Bạn nào giúp mình số câu hỏi với?

o0cs3ndjda0o

Junior Member
1: thành tế bào của vi khuẩn gram âm và gram dương có gì khác nhau?
2: trong vi khuẩn lam có chất gì giúp nó có thể tự tổng hợp được năng lượng từ quang năng
3: tại sao ATP lại là dạng năng lượng duy nhất Sinh vật có thể sử dụng được cho các hoạt động sống của nó
 
1: thành tế bào của vi khuẩn gram âm và gram dương có gì khác nhau?
2: trong vi khuẩn lam có chất gì giúp nó có thể tự tổng hợp được năng lượng từ quang năng
3: tại sao ATP lại là dạng năng lượng duy nhất Sinh vật có thể sử dụng được cho các hoạt động sống của nó

Mình xin phép trả lời cho bạn 2 câu, câu 1 và câu 2. Câu 3 liên quan tới hóa sinh.
Câu 1 Mô tả sự khác nhau giữa vách tế bào G+ và G- :
Vách tế bào G+ : rất dày gồm một lớp peptidoglycan còn được gọi là murein chiếm 80%-90% thành phần vách tế bào.

Peptidoglycan là loại polime xốp, không tan, khá cứng và bền vững bao quanh tế bào như một mạng lưới. Cấu trúc cơ bản của peptidoglycan gồm 3 thành phần: N-acetylglucosamine (NAG), acid N-acetylmuramic (NAM) và tetrapeptide gồm cả loại L và D acid amine.

Ðể tạo thành mạng lưới cứng, tetrapeptide trên mỗi chuỗi peptidoglycan liên kết chéo với tetrapeptide trên chuỗi khác.

Bên trong lớp peptidoglycan là acid teichoic - hợp chất polymer của ribitol-phosphate và glycerol phosphate - một thành phần đặc trưng của tế bào vi khuẩn G+ vừa liên kết với peptydoglycan vừa liên kết với màng sinh chất. Phần liên kết với peptidoglycan gọi là acid lipoteichoic.
Hiện nay đã biết được nhiều kiểu peptidoglycan ở các loài khác nhau gọi là cầu trung gian.

Vách tế bào G-: có cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp. Trong cùng là một lớp peptidoglycan mỏng, cách một lớp không gian chu chất và tới lớp màng ngoài (outer membrane) là phức hợp lipidpolysaccharide gồm lipoprotein và lipopolysaccharide.

Màng ngoài có cấu trúc gần giống tế bào chất nhưng phospholipid hầu như chỉ gặp ở lớp trong, còn ở lớp ngoài là lipopolysaccharide dày khoảng 8-10 nm gồm 3 thành phần:
+ Lipid A.
+ Polysaccharide lõi.
+ Kháng nguyên O.
Màng ngoài còn có thêm các protein:
+ Protein cơ chất: porin ở vi khuẩn còn gọi là protein lỗ xuyên màng với chức năng cho phép một số loại phân tử đi qua chúng như dipeptide, disaccharide, các ion vô cơ…
+ Protein màng ngoài: chức năng vận chuyển một số phân tử riêng biệt và đưa qua màng ngoài như: nucleotide, vitamin B12,…
+ Lipoprotein: đóng vai trò liên kết lớp peptidoglycan bên trong với lớp màng ngoài.
Câu 2:
Trước đây thường nhầm lẫn là Tảo lam (Cyanophyta). Thực ra đây là những cơ thể nhân nguyên thuỷ, không liên quan gì đến tảo , ngoài khả năng quang hợp hiếu khí (quang tự dưỡng vô cơ) và dùng H2O làm chất cho điện tử trong quá trình quang hợp. Vi khuẩn lam chứa chlorophyll aphycocyanin- phycobiliprotein. Một số loài có sắc tố đỏ phycoerythrin. Chúng phối hợp với sắc tố lục tạo nên màu nâu. Nó không chứa lục lạp đâu. nhưng có chứa 2 chất trên nhé bạn. giúp nó tổng hợp được đường 6 cacbon.

tài liệu
http://vietsciences.free.fr/khaocuu/nguyenlandung/cacnhomvikhuanchuyeu2.htm
 
3: tại sao ATP lại là dạng năng lượng duy nhất Sinh vật có thể sử dụng được cho các hoạt động sống của nó

Ngoài ATP thì GTP vẫn có thể cung cấp năng lượng trong một số trường hợp, tại sao lại nói nó là dạng năng lượng duy nhất... được nhỉ? Bạn tìm thấy thông tin này ở đâu thế?
 
GTP là gì vậy bạn ? mà đâu phải ATP là duy nhất đâu, 1 số trường hợp thì ADP(diphotphat) cũng có thể cung cấp năng lượng mà.Chỉ là mức năng lượng được giải phóng ở liên kết giữa photpho thứ 2 và thứ 3 khi bị đứt gãy vượt trột hơn hẳn so với lượng năng lượng được giải phóng khi liên kết giữa photpho thứ 1 và thứ 2 bị phá hủy thui.
 
GTP là gì vậy bạn ? mà đâu phải ATP là duy nhất đâu, 1 số trường hợp thì ADP(diphotphat) cũng có thể cung cấp năng lượng mà.Chỉ là mức năng lượng được giải phóng ở liên kết giữa photpho thứ 2 và thứ 3 khi bị đứt gãy vượt trột hơn hẳn so với lượng năng lượng được giải phóng khi liên kết giữa photpho thứ 1 và thứ 2 bị phá hủy thui.
GTP = Guanine Tri Phosphate
 
Uhm, cám ơn bạn, nhưng mình chưa biết gì về cái này,bạn có thể nói kỹ hơn về GTP được không ? nếu đã có ATP và GTP(adenozin triphotphat và guanine triphotphat) thì có XTP và TTP không ?:grin:
 
Tất nhiên là có :), không đùa đâu, ví dụ như trong quá trình phiên mã thì nguyên liệu chính là ATP, GTP, XTP, TTP
 
ủa ủa? gì mà ATP,GTP,XTP,TTP là nguyên liêu trong nguyên phân hả bạn ? theo tui biết thì trong phiên mã thì nguyên liêu là Adenozine,Guanine,X,T chứ đâu phải là Adenozine Triphotphat, GTP, XTP... đâu ???? bạn có chắc về câu trả lời chủ mình không đó?:hum:
 
chắc chắn, mình là làm 1 chuyên đề phiên mã dịch mã nên có thể đảm bảo thông tin chính xác, những cái nói trong sgk chỉ là căn bản thui, nếu bạn cần biết thêm thì có thể đọc thêm sách Sinh học phân tử hoặc Sinh học Campbell cũng có nói đó :D
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top