Khi uống rượu có người mặt xanh, nhưng có người mặt đỏ?

steven19vn

Senior Member
Vì sao khi uống rượu, có người mặt tái xanh thì lại lâu bị say. còn có người mặt hóa đỏ bừng thì rất mau say?
Bạn nào biết giúp mình giải thích.
Cám ơn các bạn nhiều lắm.
 
Vì sao khi uống rượu, có người mặt tái xanh thì lại lâu bị say. còn có người mặt hóa đỏ bừng thì rất mau say?
Bạn nào biết giúp mình giải thích.
Cám ơn các bạn nhiều lắm.
Có thể ở người mặt đỏ có tình trạng giãn mao mạch, nên cồn trong máu ra khỏi mao mạch nhanh hơn, do đó tác động đến thần kinh trung ương nhanh hơn, dẫn đến nhanh bị say hơn. Ngược lại, người mặt tái xanh thì có tình trạng co mao mạch...lâu say hơn. Tuy nhiên, say rượu còn do sự "luyện tập" của mỗi người, nên vẫn có người mặt đỏ mà lâu bị say. Lúc này là do quá trình luyện tập, nên hệ thần kinh trung ương của những người này có thể chịu đựng được nồng độ cồn cao hơn lúc uống rượu lần đầu.
 
hình như việc người có tửu lượng cao hay thấp còn phụ thuộc vào cái enzim hay hoocmôn gì đấy nữa thì phải:???:
 
Vì sao khi uống rượu, có người mặt tái xanh thì lại lâu bị say. còn có người mặt hóa đỏ bừng thì rất mau say?
Bạn nào biết giúp mình giải thích.
Cám ơn các bạn nhiều lắm.

Rượu (C2H5OH) khi vào cơ thể sẽ chuyển thành andehyt (CH3CHO) sau đó thành acid (CH3COOH). Người nào có khả năng chuyển andehyt thành acid tốt thì cơ thể sẽ không bị ngộ độc, uống được nhiều và ngược lại, người nào khả năng chuyển hóa andehyt thành acid kém thì sẽ uống được ít và đỏ mặt. Khả năng chuyển hóa andehyt thành acid nhanh hay chậm là do gen quy định.
 
Rượu (C2H5OH) khi vào cơ thể sẽ chuyển thành andehyt (CH3CHO) sau đó thành acid (CH3COOH). Người nào có khả năng chuyển andehyt thành acid tốt thì cơ thể sẽ không bị ngộ độc, uống được nhiều và ngược lại, người nào khả năng chuyển hóa andehyt thành acid kém thì sẽ uống được ít và đỏ mặt. Khả năng chuyển hóa andehyt thành acid nhanh hay chậm là do gen quy định.
Lần đầu tiên được nghe thấy là cơ thể người có thể chuyển hóa được rượu, nếu được bạn có thể cho biết quá trình chuyển hóa này xảy ra ở đâu trong cơ thể, trong hay ngoài tế bào và do enzyme nào xúc tác?
 
Có thể ở người mặt đỏ có tình trạng giãn mao mạch, nên cồn trong máu ra khỏi mao mạch nhanh hơn, do đó tác động đến thần kinh trung ương nhanh hơn, dẫn đến nhanh bị say hơn. Ngược lại, người mặt tái xanh thì có tình trạng co mao mạch...lâu say hơn. Tuy nhiên, say rượu còn do sự "luyện tập" của mỗi người, nên vẫn có người mặt đỏ mà lâu bị say. Lúc này là do quá trình luyện tập, nên hệ thần kinh trung ương của những người này có thể chịu đựng được nồng độ cồn cao hơn lúc uống rượu lần đầu.
Phần giải thích của bạn Thọ nghe có phần hợp lý. Mình nghe nói còn có sự tham gia giải rượu của Gan nữa, nhưng chưa biết cơ chế thế nào.
Còn chuyện chuyển Alcol --> Aldehyd --> Acid thì chẳng biết cơ chế sao?
 
Phần giải thích của bạn Thọ nghe có phần hợp lý. Mình nghe nói còn có sự tham gia giải rượu của Gan nữa, nhưng chưa biết cơ chế thế nào.
Mình thì chỉ biết rượu gây độc cho gan, chứ chưa nghe gan giải rượu bao giờ.
 
Mình thì chỉ biết rượu gây độc cho gan, chứ chưa nghe gan giải rượu bao giờ.


- Dĩ nhiên là gan có phân giải rượu rồi. Gan là trung tâm phân giải chất độc cho cơ thể mà.
- Còn rượu gây độc cho gan là khi uống quá nhiều rượu, gan là việc không xuể (mà cái gì làm việc quá tải chả dẫn đến hỏng :mrgreen:)
=> Hỏng gan là đúng rồi
 
- Dĩ nhiên là gan có phân giải rượu rồi. Gan là trung tâm phân giải chất độc cho cơ thể mà.
Gan là trung tâm phân giải chất độc cho cơ thể, không có nghĩa là nó có thể phân giải mọi chất độc trên thế gian này. Sao bạn lại có thể nói là dĩ nhiên được?
 
Gan là trung tâm phân giải chất độc cho cơ thể, không có nghĩa là nó có thể phân giải mọi chất độc trên thế gian này. Sao bạn lại có thể nói là dĩ nhiên được?


- Nhưng mà chúng ta đang nói đến rượu mà, có phải nói đến loại chất độc ở đẩu ở đâu đâu.:mrgreen:.
- Nếu gan chất độc nào cũng phân giải được thì người uống thạch tín cũng không chết à:).
 
- Nhưng mà chúng ta đang nói đến rượu mà, có phải nói đến loại chất độc ở đẩu ở đâu đâu.:mrgreen:.
- Nếu gan chất độc nào cũng phân giải được thì người uống thạch tín cũng không chết à:).

Thế nên không thể nói là dĩ nhiên gan phân giải rượu được. Bạn có tài liệu nào nói gan phân giải rượu không? Mình thì chưa hề thấy.
 
Thế nên không thể nói là dĩ nhiên gan phân giải rượu được. Bạn có tài liệu nào nói gan phân giải rượu không? Mình thì chưa hề thấy.


- Bạn chưa hề thấy không có nghĩa là người khác chưa được thấy bạn ạ!:mrgreen:.
- Một trong những chức năng chính và quan trong của gan là khử độc và đào thải những chất độc có hại ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thế thì theo bạn, gan có phân giải rượu không?:???:
 
- Bạn chưa hề thấy không có nghĩa là người khác chưa được thấy bạn ạ!:mrgreen:.
- Một trong những chức năng chính và quan trong của gan là khử độc và đào thải những chất độc có hại ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thế thì theo bạn, gan có phân giải rượu không?:???:

Chưa hề nghe thấy, nên có thể là gan không phân giải được rượu, mà cũng có thể là mình chưa biết. Nếu bạn biết thì share cho mình với.
À, bổ sung là ngoài nước tiểu, chất độc có hại còn được thải qua đường tiêu hóa nữa.
 
...chất độc có hại còn được thải qua đường tiêu hóa nữa.


Gan thải chất độc hại qua đường tiêu hoá à? giờ mình mới biết:mrgreen:.
- Bạn mua sách sinh lí động vật và người mà đọc, trong đấy viết đầy đủ đấy. Mình cũng chỉ đọc sách thôi:).
 
Gan thải chất độc hại qua đường tiêu hoá à? giờ mình mới biết:mrgreen:.
Mình thuộc loại ngu lâu, chậm hiểu, nhưng không biết có thể hiểu là bạn cho rằng gan không thải chất độc qua đường tiêu hóa?
 
Mình thuộc loại ngu lâu, chậm hiểu, nhưng không biết có thể hiểu là bạn cho rằng gan không thải chất độc qua đường tiêu hóa?


- Có thể hiểu là mình không biết gan thải chất độc qua đường tiêu hoá.
- Theo mình biết thì tại đường tiêu hoá gan chỉ đổ vào đấy dịch mật gồm 2 thành phần chính là sắc tố mật và muối mật.
- Muối mật có vai trò trong quá trình hấp thu lipid ( tiêu hoá bỏ qua)
- Sắc tố mật có tác dụng nhuộm vàng phân ( đây là sản phẩm phân giải hemoglobin)
Mình chả thấy cái chất độc ở đâu cả?:cry:
 
- Có thể hiểu là mình không biết gan thải chất độc qua đường tiêu hoá.
- Theo mình biết thì tại đường tiêu hoá gan chỉ đổ vào đấy dịch mật gồm 2 thành phần chính là sắc tố mật và muối mật.
- Muối mật có vai trò trong quá trình hấp thu lipid ( tiêu hoá bỏ qua)
- Sắc tố mật có tác dụng nhuộm vàng phân ( đây là sản phẩm phân giải hemoglobin)
Mình chả thấy cái chất độc ở đâu cả?:cry:

hemoglobin là do hồng cầu vỡ tạo thành, nó sẽ chuyển hóa thành bilirubin. Chất này mà không được thải qua dịch mật vào đường tiêu hóa thì bị ứ lại trong cơ thể. Chất này không độc sao bạn? Nhiều trẻ sơ sinh bị vàng da tan huyết do cái chất này phải đi cấp cứu đó bạn ạ.
 
hemoglobin là do hồng cầu vỡ tạo thành, nó sẽ chuyển hóa thành bilirubin. Chất này mà không được thải qua dịch mật vào đường tiêu hóa thì bị ứ lại trong cơ thể. Chất này không độc sao bạn? Nhiều trẻ sơ sinh bị vàng da tan huyết do cái chất này phải đi cấp cứu đó bạn ạ.

Thế thì ban đầu hemoglobin không phải là chất độc khi bị gan phân giải thành chất độc rồi thải ra ngoài qua đường tiêu hoá. Nhưng mình tưởng hiện tượng vàng da là hiện tượng sinh lí chứ đâu phải bệnh lí?:cry:
 
Thế thì ban đầu hemoglobin không phải là chất độc khi bị gan phân giải thành chất độc rồi thải ra ngoài qua đường tiêu hoá. Nhưng mình tưởng hiện tượng vàng da là hiện tượng sinh lí chứ đâu phải bệnh lí?:cry:

Hb mà không bị chuyển hóa thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ, còn tệ hại hơn. Vàng da sinh lý khi còn trong giới hạn sinh lý, khi nồng độ cao trên mức sinh lý sẽ thành ra bệnh lý.
 
Hb mà không bị chuyển hóa thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ, còn tệ hại hơn. Vàng da sinh lý khi còn trong giới hạn sinh lý, khi nồng độ cao trên mức sinh lý sẽ thành ra bệnh lý.


- Hỏi thật, mình không biết nếu Hb mà không được phân giải thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?:cry:
- Vàng da chuyển từ vàng da sinh lí sang vàng da bệnh lí như thế nào?:cry:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top