉ có mà là thiên tài bẩm sinh (không phải do rèn luyện đâu nhé) mới hiểu nổi, cái gì cũng phải có một quá trình tích lũy lâu dài chứ làm gì có độp một phát (chừng vài ba tháng) mà đòi làm được ngay thì ha ha ha.

Tuy nhiên để hiểu một cuốn sách ta nên làm vài điều sau (theo tôi)
? ? ? ? ?- đọc tóm tắt (đi từ big picture to small details) - đừng để là người thấy cây mà chẳng thấy rừng
? ? ? ? ?- đọc thêm về thông tin cần thiết (background)
? ? ? ? ?- đọc theo câu hỏi mình đặt ra cho mình - không nhất thiết đọc từ đầu đến đuôi
? ? ? ? ?- nếu chỗ nào không hiểu khoan đọc nó đã, tìm cuốn dễ hơn giải thích để biết big picture của nó cái đã
? ? ? ? ?- cần độ tập trung cao
? ? ? ? ?- "soi kính lúp" ? (cái này chắc anh Dũng nhất - không có ác ý gì)
? ? ? ? ?- bàn bạc, thảo luận
? ? ? ? ?- liên hệ thực tế
? ? ? ? ?- đọc trước (preview) và đọc lại (review)
? ? ? ? ?Quan trọng nhất là khi đọc phải tập trung, hiểu rồi thì đọc vài lần lại cho nhớ

Đọc kiểu này chắc chết xỉu mất, nhưng làm gì còn cách nào khác nữa đâu. Em nghĩ rằng trước khi đọc nên đặt trước câu hỏi: Mình đọc cái đó để làm gì? Xung quanh tựa đề, lời nói đầu và mục lục của cuốn sách gợi cho mình những câu hỏi gì? Sau đó đọc quyển sách đó để trả lời các câu hỏi đấy. Nếu nảy ra thêm nhiều câu hỏi khác thì cứ việc lần theo các mạch đấy mà đi tiếp. Chỉ tội đọc kiểu này hơi lâu, nhưng nếu quen rồi thì tốc độ sẽ tăng lên kinh khủng, thậm chí nhiều quyển chỉ cần nhìn sơ qua là biết hay hay dở rồi (trừ tiểu thuyết, hay văn thơ là phải đọc từ đầu đến cuối không thì khó hiểu nó nói gì lắm, thậm chí đọc vài lần mà không hiểu nó nói gì thì cũng bình thường thôi :( )
 
Nói về kỹ năng đọc thì có nhiều, thôi thì tui cũng thú thiệt tại sao tui phải dùng kính lúp mà đọc bài. Vì tui SỢ. Thật sự là sợ lắm. Nỗi sợ hãi đến từ những bài dịch từ tài liệu nước ngoài của anh chị em sinh viên từ cấp thấp nhất đến cấp cao cao ... bên cửa sổ. Những câu văn nghe rất hàn lâm, rất academic, kiến thức hiện đại, mới mẻ, ... nói chung là đập vào trí óc người ta đây là một sản phẩm đầy trí tuệ. Thế nhưng cũng vì vẻ hào nhoáng trí tuệ ấy đã khiến bao lần tui từ trời cao rớt xuống thực thẳm. Tui tin lắm, ghi lòng tạc dạ những sản phẩm trí tuệ ấy. Để rồi khi tui có dịp nói chuyện với nhiều thầy, tui "sổ" những tinh túy ấy ra, còn đem bằng chứng ra cho thầy coi nữa chứ. Thầy nghe xong, miệng thầy chữ O mắt họ chữ I và thầy ... phân tích cho tui thấy cái ... vớ vẩn, cái ngớ ngẩn trong cái sản phẩm trí tuệ ấy. Thế là tui ... tẽn tò cũng nhiều nhiều lần. Riết rồi tui đâm ra sợ. Bất kỳ một đoạn văn academic nào tui cũng phải săm soi cho kỹ theo đúng kỹ thuật mà các  thầy đã chỉ.
 
Tôi có cái tật là truyện, văn, thơ, ... gì cũng đọc ráo nạo; đọc sạch sẽ là khác; thế mà cả đời tui, chưa bao giờ đọc trọn vẹn 1 cuốn sách về sinh học nào cả. Chỉ lật lật vài trang, coi vài dòng rối vứt đấy. Hu hu hu. Giá mà tui chịu khó đọc hết thì hay biết mấy. Tôi nói nghiêm túc đấy.

--> cái này sao mà giống em thế, nhất là mấy sách chuyên ngành, còn mấy quyển truyện hay văn thơ thì đọc hết sạch. Chả hiểu tại sao lại thế, anh có thể giải thích cho em được không?
 
Trần Hoàng Dũng said:
Bất kỳ một đoạn văn academic nào tui cũng phải săm soi cho kỹ theo đúng kỹ thuật mà các ?thầy đã chỉ.

Các thầy dạy anh như thế nào? Phần anh tự tích lũy vốn liếng ra sao, hoặc có thể tìm thấy nó ở đâu anh làm ơn chia sẻ cho mọi người một tí được không ạ? :D
 
Kỹ thuật mà thầy tui dạy chắc chắn bạn cũng từng học qua: LOGIC. Khoa học là logic; không có logic kô có khoa học.

Đó là khẩu quyết quan trọng, còn vận dụng thế nào lại là chuyện tuỳ căn cơ mỗi nguoi.

Tui chưa đủ trình độ để đúc kết. Có lẽ tùy từng trường hợp má ứng biến vậy.
 
Nghĩa là muốn học thì bây giờ em phải ngồi cầy lại logic hình thức và logic biện chứng kết hợp với khả năng suy luận logic mà em sẵn có và rèn luyện được một ít phải không ạ? Logic là môn học dạy cách suy luận mà.

Chà, bây giờ em mới thấy câu "dĩ bất biến ứng vạn biến" khó thế nào. Nói đã khó, làm được còn khó hơn. :D
 
Nếu coi logic là ?kỹ thuật suy nghĩ, lập luận là cái nội công thì có vẻ như SV VN ít để ý. Những môn như Triết, Logic, ... chính là cái căn cơ để chúng ta bước lên những bước cao cao ... bên cửa sổ. Triết học được mệnh danh là "Khoa học của mọi khoa học" mà. Nhưng do quá nhiều lý do mà ta bỏ qua cái căn bản này.

Kiến thức dù từ cấp độ phổ thông hay ... cao cao bên cửa cổ, tui nghĩ đó chỉ là ngoại công bên ngoài, múa may quay cuồng.

Ta đừng bàn về chuyện "tại ải tại ai" mà SV kô có cái nền logic và Triết đủ mạnh.

Bản thân tui ngày xưa cũng vậy, đến giờ Triết, Logic là .... ngáp. Nhưng tui có cái may mắn là tui đọc sách từ đông tay kim cổ, từ Nhi đồng đến Nhân dân :D nên kiến thức về logic và triết nó có nhưng kô bài bản. Chỉ sau này, khi lờ mờ hiểu rằng mình thiêu thiếu cái gì đó thì mới chợt nhớ tới Triết và Logic, lúc này mới đọc nó "ky kỹ" và "nhơ nhớ" nhiều hơn. Dù thế vẫn chưa bài bản.

Bản thân tui cũng chẳng dám khuyên bảo hay ép ai phải ngồi đọc Triết - Logic mà tui chỉ nói rằng "Nếu có nền tảng Triết và Logic thì sẽ hay hơn rất nhiều cho cái sự học của mình".

Nếu có điều kiện thì đọc Kim Dung SAU ĐÓ ĐỌC CÁC BÀI PHÂN TÍCH CỦA CÁC HỌC GIẢ VỀ KIM DUNG như Vũ Đức Sao Biển, Nguyễn Duy Chính, Huỳnh Ngọc Chiêm, ... sẽ thấy Triết phương Đông (Phật, Lão, ...) được Kim Dung vận dụng ra sao và các học giả giúp chúng ta "học triết Phương Đông" thế nào.
 
Ha ha ha, triết học thì trúng sở thích của em roài, em mê nó lắm, nhưng đọc cũng chỉ hiểu sơ sơ và lơ mơ thôi, chỉ có điều logic hình thức đã khó, mà logic biện chứng thì còn khó gấp ngàn lần, nó đòi hỏi không những phải nắm về phương pháp biện chứng (duy vật, nhìn sự vật trong mối quan hệ lịch sử xác định, liên hệ với lịch sử các quá trình khác, phát triển bằng cách giải quyết mâu thuẫn nội tại) mà phải có một khối lượng kiến thức khổng lồ để đặt nó trong các mối quan hệ nữa, hic, có lẽ bằng bộ óc của con người kết hợp với khả năng điều khiển siêu nhanh, bộ nhớ không giới hạn của máy tính may ra mới làm nổi. Sách viết về logic biện chứng thì: hic, em đào bới mãi mới ra một mẩu. Ai biết chỉ em với nhé!

Nói về triết học với em thì cần đọc:

Phương Tây: đọc Mác- Lênin và các tác giả kế thừa sau này.

Phương Đông thì: Kinh Dịch, kinh Phật (mười bốn điều răn, và bát chính đạo là tàm tạm roài, chứ kinh phật nhiều lắm), tứ thư, ngũ kinh (kể cả Kinh Dịch ở trên), đạo đức kinh. Đọc hiểu được tất cả chỗ này thì là lúc sắp về với tổ tiên roài :D.
 
Em thích Triết là 1 chuyện, nhưng nhớ cái cần nhớ và vận dụng cái cần vận dụng lại là chuyện khác. Giống như chuyện Kim Dung, ai mà kô thích; nhưng mấy ai hiểu rằng lột bỏ cái tính "đánh đấm" trong truyện KD thì đằng sau đó biết bao là bài học cho ta học và vận dụng vào đời sống.
 
ha ha ha, dạ đúng rồi ạ, đọc truyện Kim Dung mà chỉ chú ý đến Chưởng không đọc cái tình và phong thái, khí chất, tính cách của nhân vật qua đó hiểu thêm về thời đại, cách sống, chí khí, lý tưởng của các anh hùng, và nữ anh hùng trong đó thì vứt đi rồi còn gì, còn gì là thú vị nữa. Kim Dung nói về chưởng rất ít, chưởng chỉ là cái đinh để người đọc chiêm ngưỡng tác phẩm mà tác giả vẽ ra, gợi ra mà thôi.

Em bị bệnh hay quên cái cần nhớ cái cần vận dụng mà chỉ biết vào trường hợp nào thì làm thế ấy, không cố định một phương pháp một kiểu nào miễn là nó phù hợp, và thấy nó tốt hơn cái hiện tại là cảm thấy hơi hơi yên tâm rồi thì làm thế nào mà học được cách nhớ được bây giờ.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top