Đừng coi thường độc giả

Theo tác giả thì bài báo này đã được gửi đến Tuổi Trẻ, ngay sau đó TT cho gỡ bài báo kỳ quặc quẹo này xuống. Nhưng bữa nay Thanh Niên cho đăng lên. Chắc tác giả bài này lại 1 lần nữa gửi cho TN chang. Còn ông tác giả gốc thì kô biết có đọc được bài này không nhỉ. Thiệt khổ, cái vụ bằng cấp ở Vn nó đã loạn cào cào lên rồi, giờ lại còn bát nháo hơn nữa với kiểu "hiểu biết" về bằng cấp thế giới của mấy anh chị nhà báo ngồi bàn giấy nói chuyện bên Tây.

http://www3.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/11/27/130385.tno
 
Thật ra trên thế giới đã có một vị giáo sư (thực thụ) ở tuổi 24 hay 25 gì đó. Tên anh ta là Đào Triết Thâm (Terry Tao), người Úc gốc Hoa. Năm 10 tuổi giải Đồng Toán quốc tế. 12 tuổi giải vàng Toán. 16 tuổi tốt nghiệp đại học, 23 tuổi được giải Clay (mà Ngô Bảo Châu mới nhận) và 24 hay 25 tuổi gì đó được phong giáo sư thực thụ ở UCLA.
? ? ? ? ? ? Xem tay này trở thành thần đồng mà mình nghĩ tội cho các thần đồng Việt Nam - không học hành kiến thức gì mà đi tập nhớ ba cái lá cờ với thủ đô của các nước đẩu đâu để rồi mai một đi cái khả năng thiên phú của mình. Đại khái cả 3 anh em tay này được bố mẹ phát hiện là có tư chất thần đồng nên bố mẹ họ tư vấn các nhà giáo dục & tâm lý phương pháp đào tạo cho con mình. Thay vì đi lập những kỷ lục (vào đại học tuổi nhỏ nhất hoặc tốt nghiệp đại học tuổi nhỏ nhất) thì họ chú ý hướng con cái đến các lĩnh vực khác nhau của khoa học (tự nhiên, xã hội, mỹ thuật). Thậm chí họ còn để cho con cái của mình nếm mùi thất bại (Terry Tao thi trượt kì thi chọn đội tuyển Toán quốc gia ở bang Victoria khi anh ta 9 tuổi) & chú ý phát triển kỹ năng xã hội (cho học các môn không có khiếu với trẻ cùng tuổi). Kết quả là 3 anh em đều phát triển tài năng riêng của mình. Terry Tao là giáo sư toán đại số ở đại học UCLA, ông em đi thi Toán quốc tế được giải đồng ở tuổi 14, một ông em khác là một nhà chơi nhạc xuất sắc của Úc.
? ? ? ? ?Thật ra tôi cũng nhột nhột khi thấy các anh nhà báo có một nói thành hai lắm. Đặc biệt là nó làm cho ta từ đó "take their articles with a grain of salt" :)
 
Trần Hoàng Dũng said:
Theo tác giả thì bài báo này đã được gửi đến Tuổi Trẻ, ngay sau đó TT cho gỡ bài báo kỳ quặc quẹo này xuống. Nhưng bữa nay Thanh Niên cho đăng lên. Chắc tác giả bài này lại 1 lần nữa gửi cho TN chang. Còn ông tác giả gốc thì kô biết có đọc được bài này không nhỉ. Thiệt khổ, cái vụ bằng cấp ở Vn nó đã loạn cào cào lên rồi, giờ lại còn bát nháo hơn nữa với kiểu "hiểu biết" về bằng cấp thế giới của mấy anh chị nhà báo ngồi bàn giấy nói chuyện bên Tây.

http://www3.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/11/27/130385.tno

Thế theo anh thì ai là người coi thường độc giả? Thông tin ông Hoàng Lê đưa ra không chính xác còn ông Nguyễn Đình Đăng không nhảm nhí chắc? Cuối cùng vị trí của chị Hà Dương ở Pháp nên dịch là gì?
 
Tại sao lại nói Nguyễn Đình Đăng nhảm nhí chứ? Ông Đăng đưa cứ liệu rất chính xác phân tích rạch ròi. Không có bài ông Đăng chắc khối người VN vẫn còn "ảo mộng" vì cái ... nhất của Hà Dương do Hoàng Lê tấn phong.

Chức danh của Hà Dương - ông Đăng có ?nói rồi chỉ là Giảng viên mà thôi.
 
Vâng, ông Nguyễn Đình Đăng không nhảm nhí, nhảm nhí làm sao được khi ông ấy mất công google nhiều thế ?8O .

1. Không hiểu ông Đăng và anh Dũng đã đọc công văn (hàm?) của Bộ giáo dục về việc dịch các chức danh ra tiếng Việt hay chưa. 1/4 prof. không dịch là trợ lý giáo sư cũng ứ phải giảng viên ạ. Nếu ai thích phản đối thì cứ việc, nhưng chính thức nó là như thế.

2. Đây là vấn đề dịch Pháp-Việt, vì system 2 nước khác nhau nên khi dịch có thể không có từ tương đương, nhưng lôi thêm 1 hệ thống khác (Mỹ) vào chỉ làm vấn đề thêm phức tạp. Maitre de conférence không thể dịch là giảng viên. Anh dịch ATER là giảng viên thì tôi còn chấp nhận được mặc dù cũng chẳng hẳn ?tương đương. (Giảng viên ở VN thì ngay cả cử nhân mới ra trường cũng có thể làm được). Ở Pháp, sau khi có bằng PhD, nếu chỉ làm nghiên cứu -> postdoc, nếu kiêm cả giảng dạy -> ATER. Postdoc sau này có thể trở thành CR, còn ATER sau vài năm làm việc được quyền thi lên Maitre de conf. Anh có thể hỏi giáo sư nào ở Pháp hoặc các bạn học n Pháp của anh xem kỳ thi này khó hay dễ. Những người tôi quen thì bảo rằng thi lên Maitre de conf. còn khó hơn từ vị trí này lên giáo sư (vì lúc đó chỉ việc ngồi đợi xem khi nào có chân giáo sư trống) :). ?Pháp hoàn toàn không có chức danh nào tương đương associate prof. cả (và thật ra 1/2 prof. cũng có giống PGS ở VN đâu). Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải tìm ra 1 vị trí nào trong các trường ĐH Pháp tương đương với 1/2 prof. thì đó chính là những người đang ở vị trí Maitre de conf. khá lâu và đang chờ trở thành prof.

3. Để củng cố lập luận của mình, ông Đăng đưa ra những dẫn chứng kiểu "bạn tôi 45 tuổi mới là associate prof."..., anh thấy có khoa học không? Bạn ông ta thế thì n khác cũng phải thế à, không tính chuyện ông bạn này lại còn ở Nhật...

4.Ông Đăng viết: ở Mỹ, 1/4 prof. là vị trí khởi đầu của 1 n vừa nhận bằng PhD. Anh cũng đồng ý ạ????????

Tóm lại, tôi không hoàn toàn ủng hộ chuyện dịch chức danh của chị Hà Dương là PGS, nhưng cũng không biết dịch sao cho chính xác hơn. Tuy nhiên, hạ người ta xuống làm giảng viên và làm người đọc hiểu sai lệch về vai trò của Maitre de conférences như ông Đăng còn tệ hơn. Hơn nữa, chị Hà Dương về VN cũng chỉ được xét nghiên cứu viên bậc 3, không hiểu như thế gọi là ưu đãi chăng.
 
To Thảo,

kô biết bạn có theo dõi talawas để thấy cũng có nhiều người theo dõi vụ này, cũng có tác giả ?(HOA NGUYEN) viết bài chửi ông Đăng tưng bừng biến ông thành người ít ra chỉ ra cái sai thành kẻ tội đồ về tội ... mách lẻo thấy mà ghét.

Tui cũng âm thầm theo dõi coi Thanh Niên xử lý vụ này thế nào.

kết quả: trên talawas cũng xuất hiện bênh vực ông Đăng và Thanh Niên đã cho gỡ bài ca ngợi cô Dương xuống.

Tu ikô ?dám bàn cãi trên SHVN vì tôi nhắm thấy mình sẽ kô đủ "bút lực" như talawas; còn cópy ý tưởng của talwas về để "quật" lại bạn thì kỳ quá, ai lại làm thế.

Của Ceasar thì phải trả cho Ceasar thôi, nhưng khổ nổi lúc trả lại người ta "hớt bớt 1 tý" theo đúng tinh thần Việt. Thế là có chuyện.
 
Không, hơn 1 năm rồi tôi không có thói quen đọc talawas nữa. Hôm nay mới vào xem qua mấy bài tranh luận linh tinh đó. Chính xác thế nào, theo tôi, anh nên xem bài của ông Hà Dương Tường, giáo sư toán ở Pháp, người đương nhiên hiểu rất rõ hệ thống giáo dục Pháp cũng như trường hợp chị HD.

Tôi không hiểu lắm khi đọc anh viết: "dùng ý tưởng của talawas để quật lại" vì tôi rất chắn chắn về các thông tin mình đưa ra. Nói thật, tôi không thích thái độ trong bài viết của ông Đăng. Cách ông ta viết bài là đã sẵn kết luận hay định kiến về 1 người rồi mới tìm thông tin để chứng minh kết luận đó (ngay cả khi ông ta nói qua về anh NBC). Chính vì vậy mà cách sử dụng google của ông Đăng rất "thầy bói xem voi". Nhiều ý kiến bàn tán trên talawas cũng như các nơi khác cũng khá nhảm nhí, ví dụ lôi impact factor và thứ tự tên tác giả trong các công trình đã công bố của chị HD ra để nói mà không hề có khái niệm rằng impact factor của các tạp chí toán rất thấp cũng như trong ngành này người ta sắp xếp tên tác giả theo alphabet chứ không phải đóng góp...

Nhà báo của chúng ta hiện nay, xin lỗi, nếu viết hay viết đúng (nhất là về khoa học) tôi mới ngạc nhiên, anh đừng nên để ý chuyện người ta gỡ bài báo xuống như 1 bằng chứng rằng ý kiến góp ý của ông Đăng là chính xác.
 
Các anh các chị cứ thảo luận thang bậc ở đâu đâu ý, ta dịch ra tiếng Việt thì phải nắm rõ thang bậc của ta đã. Ở Việt Nam chúng ta thì xếp thang bậc thế nào? Ông tiến sĩ khác ông tiến sĩ khoa học thế nào? Ở ta thì đăng bao nhiêu tạp chí khoa học, có bao nhiêu đóng góp khoa học thì được bổ nhiệm trợ giảng, giảng viên, phó giáo sư, giáo sư. Lúc nào làm rõ cái này rồi, thì hãy đi so sánh xem cái đấy dịch sang tiếng Việt thế nào? Chứ cứ ngồi tranh luận kiểu này đến tết cũng chả xong. ok?

Còn nếu không làm rõ được thì viết bài về cái khác đi cho bọn em còn học hỏi đừng tranh luận về mấy cái này tốn thì giờ và công sức.
 
To Minh:

Đây là nơi Thảo luận chung, mọi vấn đề đều có quyền nói chuyện miễn kô vi phạm pháp luật, nội quy SHVN.

Em muốn học hỏi thì nội dung những gì trong topic này cũng đủ nhiều thứ cho bạn học hỏi.

Người tranh luận mất thời gian chứ có năn nỉ em đọc đâu mà em bảo là người ?làm mất thời gian của em. ????


To Thảo:

"Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo". vậy nên tùy cái thương hay cái vêu vấn đề mà ta có những cảm nhận khác nhau. Tôi miễn bình tranh cãi tiếp về chuyện này.
 
Em có bảo là tốn thời gian của em đâu, em bảo là tốn thời gian của các anh chị đi tìm tòi những cái ở đâu đâu ý để rồi tranh luận một hồi tốn không biết bao nhiêu thời gian và công sức của các anh các chị thôi. Em chỉ muốn nói là trước khi tranh luận hãy thống nhất với nhau ?một số điểm ví dụ cụ thể ở đây là: thang bậc trong giới khoa học của Việt Nam như thế nào, mọi người chưa thống nhất với nhau về thang bậc của Việt Nam, có thể có người chưa biết rõ thang bậc của Việt Nam ra sao mà cứ ngồi thảo luận thì :D . Nếu thang bậc của nước Pháp hay nước Mỹ như thế ?mà ta không có bậc tương đương thì cứ để nguyên tiếng của họ lúc nào ta có bậc tương đương thì hãy dịch không thì thôi.

Cái chức danh giáo sư hay phó giáo sư chẳng liên quan gì đến thạc sỹ, hay tiến sỹ, tiến sỹ khoa học cả đó là học vị đừng kéo vào đây. Em cũng sẽ không nói gì thêm nữa.
 
cafe cuối tuần

Sao mọi người lại căng thẳng như vậy, tối hôm qua ngồi nhâm nhi cafe với vài người bạn ?:D , cũng bắt đầu từ chuyện phân biệt giữa tiến sỹ và tiến sỹ khoa học khác nhau như thế nào, tôi cũng vui miệng kể chuyện này cho bạn bè nghe. Cũng giống như trong forum này, có người bênh vực, cũng có người bất đồng. Nhưng cuối cùng thì mọi người cùng thống nhất 2 chuyện. Thứ nhất, người Việt Nam mình đó mà (nhất là giới nhà báo) cái tư tưởng "quê hương ta rừng vàng biển bạc", "đất nước ta giàu đẹp", hay "nhà ta châu báo thiếu gì"... ăn sâu lắm rồi, lúc nào cũng ráng "nâng" lên cao 1 chút (so với thực tế), và mọi người cũng biết đấy, cái ưu của điều đó cũng có, làm cho con người ta có ý chí vươn lên, thêm yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc... nhưng cái khuyết cũng không nhỏ, con người ta sẽ ỉ lại và mất đi tính trung thực... Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin, có thể nói là "ngợp" về thông tin, vậy thì hãy là "Độc giả chất lượng cao" biết phân biệt thực ảo, biết đâu đúng đâu sai, biết phân tích, suy nghĩ cái nào tốt thì phát huy còn cái nào tiêu cực thì phải bỏ đi, biết đánh giá vấn đề và tạo lập trường cho bản thân mình ?:lol: ?:lol: ?:lol: . Bài viết của ông Đăng rất hay đó chứ, nhưng cách các bạn "mổ xẻ" và "phân tích" vấn đề cũng hấp dẫn không kém. Lâu rồi không có dịp bàn chuyện như thế này, cuối tuần mà được ngồi đàm đạo như vầy, cảm giác cafe chiều thứ 7 bỗng ngọt ngào hơn.
mến.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top