Chiều dài của ADN khi tháo xoắn là bao nhiêu?

Thành viên cũ

Senior Member
Trong cấu trúc của ADN tồn tại trong nhiễm sắt thể thì chiều dài của nó ta tính được là bao nhiêu, còn khi tháo xoắn thì chiều dài của nó là bao nhiêu? Các bạn thử suy nghĩ về vấn đề này thử xem sao. Tôi cũng đang muốn tính về nó để mà làm một mô hình về ADN để dạy. Khi lần sao tham gia diễn đàn tôi sẽ cho các bạn biết về cách tính của tôi.
 
chiều dài ADN phụ thuộc vào số nu, cho theo công thức
LADN =số nu chia 2 nhân 3,4 (đơn vị là amtrong)
mà số nu lại phụ thuộc vào từng loài! hiếm có loài nào mà có số nu = nhau!

glass nghĩ đây là điều cơ bản mà??
còn chiều dài trong nhân khi chưa tháo xoắn thì hình như chưa ai nói glass nghe cả, nó cũng phụ thuộc vào số nu đấy! nhưng glass chưa được học công thức tính. mà chi cho cực vậy? cứ cho nó là "không đáng kể" ^^ khỏe
 
sự trở lại của hunter

theo hunter thi hình như là glass o đọc kĩ câu hỏi của thầy Nam nhỉ. ý của thấy Nam là muốn nói đến chiều dài của DNA khi tháo xoắn đó, khi tháo xoắn thì chiều dài của đoạn DNa có thể lên đến vài mét đó các bạn ah( cái này đọc trên báo). Nếu bạn nào tìm được công thức tính chiều dài DNA lúc o xoắn thì đua7 lên đây cho bạn bè cùng tham khảo nha
Glass: nó rất là đáng kể đó^^
 
Em cũng đang băn khoăn về vấn đề này !
Khi em hỏi cô giáo dạy Sinh tại trường nhưng vẫn chưa có câu trả lời !
Nếu ai biết thì cứ tự nhiên cho mọi người cùng tham khảo và học tập !
 
glass nói chính xác, chỉ cần biết số nu là tính được (được biết là khoảng 3,2 tỉ cặp thì phải, ko nhớ chính xác lắm). Nhưng mà tính để làm gì nhỉ? Nó có kéo dài đến như thế trong thực tế đâu, dài như vậy làm gì có cấu trúc nào chịu nổi, và có muốn kéo thẳng ra nó cũng đứt. Chỉ một số đoạn, hoặc từng phần của DNA được giãn xoắn để thực hiện chức năng thôi.

Gửi thaynam: bạn làm mô hình thì cần gì làm hết, một phần là đủ rồi, ?để hình dung thôi mà, có phải cấu trúc của nó lúc nào cũng là 20 Ao đâu (dạng B), nó có thể vặn vẹo đi một tí chứ tuy cục bộ thôi, về cơ bản khoảng cách vẫn là như vậy.
 
chiều dài ADN phụ thuộc vào số nu, cho theo công thức
LADN =số nu chia 2 nhân 3,4 (đơn vị là amtrong)
mà số nu lại phụ thuộc vào từng loài! hiếm có loài nào mà có số nu = nhau!

glass nghĩ đây là điều cơ bản mà??
Bạn ơi , 3.4 A là chiều cao của cặp Nu tính trên trục xoắn mà ! ( 34 A là chiều cao của 1 vòng xoắn )
Làm sao tính chiều dài của DNA khi duỗi ra được ?
 
thaynam said:
Trong cấu trúc của ADN tồn tại trong nhiễm sắt thể thì chiều dài của nó ta tính được là bao nhiêu, còn khi tháo xoắn thì chiều dài của nó là bao nhiêu? Các bạn thử suy nghĩ về vấn đề này thử xem sao. Tôi cũng đang muốn tính về nó để mà làm một mô hình về ADN để dạy. Khi lần sao tham gia diễn đàn tôi sẽ cho các bạn biết về cách tính của tôi.

có phải bạn hỏi về tháo xoắn của DNA trong cấu trúc NST. Theo lý thuyết, khi sợi DNA tháo xoắn toàn phần thì nó sẽ như là 1 phân tử DNA mạch kép xoắn B. Và nó tính như công thức mà glass giới thiệu

chiều dài ADN phụ thuộc vào số nu, cho theo công thức
LADN =số nu chia 2 nhân 3,4 (đơn vị là amtrong)

Còn nếu xét kiểu

Làm sao tính chiều dài của DNA khi duỗi ra được ?

thì có lẽ muốn nói DNA dãn xoắn đến mức bỏ cả cấu trúc B, Z thì điều này có xảy ra được ko? nếu thế nó thành cấu trúc nào? cần phải xét đến cấu hình ko gian của đơn phân, lực và hướng liên kết chứ ko thể đặt ra lý thuyết phi thực tế được.
 
Ồ, lâu lắm mới lại có dịp ghé thăm SHVN thấy nhiều thứ đổi mới quá, mong cho diễn đàn SHVN ngày càng phát triển lớn mạnh.
Về câu hỏi được đưa ra trong topic này:
-Thứ nhất: DNA có thể duỗi xoắn được (khi nó thực hiện các chức năng sinh học của nó là tự sao và sao mã). Công thức tính chiều dài phân tử DNA như của bạn glass giới thiệu là Đúng trong trường hợp DNA duỗi xoắn (Công thức: Số Nucleotidex3.4 cũng được dùng để tính chiều dài phân tử RNA. Tuy nhiên vì DNA là mạnh kép nên đơn vị được dùng là base pair, còn đơn vị dùng trong RNA là Nucleotide).
- Thứ 2: Không có công thức và không thể tính được chiều dài phân tử DNA khi tồn tại ở dạng NST, vì ở trạng thái này DNA còn liên kết với các phân tử protein (histone) và tồn tại ở nhiều trạng thái xoắn khác nhau (phân biệt bằng các tên gọi như chromatine, nucleosome, NST). Chiều dài này chỉ có thể đo được bằng các quan sát dưới kính hiển vi.
 
@ ban thaynam: Theo mình, chiều dài phân tử không quan trong trong việc làm mô hình mà quan trọng hơn là cấu trúc phân tử của nó. Mỗi Nucleotide của DNA có đủ 3 thành phần (đường deoxiribose, nhóm phosphate và nitrogenous base), nhớ vị trí của carbon khi chúng liên kết với nhau, số liên kết H2 giữa ATGC và 2 mạch của phân tử DNA là đối song song là được.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top