Câu chuyện về các nguyên tố hóa học!

Lờicủagió

Senior Member
Truyền thuyết về thành phố Hiđrôcacbon xinh đẹp

Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hidrocacbon xinh đẹp thuộc vương quốc Hữu Cơ giàu có. Trong một gia đình nọ thuộc dòng họ Parafin quyền quý sinh được 4 người con trai, lần lượt đặt tên là Metan, Etan, Propan, Butan.

Gia đình họ đang sống rất hạnh phúc thì chẳng may bất hạnh trút xuống đầu họ: ông bố Cacbon mắc bệnh viêm phổi nặng nên qua đời. Bà mẹ Hidro vì quá đau khổ nên cũng qua đời sau đó vài tháng . Cha mẹ mất đi để lại cho 4 anh em nhà họ một gia tài kết xù: 3 căn biệt thự Buret, 2 khu resort Ly tâm, 4 chiếc xe Sinh hàn đời mới, và một khối lượng vàng khổng lồ được trữ trong ngân hàng Chuẩn độ (CD bank).

Ba người con đầu ỷ có tiền có của, quen thói tiêu xài phung phí, ăn chơi trác táng cùng với mấy đứa con gái nhà Halogen. Ngồi ăn thì núi cũng lỡ, sau những tháng ngày sa đọa, chúng trắng tay và phải sống bám vào nhà Halogen .

Còn người con út Butan, vốn là người hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ học hành, anh vừa tốt nghiệp trường Đại học Mỏ địa chất Molipđen. Hiện anh đang làm việc ở mỏ dầu Xutacom, dưới sự quản lý của ông chủ Cracking - một người keo kiệt và độc ác .

Lại nói về dòng họ Olefin, có nàng Etilen xinh đẹp, ngoan hiền . Cô hiện là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Naptalen. Một buổi chiều nọ, trên con đường Coban trải đầy lá vàng rơi, duyên số đã đưa đẩy Etilen gặp Butan và dưới bóng hoàng lan, họ đã trao nhau tiếng yêu nồng nàn . Trời đã xế chiều, hai người chia tay nhau. Trước khi ra về, Etilen hỏi Butan rằng:

“Chàng về thiếp chẳng cho về

Thiếp nắm vạt áo, thiếp đề câu thơ

Nước non luống những đợi chờ

Barisunfat bao giờ cho tan

Chàng về hỏi xóm hỏi làng

Chất nào có thể hoà tan chất này?”

Không để Etilen chờ lâu, Butan vận dụng vốn kiến thức đã học và trả lời:

“Ra về luống những bồi hồi

Ta viết đôi lời ai khỏi vẩn vơ

Nước non xin chớ đợi chờ

Barisunfat bây giờ đã tan

Ta về hỏi xóm hỏi làng

Metaphotphat hòa tan muối này

Chất nào rồi cũng phải tan

Chỉ tình yêu với thời gian vĩnh hằng”

Thế là từ đó, sau những giờ học và giờ làm, đôi bạn trẻ lúc nào cũng quấn quýt bên nhau không rời .

Nhưng sự đời éo le, mấy ai biết trước chữ “ngờ”. Thấy nàng Etilen xinh đẹp, lão Cracking rắp tâm chiếm đoạ nàng cho bằng được . Nhân cơ hội ấy, lão tìm cách vu oan giá họa cho Butan tội biển thủ công quỹ và buộc chàng vào vòng lao lý. Ấy vậy mà với tình yêu và lòng chung thuỷ của Etilen, hắn đã không chinh phục được nàng. Điên tiết, lão sai tên Oxi đến đốt nhà nàng (chuyên gia mừ ). Để thoát khỏi tên Cracking hung bạo, nàng tìm cách trốn đi nơi khác và trở thành cô lái đò trên dòng sông Etanol huyền bí (chắc tửu lượng cô nàng khá lắm đây, mới không bị say chứ nhỉ ) .

Những tưởng cuộc sống yên bình sẽ đến với cô, nhưng dường như bất hạnh cứ bám theo cô mãi. Tên chủ mỏ đồng gần đấy vốn háo sắc, mê mẩn với nhan sắc của Etilen, hắn sai tên nô tì Suoh (CuO) bắt ép nàng về. Thân cô thế cô, nàng đành phải theo hắn về làm thiếp. Để tránh tai mắt của chính quyền, hắn khai tên giả và đăng ký KT3 cho nàng với tên Axetanđehit kiều diễm . Từ đấy cuộc đời nàng chuyển sang trang mới (dường như u ám hơn) .

Lại nói về Butan tội nghiệp. Sau khi bóc 2 cuốn lịch (2 năm tù giam ), chàng trở về nhưng chẳng thấy người yêu đâu cả . Sau khi ghé thăm 3 người anh, chàng khăn gói ra đi để quên quá khứ đau buồn. Chàng đi tới thành phố công nghiệp Ankađien. Do có tiền án nên chẳng nơi nào dám nhận chàng vào làm. May thay ông Buna tốt bụng đã rủ chàng về đồn điền cao su của ông. Thấy chàng hiền lành lại chăn chỉ, ông muốn gả con gái Lưu huỳnh cho chàng nhưng chàng một mực từ chối vì trong lòng vẫn còn hình bóng Etilen . Chàng quyết định bỏ đi .

Thế nhưng, trong lúc ấy, nàng Etilen đã không còn như xưa. Nàng đã trở thành một mụ Axetandehit hoàn toàn trái ngược với bản chất ngây thơ ban đầu . Nàng ta qua lại lén lút với Mangan - bạn của chủ mỏ đồng. Hai người rắp tâm chiếm đoạt tài sản của lão chủ mỏ đồng. Dân cư trong làng biết chuyện liền đặt cho nàng biệt danh Axetic chanh chua và độc ác.

Kết thúc một chuyện tình thật buồn! Chả người nào có kết cục hạnh phúc cả .

“Sự đời nghĩ cũng nực cười

Lắm phen oan trái, lắm hồi éo le!”

Đọc xong truyện rồi, thử trả lời trong câu chuyện trên đã xảy ra bao nhiêu phản ứng hóa học?

(lưu ý, có những tình tiết "sáng tạo" ngẫu nhiên theo cảm hứng của tác giả, chứ không liên quan đến bản chất hóa học của nó)
:yeah::yeah::yeah::yeah::yeah:
 
:hum:chắc nhiều phản ứng lắm. để mình thử: ông bố cacbon và mẹ hidro:mrgreen::họ parafin và nhà haloge:nhannho::Etilen và Butan :hoanho:: Butan và lưu huỳnh :socool:: etilen và manga. hết rùi
 
Xêzi: 55Cs

Xêzi là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cs và số nguyên tử bằng 55. Nó là một kim loại kiềm mềm màu vàng ngà với điểm nóng chảy là 28 °C (83 °F), làm cho nó trở thành một trong các kim loại ở dạng lỏng tại hay gần nhiệt độ phòng, cùng với rubidi (39°C), franxi (27 °C), thủy ngân (-39 °C) và gali (30 °C). Nguyên tố này đáng chú ý nhất là trong các sử dụng trong các đồng hồ nguyên tử.
Lịch sử
Xêzi (tiếng Latinh caesius có nghĩa là "thiên thanh" hay "lam nhạt") được Robert Bunsen và Gustav Kirchhoff phát hiện nhờ quang phổ năm 1860 trong nước khoáng lấy từ Dürkheim, Đức. Việc xác định nó dựa trên các vạch màu lam nhạt trong quang phổ của nó và nó là nguyên tố đầu tiên được phát hiện nhờ phân tích quang phổ. Xêzi kim loại đã được Carl Setterberg điều chế ra năm 1882. Về mặt lịch sử, ứng dụng quan trọng nhất của xêzi là trong nghiên cứu và phát triển, chủ yếu là trong các ứng dụng hóa học và điện học.
Đặc trưng
Phổ điện từ của xêzi có hai vạch sáng trong phần xanh lam của quang phổ cùng với một vài vạch khác trong các phần màu đỏ, vàng và lục. Kim loại này có màu vàng ngà, mềm và dễ uốn. Xêzi là nguyên tố có độ âm điện, thế ion hóa và tính kiềm đứng thứ hai, chỉ sau franxi. Xêzi là kim loại ít phổ biến nhất trong số 5 kim loại kiềm không phóng xạ (Về mặt kỹ thuật thì franxi là kim loại kiềm ít phổ biến nhất, nhưng do nó có tính phóng xạ cao, với chỉ khoảng 550 gam trong toàn bộ lớp vỏ Trái Đất tại một thời điểm[1], nên độ phổ biến của nó có thể coi là bằng 0 trong thực tế).
Cùng với gali, franxi và thủy ngân, xêzi là một trong số các kim loại ở dạng lỏng trong điều kiện/hay gần nhiệt độ phòng. Xêzi phản ứng mãnh liệt trong nước lạnh và cũng phản ứng với nước đá ở nhiệt độ trên -116°C (157K).
Hiđrôxít xêzi (CsOH) là một bazơ cực mạnh và sẽ nhanh chóng ăn mòn bề mặt của thủy tinh. CsOH thông thường được coi là "bazơ mạnh nhất" (sau FrOH), nhưng trên thực tế thì nhiều hợp chất khác, như n-butyl liti (C4H9Li) hay amit natri (NaNH2) là các bazơ mạnh hơn.
Người ta cũng cho rằng xêzi, khi phản ứng với flo, sẽ chiếm nhiều flo hơn lượng pháp hóa của nó [cần chú thích]. Điều này là có thể, do sau khi muối Cs+F− được tạo ra thì ion Cs+, với cấu trúc điện tử tương tự như của nguyên tố xenon, có thể, tương tự như xenon, bị ôxi hóa tiếp bởi flo để tạo thành florua bậc cao hơn (ở dạng dấu vết), như CsF3, tương tự như XeF2.
Ứng dụng
Có lẽ ứng dụng phổ biến nhất của xêzi hiện nay là trong các chất lỏng khoan dựa trên format xêzi (Cs(HCOO)) trong công nghiệp khai thác dầu mỏ. Tỷ trọng cao của format xêzi (tới 2,3 sg), cùng với relative benignity of Cs133, làm giảm các yêu cầu đối với các chất rắn huyền phù tỷ trọng cao và có độc trong chất lỏng khoan, làm cho nó có một số ưu thế đáng kể về mặt công nghệ, môi trường và công trình [2], [3].
Xêzi cũng đáng chú ý vì các sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm. Kể từ năm 1967, đơn vị đo lường thời gian của Hệ đo lường quốc tế (SI), giây, là dựa trên các thuộc tính của nguyên tử xêzi. SI định nghĩa giây bằng 9.192.631.770 chu kỳ bức xạ, tương ứng với sự chuyển trạng thái của hai mức năng lượng spin điện tử trong trạng thái tĩnh của nguyên tử Cs133.
• Cs134 được sử dụng trong thủy học như là phép đo lượng phát ra của xêzi bởi công nghiệp năng lượng nguyên tử. Đồng vị này được sử dụng là do mặc dù nó ít thịnh hành hơn Cs133 hay Cs137, nhưng Cs134 có thể được sinh ra bằng các phản ứng hạt nhân. Cs135 cũng đã được sử dụng vì mục đích này.
• Giống như các nguyên tố nhóm 1 khác, xêzi có ái lực lớn với ôxy và vì thế được sử dụng như là "chất thu khí" trong các ống chân không.
• Kim loại này cũng được sử dụng trong các tế bào quang điện do khả năng bức xạ điện tử cao của nó.
• Xêzi cũng được sử dụng như là chất xúc tác trong quá trình hiđrô hóa của một vài hợp chất hữu cơ.
• Các đồng vị phóng xạ của xêzi được sử dụng trong lĩnh vực y học để điều trị một vài dạng ung thư.
• Florua xêzi được sử dụng rộng rãi trong hóa hữu cơ như là một bazơ và là nguồn của các ion florua khan.
• Hơi xêzi được sử dụng trong nhiều loại từ kế phổ biến.
• Do có tỷ trọng cao, dung dịch clorua xêzi nói chung hay được sử dụng trong sinh học phân tử để siêu ly tâm gradient tỷ trọng, chủ yếu để tách các phần tử virus, các cơ quan tử hay các phần cận tế bào, cũng như các axít nucleic từ các mẫu sinh học.
• Nitrat xêzi được sử dụng như là chất ôxi hóa để đốt silic trong hồng ngoại[4] như LUU-19[5], do nó bức xạ phần lớn phổ điện từ của nó trong phổ cận hồng ngoại.
• Gần đây, kim loại này được sử dụng trong các hệ thống động cơ đẩy ion[cần chú thích].
• Cs137 là đồng vị phóng xạ, sử dụng như là nguồn bức xạ gamma trong các ứng dụng công nghiệp, như:
o Đo mật độ hơi ẩm
o Đo độ thăng bằng
o Đo độ dày
o Các thiết bị trong giếng khoan (được sử dụng để đo độ dày của các tầng đá)

Trạng thái tự nhiên

Polluxit, một khoáng vật của xêzi
Xêzi có mặt trong các khoáng vật như lepidolit, polluxit (silicat nhôm và xêzi ngậm nước) cũng như trong một vài nguồn khác. Một trong các nguồn giàu và đáng kể nhất có chứa kim loại này là tại khu vực hồ Bernic ở Manitoba. Các trầm tích tại đây ước tính chứa khoảng 300.000 tấn polluxit với hàm lượng xêzi khoảng 20%.
Nó có thể cô lập nhờ điện phân xyanua xêzi nóng chảy và bằng một vài cách khác nữa. Xêzi cực kỳ tinh khiết và không chứa khí có thể được điều chế bằng phân hủy nhiệt đối với azua xêzi. Các hợp chất chính của xêzi là clorua xêzi và nitrat xêzi. Giá của xêzi kim loại vào năm 1997 là khoảng 30 USD một gam, nhưng các hợp chất của nó thì rẻ hơn.
Đồng vịXêzi có ít nhất 39 đồng vị đã biết, là nhiều hơn bất kỳ một nguyên tố nào (ngoại trừ franxi). Nguyên tử lượng của các đồng vị này nằm trong khoảng từ 112 tới 151. Mặc dù có nhiều đồng vị như vậy, song xêzi chỉ có 1 đồng vị ổn định trong tự nhiên là Cs133. Phần lớn các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã từ vài ngày tới chỉ vài phần của giây. Đồng vị do phóng xạ tạo ra, Cs137 đã từng được sử dụng trong các nghiên cứu thủy học, tương tự như việc sử dụng của H3. Cs137 được sản sinh từ các vụ nổ hạt nhân cũng như từ các nhà máy điện nguyên tử và đáng chú ý nhất là được giải phóng vào khí quyển từ thảm họa Chernobyl năm 1986.
Điều này là do đồng vị Cs137 là một trong nhiều sản phẩm của phân rã hạt nhân, trực tiếp từ hạt nhân của urani.
Bắt đầu từ năm 1945, với sự khởi đầu của việc thử nghiệm hạt nhân, Cs137 đã được giải phóng vào khí quyển Trái Đất, tại đây nó được hấp thụ vào dung dịch và được quay trở lại bề mặt Trái Đất dưới dạng thành phần của bụi phóng xạ. Khi Cs137 xâm nhập vào nước ngầm, nó tích lũy lại trong đất bề mặt và bị di dời khỏi đất chủ yếu bởi sự vận chuyển của các hạt đất. Kết quả là, người ta có thể sử dụng các số liệu về hàm lượng của đồng vị này trong đất để xác định tuổi của nó. Cs137 có chu kỳ bán rã 30,17 năm. Nó bị phân rã thành bari-137m (sản phẩm phân rã tồn tại ngắn) sau đó tạo thành bari không phóng xạ.
Cảnh báo
Tất cả các kim loại kiềm đều có độ hoạt động hóa học cao. Xêzi, một trong các kim loại kiềm nặng nhất, là một trong số các kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất và gây nổ mạnh khi tiếp xúc với nước, do khí hiđrô được giải phóng ra từ phản ứng bị nung nóng bởi nhiệt giải phóng ra từ chính phản ứng này, gây ra đánh lửa và gây nổ mạnh (như các kim loại kiềm khác) – nhưng do xêzi là quá hoạt hóa nên phản ứng nổ này diễn ra ngay cả với nước lạnh hay nước đá. Hiđrôxít xêzi là một bazơ cực mạnh, có khả năng ăn mòn thủy tinh.
Các hợp chất của xêzi là tương đối hiếm, nhưng nói chung chúng nên được coi là tương đối độc hại do sự tương tự về mặt hóa học của chúng với kali. Một lượng lớn có thể gây ra kích thích quá mức hay co giật, nhưng những lượng lớn như vậy không thể có được một cách thông thường trong các nguồn tự nhiên, vì thế xêzi không bị coi là chất hóa học chính gây ô nhiễm môi trường. Trong thử nghiệm trên chuột được nuôi bằng khẩu phần ăn chứa xêzi thay vì kali thì chúng đều bị chết, vì thế nguyên tố này không thể thay thế cho kali về mặt chức năng sinh học.
Các đồng vị Cs134 và Cs137 (có trong sinh quyển ở mức một lượng rất nhỏ do rò rỉ phóng xạ) là gánh nặng phóng xạ, phụ thuộc vào vị trí của từng khu vực. Xêzi phóng xạ không tích lũy trong cơ thể như nhiều sản phẩm từ phân rã hạt nhân khác (chẳng hạn như iốt phóng xạ hay stronti phóng xạ).
 
Bari 56Ba

Bari (tên Latinh: Barium) là nguyên tố hoá học ký hiệu Ba, số thứ tự 56 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại kiềm thổ có tính độc. Bari là một chất rắn, màu trắng bạc, và nóng chảy ở nhiệt độ rất cao. Ôxít của nó được gọi là baryta và được tìm thấy chủ yếu trong quặng barít, nhưng bari chưa bao giờ được tìm thấy ở dạng tinh khiết do bị ôxi hóa trong không khí. Các hợp chất của kim loại này được sử dụng với số lượng nhỏ trong sơn và trong sản xuất thủy tinh
Thuộc tính
Bari là kim loại có tính chất hóa học tương tự canxi. Ở dạng tinh khiết, nó có màu trắng bạc như chì. Kim loại này bị ôxi hóa rất dễ dàng trong không khí và phản ứng mãnh liệt với nước hoặc cồn. Một số hợp chất của nguyên tố này có trọng lượng riêng lớn, chẳng hạn như BaSO4 (bari sulfat), hay còn gọi là khoáng spat.
Ứng dụng
Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang.
• Được sử dụng để làm chất thu khí trong các ống chân không.
• Hợp chất bari sulfat có màu trắng và được sử dụng trong sản xuất sơn, trong chẩn đoán bằng tia X, và trong sản xuất thủy tinh.
• Barít được sử dụng rộng rãi để làm chất độn trong hoạt động khoan tìm giếng dầu và trong sản xuất cao su.
• Bari cacbonat được dùng làm bả chuột và có thể được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và gạch.
• Bari nitrat và bari clorua được sử dụng để tạo màu xanh lá cây trong sản xuất pháo hoa.
• Bari sulfua không tinh khiết phát lân quang sau khi đặt dưới ánh sáng.
• Các muối của bari, đặc biệt là bari sulfat, có khi cũng được sử dụng để uống hoặc bơm vào ruột bệnh nhân, để làm tăng độ tương phản của những tấm phim X quang trong việc chẩn đoán hệ tiêu hóa.
• Lithopone (một chất nhuộm chứa bari sulfat và kẽm sulfua) có khả năng bao phủ tốt và không bị thẫm màu khi tiếp xúc với những muối sunfua.
• Bari perôxít được sử dùng làm chất xúc tác để bắt đầu một phản ứng tỏa nhiệt nhôm khi hàn các thanh ray lại với nhau.
Lịch sửBari (Barium) theo tiếng Hy-Lạp nghĩa là "nặng", được Carl Scheele nhận biết lần đầu tiên vào năm 1774, và được Humphry Davy cô lập vào năm 1808 tại Anh. Bari ôxít ban đầu được Guyton de Morveau gọi là barote. Sau này, nó được Antoine Lavoisier đổi tên thành baryta, và không lâu sau đó được gọi là "barium" để thể hiện tính kim loại của nó.
Sự phổ biến, điều chếBởi vì bari bị ôxi hóa nhanh chóng trong không khí nên khó thu được kim loại này ở dạng tinh khiết. Nó chủ yếu được tìm thấy và được cô lập từ quặng barít (muối bari sulfat kết tinh).Bari được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân nóng chảy bari clorua (BaCl2). Phương trình điện phân như sau:
(ở catốt) Ba2+* + 2e- → Ba (ở anốt) Cl-* → ½Cl2 (khí) + e-
Hợp chất
Những hợp chất quan trọng nhất là bari perôxít, bari clorua, bari sulfat, bari cacbonat, bari nitrat, và bari clorat.
Đồng vịDạng tự nhiên của bari là một hỗn hợp của 7 đồng vị bền. Hiện có 22 đồng vị của bari được phát hiện, nhưng hầu hết những đồng vị này có độ phóng xạ cao và bán rã trong vòng vài mili giây đến vài phút. Chỉ có ngoại lệ duy nhất là đồng vị Ba133 có chu kỳ bán rã 10,51 năm.
Cảnh báo
Tất cả hợp chất có thể hòa tan của bari với nước hoặc axít đều vô cùng độc hại. Bari sulfat có thể dùng trong y khoa chỉ bởi vì nó không tan và được bộ máy tiêu hóa thải ra hoàn toàn. Không như những kim loại nặng khác, bari không gây ra hiện tượng tích tụ sinh học. [1]
Vì sự ôxi hóa bari diễn ra rất dễ dàng nên nó phải được bảo quản trong dầu mỏ hay dầu lửa hoặc bất kì chất lỏng không có ôxy nào, để có thể ngăn cách sự tiếp xúc với không khí.

 
Vài chuyện tức cười tại lễ kỉ niệm nguyên tố flo


Năm 1986, tại Paris, các nhà hóa họ của nhiều nước đã họp nhau lại để kỉ niệm 100 năm ngày Henri Moissan (1852 – 1907), nhà hóa học Pháp khám phá ra khí flo tự do. Tại buổi lễ đã có nhiều người phát biểu, nhiều báo cáo khoa học được trình bày và thậm chí đã phát hành loại tem kỉ niệm.
Và cũng trong buổi lễ kỉ niệm đó đã diễn ra những chuyện tức cười. Nhà họa sĩ phác thảo mẫu tem đã quyết định trình bày trên con tem phát minh của Moissan. Thế nhưng trên con tem, họa sĩ đã trình bày không phải là phương trình phản ứng phân hủy điện hóa flohidric tinh khiết để tạo khí flo tự do do Moissan tìm ra mà là phương trình của phản ứng ngược lại với nó. Hóa ra là người ta đã kỉ niệm nhà hóa học xuất chúng người Pháp đã phát minh ra sự tương tác giữa flo và hidro.
M.Gutlitski, báo cáo viên người Mỹ, đã gây ra một chuyện tức cười khác. Ông đã chứng minh rằng khí flo được tìm thấy không phải vào năm 1886 mà là vào năm 1881. Người phát minh ra nó không phải là Moissan mà là Bohuslay Brauner, nhà hóa học Tiệp Khắc. Brauner đã xác định được rằng khi đốt nóng CeF4 (do ông tìm ra dưới dạng đihiđrat) sẽ tạo ra hơi nước, HF và một chất khí khác có mùi hăng…
Theo M.Gutlitski, cùng với một số thí nghiệm khác. Brauner đã chứng minh được rằng hỗn hợp khí đó có bao hàm khí flo tự do, sau khi công bố các kết quả thí nghiệm của mình trên các tạp chí hóa học có uy tín nhất. Quả thật, Brauner cũng có dè dặt khi tuyên bố rằng mình đã phát minh nguyên tố thứ 9. Báo cáo viên đã đưa ra một câu hỏi: Phải chăng đó là cơ sở để phủ nhận quyền ưu tiên của Brauner.
Không nên nghĩ rằng sau bản báo cáo đó, những người tổ chức buổi lễ đã nản chí và tuyên bố giải tán hội nghị. Ở phòng bên, cạnh phòng họp có bán một tuyển tập “Kỉ niệm 100 năm đầu tiên ngày tìm ra khí flo”. Trong tuyển tập đã nói rõ: Sự thận trọng của Brauner là đúng. Sau ông, nhiều người đã lặp lại thí nghiệm trên nhưng không ai tìm ra được khí flo tự do trong hỗn hợp được tạo nên.
 
Một chuyện tình – cảm động nhưng…

Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemolobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta?

Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng… sắt nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kỳ lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.

Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi… nó chưa được làm xong thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới… 3g!

Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động.
 
Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemolobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta?

Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng… sắt nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kỳ lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.

Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi… nó chưa được làm xong thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới… 3g!

Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động.
thật là hay và đầy ý nghĩa, câu chuyện này ở đâu ra vậy b???
 
Theo em có những phản ứng này:
Metan, Etan, Propan+ halogen
BaSO4 +CH3PO4
Phản ứng cracking butan
Etilen+ O2 -> Etanol
Etanol + CuO -> anđêhit
Axetanđêhit + Mangan
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,652
Messages
71,551
Members
56,891
Latest member
rfyhgsrysy
Back
Top