(Dân trí) - “Hộp xốp không đảm bảo an toàn được chế tạo từ nguyên liệu chính là một loại nhựa nhiệt dẻo. Khi đựng thức ăn nóng, hàm lượng chất độc từ nhựa này sẽ giải phóng, ngấm vào thức ăn gây tổn hại, phá hủy gan và sinh nhiều bệnh khác”.
Kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compzit, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, cảnh báo, trước thói quen dùng hộp xốp đựng thực phẩm vô tộ vạ của người dân hiện nay.
“Xả láng” như hộp xốp
Ngay tại phố Tạ Quang Bửu, nơi tập trung rất nhiều hàng quán ăn uống để phục vụ sinh viên các trường đại học Bách Khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân… hàng quán nào cũng xếp từng chồng các hộp xốp đựng thức ăn. Do giá thành rất rẻ, chỉ từ khoảng 300 - 500 đồng/hộp nên không bị tính vào giá thức ăn.
Vậy là “Đi ăn hàng, mua một xuất cơm về cho con: hộp xốp. Gặp hàng chả xiên nướng mua về cũng hộp xốp. Đi qua hàng vịt nướng thơm tho cũng mua một con chặt sẵn, cho vào hộp xốp, đựng vào túi bóng tòng teng xách về là những hình ảnh thấy nhan nhản hàng ngày, có thể bắt gặp ở bất cứ gia đình nào, tại hàng quán nào. Bản thân những người làm y tế như chúng tôi, cũng nhiền lần bị sự tiện dụng của hộp xốp “khuất phục”, tặc lưỡi thôi thì dùng một lần, sau không lặp lại, nhưng rốt cuộc vẫn có rất nhiều lần sau đó”, chị Hoa, nhân viên y tế một Trung tâm khám bệnh cao cấp tại Hai Bà Trưng chia sẻ.
Phá hủy gan, biến đổi gene, gây ung thư
Theo Kỹ sư Cảnh, nguyên liệu chính để chế tạo hộp xốp không an toàn là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên là Polystiren phân tử thấp, do vậy nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, cũng như gây ra nhiều bệnh khác.
Chưa kể, trong quá trình sản xuất, nếu người sản xuất độn thêm các chất phế thải vào để giảm giá thành thì việc đựng đồ ăn càng mất vệ sinh, gây hại cho sức khỏe. Trên thế giới, nhiều nước cấm sử dụng loại nhựa PS này để sản xuất đồ đựng thực phẩm.
“Không chỉ không nên dùng hộp xốp đựng thức ăn, mà với các hộp nhựa giá rẻ bất ngờ, người dân cũng cần thận trọng. Vì nhựa này có thể làm từ nhựa tái chế, tùy từng loại nhựa mà gây các mức độc hại khác nhau. Vì thế, tuyệt đối không mua hàng trôi nổi, kém chất lượng và cũng không nên sử dụng hộp nhựa để đựng đồ ăn nóng, trừ loại đã được kiểm nghiệm chịu được nhiệt, dùng trong lò vi sóng…”, ông Cảnh khuyến cáo.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Đỗ Văn Kháng, trưởng phòng công nghệ polyme (Viện Hóa học), ở nhiệt độ 70-80oC là một số phụ gia trong nhựa bắt đầu hòa tan vào thực phẩm. Nếu là loại kém chất lượng, có thể chứa chất dioctin phatalat, ảnh hưởng trực tiếp tới giới tính. Theo đó, nếu bị nhiễm chất này lâu dài, chất này có thể ảnh hưởng về giới tính của trẻ em, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. Vì thế, người ta khuyến cáo chỉ nên dùng hộp nhựa đựng đồ ăn nguội, chớ dại múc cả canh, cơm đang nóng hôi hổi vào hộp nhựa, có thể sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Về vấn đề này, theo TS Lê Thị Hảo, Phó Viện trưởng kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia, Viện cũng đã có nghiên cứu về vật dụng đựng thực phẩm trên thị trường nhưng cũng chưa phát hiện ra điều gì bất thường đối với những đồ đã được công nhận về tiêu chuẩn chất lượng. Thời gian tới, Viện sẽ tiến hành nghiên cứu và khảo sát xem hộp xốp đó có chứa chất gì độc hại hay không.
Kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compzit, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, cảnh báo, trước thói quen dùng hộp xốp đựng thực phẩm vô tộ vạ của người dân hiện nay.
“Xả láng” như hộp xốp
Mỗi ngày, cơ quan chị Dung (ngõ Tạ Quang Bửu) dùng khoảng 10 hộp xốp to đựng thực phẩm vào bữa cơm trưa. Vì mọi người đều ngại đi ra ngoài ăn nên đã gọi cơm xuất để được phục vụ tận nơi. Tất tật mọi thứ, từ rau xào, cơm nóng, thức ăn nóng… đều được đựng riêng trong từng hộp. Mọi người vô tư ăn mà không hề nghĩ đến nguy cơ tiềm ẩn nào. Đến nay, nghe thông tin trong hộp xốp có chất độc, có thể gây ung thư, biến đổi gene, nhưng nhà hàng cũng chẳng thế có cách khắc phục nào, vì không thể chuyển ngần đó đồ ăn bằng những bát, hộp riêng lẻ…
100% hàng quán cơm "bụi", cơm bình dân đều sử dụng hộp xốp, đựng trực tiếp cơm nóng, thức ăn nóng vào hộp (Ảnh: Tiến Nguyên)
Ngay tại phố Tạ Quang Bửu, nơi tập trung rất nhiều hàng quán ăn uống để phục vụ sinh viên các trường đại học Bách Khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân… hàng quán nào cũng xếp từng chồng các hộp xốp đựng thức ăn. Do giá thành rất rẻ, chỉ từ khoảng 300 - 500 đồng/hộp nên không bị tính vào giá thức ăn.
Vậy là “Đi ăn hàng, mua một xuất cơm về cho con: hộp xốp. Gặp hàng chả xiên nướng mua về cũng hộp xốp. Đi qua hàng vịt nướng thơm tho cũng mua một con chặt sẵn, cho vào hộp xốp, đựng vào túi bóng tòng teng xách về là những hình ảnh thấy nhan nhản hàng ngày, có thể bắt gặp ở bất cứ gia đình nào, tại hàng quán nào. Bản thân những người làm y tế như chúng tôi, cũng nhiền lần bị sự tiện dụng của hộp xốp “khuất phục”, tặc lưỡi thôi thì dùng một lần, sau không lặp lại, nhưng rốt cuộc vẫn có rất nhiều lần sau đó”, chị Hoa, nhân viên y tế một Trung tâm khám bệnh cao cấp tại Hai Bà Trưng chia sẻ.
Phá hủy gan, biến đổi gene, gây ung thư
Theo Kỹ sư Cảnh, nguyên liệu chính để chế tạo hộp xốp không an toàn là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên là Polystiren phân tử thấp, do vậy nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, cũng như gây ra nhiều bệnh khác.
Những hộp xốp nhìn trắng trẻo, sạch sẽ nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ trong đó, một phần do thói quen đựng đồ ăn nóng vào các hộp xốp này của người dân. (Ảnh: Tiến Nguyên)
“Trong khi đó, người Việt Nam thì đồ ăn gì cũng đựng vào hộp xốp. Dễ dàng thấy ở tất cả các hàng quán cơm, đặc biệt là cơm bình dân cho sinh viên, người ta xới cơm từ nồi gang to đang nóng hôi hổi bỏ vào hộp xốp, rồi thức ăn, rau dưa vừa xào cũng cho tất tần tật vào. Nhiệt nóng chính là nguyên nhân khiến chất độc từ hộp giải phóng gây hại cho sức khỏe”, ông Cảnh nói.Chưa kể, trong quá trình sản xuất, nếu người sản xuất độn thêm các chất phế thải vào để giảm giá thành thì việc đựng đồ ăn càng mất vệ sinh, gây hại cho sức khỏe. Trên thế giới, nhiều nước cấm sử dụng loại nhựa PS này để sản xuất đồ đựng thực phẩm.
“Không chỉ không nên dùng hộp xốp đựng thức ăn, mà với các hộp nhựa giá rẻ bất ngờ, người dân cũng cần thận trọng. Vì nhựa này có thể làm từ nhựa tái chế, tùy từng loại nhựa mà gây các mức độc hại khác nhau. Vì thế, tuyệt đối không mua hàng trôi nổi, kém chất lượng và cũng không nên sử dụng hộp nhựa để đựng đồ ăn nóng, trừ loại đã được kiểm nghiệm chịu được nhiệt, dùng trong lò vi sóng…”, ông Cảnh khuyến cáo.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Đỗ Văn Kháng, trưởng phòng công nghệ polyme (Viện Hóa học), ở nhiệt độ 70-80oC là một số phụ gia trong nhựa bắt đầu hòa tan vào thực phẩm. Nếu là loại kém chất lượng, có thể chứa chất dioctin phatalat, ảnh hưởng trực tiếp tới giới tính. Theo đó, nếu bị nhiễm chất này lâu dài, chất này có thể ảnh hưởng về giới tính của trẻ em, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. Vì thế, người ta khuyến cáo chỉ nên dùng hộp nhựa đựng đồ ăn nguội, chớ dại múc cả canh, cơm đang nóng hôi hổi vào hộp nhựa, có thể sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Về vấn đề này, theo TS Lê Thị Hảo, Phó Viện trưởng kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia, Viện cũng đã có nghiên cứu về vật dụng đựng thực phẩm trên thị trường nhưng cũng chưa phát hiện ra điều gì bất thường đối với những đồ đã được công nhận về tiêu chuẩn chất lượng. Thời gian tới, Viện sẽ tiến hành nghiên cứu và khảo sát xem hộp xốp đó có chứa chất gì độc hại hay không.
Trung Quốc: Hộp dùng 1 lần có chứa độc chất gây ung thư
Thời gian tới, nếu bạn nói từ “hộp xốp” khi tới các quán ăn thì hãy nhớ cuộc sống của bạn có thể bị kết thúc bởi một căn bệnh nan y. Theo đó, chính phủ Trung Quốc cấp sử dụng hộp 1 lần làm từ chất liệu xốp.
Theo, ông Dong Jinshi, Phó chủ tịch Hiệp hội Đóng gói thức ăn quốc tế (IFPA), một nửa số sản phảm dùng 1 lần ở Trung Quốc là không an toàn, chứa quá nhiều các hóa chất có thể gây ung thư. Tình hình nghiêm trọng nhất là ở các vùng Đông Bắc và Tây Bắc Trung Quốc.
Tình hình ở những thành phố lớn là khá hơn, như ở Bắc Kinh, chỉ có khoảng 30% là không đạt tiêu chuẩn.
Ông Dong cho biết, các số liệu trên là dựa trên một dự án nghiên cứu kéo dài 9 năm do Hiệp hội thực hiện và dựa vào tài liệu từ trung tâm quản lý chất lượng hàng đầu là Tổng cục Giám sát kiểm nghiệm chất lượng và kiểm dịch Nhà nước (Trung Quốc).
Theo báo cáo của IFPA vừa tiết lộ, người Trung Quốc dùng khoảng 15 tỉ hộp thực phẩm dùng 1 lần - đa số làm từ xốp, nhựa hay giấy bột - mỗi năm. Chỉ có khoảng chưa tới 10% hộp là bột giấy, được cho an toàn hơn nhưng đắt hơn. 45% hộp dùng 1 lần là hộp xốp.
Trường hợp mới nhất về các loại hộp dùng 1 lần không an toàn mà nhóm của ông Dong phát hiện là vào ngày 3 tháng 3 năm 2010. Các nhà nghiên cứu đã tới 2 nhà hàng nổi tiếng có tuổi đời lên tới 170 năm ở Bắc Kinh và đã lấy mẫu một số loại hộp dùng 1 lần tại đây. Sau khi phân tích, kết quả cho thấy, các hộp này chứa một lượng lớn khoáng chất như bột talcum (đá tan nghiền thành bột và (thường) hoà hương thơm để bôi vào da cho mịn và khô) và ceresin (là một gốc dầu mỡ được sử dụng để giảm thời gian chữa bệnh khô da bị kích thích) mà có thể gây ung thư.
Hiện Trung Quốc đã cấm bán và sử dụng hộp dùng 1 lần làm từ chất liệu xốp vì nó có thể được làm từ nhựa phế thải. Và các chuyên gia thực phẩm cho rằng việc quản lý hộp dùng 1 lần gặp nhiều khó khăn là do có sự tham gia của ít nhất 3 cấp quản lý.
Thời gian tới, nếu bạn nói từ “hộp xốp” khi tới các quán ăn thì hãy nhớ cuộc sống của bạn có thể bị kết thúc bởi một căn bệnh nan y. Theo đó, chính phủ Trung Quốc cấp sử dụng hộp 1 lần làm từ chất liệu xốp.
Theo, ông Dong Jinshi, Phó chủ tịch Hiệp hội Đóng gói thức ăn quốc tế (IFPA), một nửa số sản phảm dùng 1 lần ở Trung Quốc là không an toàn, chứa quá nhiều các hóa chất có thể gây ung thư. Tình hình nghiêm trọng nhất là ở các vùng Đông Bắc và Tây Bắc Trung Quốc.
Tình hình ở những thành phố lớn là khá hơn, như ở Bắc Kinh, chỉ có khoảng 30% là không đạt tiêu chuẩn.
Ông Dong cho biết, các số liệu trên là dựa trên một dự án nghiên cứu kéo dài 9 năm do Hiệp hội thực hiện và dựa vào tài liệu từ trung tâm quản lý chất lượng hàng đầu là Tổng cục Giám sát kiểm nghiệm chất lượng và kiểm dịch Nhà nước (Trung Quốc).
Theo báo cáo của IFPA vừa tiết lộ, người Trung Quốc dùng khoảng 15 tỉ hộp thực phẩm dùng 1 lần - đa số làm từ xốp, nhựa hay giấy bột - mỗi năm. Chỉ có khoảng chưa tới 10% hộp là bột giấy, được cho an toàn hơn nhưng đắt hơn. 45% hộp dùng 1 lần là hộp xốp.
Trường hợp mới nhất về các loại hộp dùng 1 lần không an toàn mà nhóm của ông Dong phát hiện là vào ngày 3 tháng 3 năm 2010. Các nhà nghiên cứu đã tới 2 nhà hàng nổi tiếng có tuổi đời lên tới 170 năm ở Bắc Kinh và đã lấy mẫu một số loại hộp dùng 1 lần tại đây. Sau khi phân tích, kết quả cho thấy, các hộp này chứa một lượng lớn khoáng chất như bột talcum (đá tan nghiền thành bột và (thường) hoà hương thơm để bôi vào da cho mịn và khô) và ceresin (là một gốc dầu mỡ được sử dụng để giảm thời gian chữa bệnh khô da bị kích thích) mà có thể gây ung thư.
Hiện Trung Quốc đã cấm bán và sử dụng hộp dùng 1 lần làm từ chất liệu xốp vì nó có thể được làm từ nhựa phế thải. Và các chuyên gia thực phẩm cho rằng việc quản lý hộp dùng 1 lần gặp nhiều khó khăn là do có sự tham gia của ít nhất 3 cấp quản lý.
Nhân Hà
Ngọc Linh