MrHanU
Senior Member
Kỳ tích của một sư thầy 9 lần thi đỗ Đại học
Nghe người dân ở phường An Cựu (TP Huế) xôn xao chuyện thầy Quyền lại đỗ Đại học, chúng tôi tìm đến chùa Phước An để gặp gỡ “giáo chùa” - người thầy, người bạn và cũng là người được yêu mến nhất ở xóm nghèo nơi đây.
Ngôi chùa Phước An cổ kính toạ lạc ngay trên trục đường Hải Triều, khi chúng tôi vào cũng là lúc lớp học của thầy Nguyễn Phước Bảo Quyền kết thúc. Thầy cho biết, mình đang dạy lớp 11 lên 12 và phần lớn là con em trong phường, những em ở xa đầu năm sẽ đến lớp vì đang nghỉ hè.
Thầy Quyền đang học bài
Thầy tâm sự: “Học sinh của mình đến từ khắp nơi trong tỉnh. Mặc dầu phòng học chật hẹp nhưng mình vẫn cố gắng sắp xếp để các em được nhập lớp”. Mùa tuyển sinh Đại học năm nay, học trò của thầy Quyền dự thi tất cả là 20 em. Sau khi biết điểm chuẩn, đã có 13 em đậu Đại học và 3 em đậu Cao đẳng.
Khi hỏi về mục đích mở lớp luyện thi của mình tại chùa, thầy Quyền chia sẻ: “Mình cũng tình cờ đến với nghiệp “giáo chùa” mà thôi, từ việc kèm các em giùm cho bạn, sau này số em đến học ở chùa đông nên mới gọi là lớp”.
Thầy Quyền cũng không giấu diếm chuyện mình chỉ ngang trình độ 12 như các em đến học ở đây. Thầy trò cùng nhau học hỏi nên cảm thấy rất gần gũi và tự nhiên. Có lẽ vì thế mà học sinh đến với thầy nhiều hơn, có khi vài học trò ở lại chùa hàng tháng trời để thầy phụ đạo thêm khi chưa nắm rõ bài học.
Mẹ của thầy, bà Lê Thị Ân ngậm ngùi tâm sự: “Cháu Quyền 9 năm trúng tuyển Đại học nhưng đã 8 năm rời ghế giảng đường, hi vọng năm nay cháu sẽ có cơ hội theo học đàng hoàng”.
Khi hỏi tại sao thầy lại “đứt gánh” học hành trong khi nhiều lần đạt điểm cao trong các kỳ thi Đại học, thầy cho biết, do hoàn cảnh không cho phép, ba mất sớm, thầy kiêm luôn trụ trì chùa Phước An và chăm sóc mẹ già 70 tuổi nên gác lại chuyện học hành trước mắt.
Mặc dầu biết nếu mình thi đỗ cũng khó mà được đi học nhưng năm nào thầy cũng đăng ký dự thi Đại học. Thầy Nguyễn Phước Bảo Quyền không chỉ đỗ Đại học Huế mà đã từng đỗ rất nhiều trường danh tiếng như Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Điều đặc biệt, 12 năm học PTTH, thầy Quyền đều là lớp trưởng, rất được bạn bè, thầy cô yêu mến. Theo nhận xét của thầy Nguyễn Văn Mua - Giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của thầy Quyền - thì: “Quyền là một học sinh có tố chất thông minh, đam mê các môn tự nhiên, học trội nhất môn Hoá, là một lớp trưởng năng động”.
Rời cấp 3 với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, thầy Quyền đã trúng tuyển vào ngành Hoá học Trường Đại học khoa học Huế với 25 điểm. Rồi cũng từ đó vì “chữ hiếu” nên sinh viên Nguyễn Phước Bảo Quyền đành lặng lẽ rời xa ngôi trường Đại học đầu tiên. Đến năm nay thầy đã đậu 9 trường Đại học khi ở tuổi 27.
Thầy nhớ lại: “Lần đầu tiên mình trúng tuyển Đại học, mới học được chừng 1 tháng thì mẹ đổ bệnh, mình phải ở nhà chạy chữa thuốc thang và thường xuyên đi làm lễ cho bà con để lấy tiền lo cho mẹ và các em trong chùa”.
Năm 2009 này, thầy Quyền đỗ Đại học Kinh tế Huế với tổng điểm là 26. Thầy cho biết số điểm này ít hơn thầy dự đoán lúc thi về 2 điểm. Thầy cũng bắt đầu băn khoăn lo lắng chuyện học sắp tới. “Trước mắt mình sẽ xác định học đến cùng. Mấy năm trước lỡ cơ hội đi học rồi bây giờ đã chọn ngành Tài chính ngân hàng là theo nghiệp kinh tế luôn”.
Qua tìm hiểu chúng tôi, những học sinh trong lớp ôn luyện của thầy Quyền đều là con nhà nghèo, không có tiền ôn luyện ở trung tâm nên các cô cậu học trò này được ba mẹ gửi gắm nhờ thầy dạy dỗ thêm cho con cái mình. Từ ngày mở lớp đến giờ thầy Quyền chưa bao giờ lấy của học trò chút thù lao nào. Nhiều phụ huynh mang khoai hay hoa quả biếu thầy, thầy còn ngại không dám lấy. Có lần một phụ huynh có nhã ý đài thọ lâu dài cho thầy và nhà chùa vì có con gái gửi thầy kèm học đã thi đỗ ĐH nhưng thầy Quyền khéo léo từ chối. Theo thầy Quyền, học sinh đến học ở đây chủ yếu từ cái tâm. Các em đều có hoàn cảnh khó khăn và ước mơ đỗ Đại học nên thầy cố gắng truyền đạt tất cả những gì mình biết cho các em.
Tuổi thơ thầy Quyền gắn liền với tiếng mõ sớm chiều. Hai anh em thầy đều theo cha tu hành. Người anh Nguyễn Phước Bảo Nhân hiện trụ trì ở chùa Nam Hải (Đà Nẵng). Nguyễn Phước Bảo Quyền ở lại Huế chủ trì và xây dựng chùa Phước An theo di nguyện của cha.
Thầy Quyền bên giá sách kinh Phật
Lớp học nhân ái của thầy Quyền lập đã 8 năm. Năm đầu tiên thầy dạy 3 học sinh đều đỗ Đại học trong đó có 2 thủ khoa. Và năm 2009 này, lớp thầy cũng có nhiều em đạt điểm cao như Mai Thị Trúc đỗ Đại học Kinh tế Đà Nẵng ngành Quản trị kinh doanh với 24 điểm, Nguyễn Như Lân đỗ Đại học Bách khoa Đà Nẵng 23 điểm, Đỗ Văn Bình, Mai Thị Diệp đỗ ĐH Khoa học Huế với 21 điểm, Võ Văn Thế đỗ Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh và nhiều em trúng tuyển vào các trường Đại học khác.
Thông thường, các giáo viên ôn luyện khác chỉ dạy một môn nhưng thầy Quyền dạy cả 3 môn Toán, Lý, Hoá. Môn nào thầy Quyền dạy học sinh cũng dễ hiểu. Em Mai Thị Trúc tự hào nói: “Cách dạy của thầy Quyền rất dễ hiểu. Những học sinh đến với lớp thầy chủ yếu con nhà nghèo nên thời gian học hành rất ít, may nhờ thầy tận tình chỉ bảo mà bọn em nắm vững kiến thức chắc chắn”.
Cũng có nhiều lúc thầy Quyền băn khoăn lo lắng về lớp học của mình. Một mặt, lớp ngày càng đông nhưng phòng học thì tạm bợ chỉ vài ba bộ bàn ghế tận dụng của chùa nên sợ rằng chất lượng không đảm bảo. Về bản thân mình, thầy vẫn chưa qua trường lớp nghiệp vụ sư phạm nào nên cách dạy không thống nhất gây ra tình trạng thụ động trong quá trình truyền đạt kiến thức.
Để cập nhật thông tin giảng dạy và nâng cao chất lượng luyện thi, “giáo chùa” 27 tuổi này đã dành dụm mua rất nhiều sách nâng cao. Lúc thầy Quyền học cấp 3 chủ yếu thi bằng tự luận và cách học thi khuôn mẫu nên giờ đây thầy đã phải đổi mới phương pháp bài giảng thêm phần sinh động hơn.
Có lẽ tài sản lớn nhất trong ngôi chùa Phước An này là sách. Những cuốn sách được sắp xếp ngăn nắp, có hệ thống gồm nhiều loại từ sách luyện thi của thầy Quyền, sách kinh Phật đến sách Hán Nôm và thơ văn chữ Hán đời ông cha để lại.
Đã từ lâu, chùa Phước An là ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh và cũng là cầu nối đưa hàng trăm em học sinh đến với giảng đường Đại học. Khi các em học trò tràn trề niềm vui được trở thành sinh viên thì 8 năm nay, thầy Nguyễn Phước Bảo Quyền vẫn gác lại thành công để chờ mùa thi sau.
Năm nay thầy Quyền hứa nhất định sẽ học Đại học Kinh tế Huế trọn vẹn 4 năm và vẫn tiếp tục duy trì lớp học “nhân ái” của mình khi vẫn còn học trò cần mình giúp đỡ.
Mong sao con đường vào Đại học của thầy Quyền không “đứt gánh” như 8 lần trước nữa!
Thế đấy..............,đó gọi là niềm tin!!!
Nghe người dân ở phường An Cựu (TP Huế) xôn xao chuyện thầy Quyền lại đỗ Đại học, chúng tôi tìm đến chùa Phước An để gặp gỡ “giáo chùa” - người thầy, người bạn và cũng là người được yêu mến nhất ở xóm nghèo nơi đây.
Ngôi chùa Phước An cổ kính toạ lạc ngay trên trục đường Hải Triều, khi chúng tôi vào cũng là lúc lớp học của thầy Nguyễn Phước Bảo Quyền kết thúc. Thầy cho biết, mình đang dạy lớp 11 lên 12 và phần lớn là con em trong phường, những em ở xa đầu năm sẽ đến lớp vì đang nghỉ hè.
Thầy Quyền đang học bài
Thầy tâm sự: “Học sinh của mình đến từ khắp nơi trong tỉnh. Mặc dầu phòng học chật hẹp nhưng mình vẫn cố gắng sắp xếp để các em được nhập lớp”. Mùa tuyển sinh Đại học năm nay, học trò của thầy Quyền dự thi tất cả là 20 em. Sau khi biết điểm chuẩn, đã có 13 em đậu Đại học và 3 em đậu Cao đẳng.
Khi hỏi về mục đích mở lớp luyện thi của mình tại chùa, thầy Quyền chia sẻ: “Mình cũng tình cờ đến với nghiệp “giáo chùa” mà thôi, từ việc kèm các em giùm cho bạn, sau này số em đến học ở chùa đông nên mới gọi là lớp”.
Thầy Quyền cũng không giấu diếm chuyện mình chỉ ngang trình độ 12 như các em đến học ở đây. Thầy trò cùng nhau học hỏi nên cảm thấy rất gần gũi và tự nhiên. Có lẽ vì thế mà học sinh đến với thầy nhiều hơn, có khi vài học trò ở lại chùa hàng tháng trời để thầy phụ đạo thêm khi chưa nắm rõ bài học.
Mẹ của thầy, bà Lê Thị Ân ngậm ngùi tâm sự: “Cháu Quyền 9 năm trúng tuyển Đại học nhưng đã 8 năm rời ghế giảng đường, hi vọng năm nay cháu sẽ có cơ hội theo học đàng hoàng”.
Khi hỏi tại sao thầy lại “đứt gánh” học hành trong khi nhiều lần đạt điểm cao trong các kỳ thi Đại học, thầy cho biết, do hoàn cảnh không cho phép, ba mất sớm, thầy kiêm luôn trụ trì chùa Phước An và chăm sóc mẹ già 70 tuổi nên gác lại chuyện học hành trước mắt.
Mặc dầu biết nếu mình thi đỗ cũng khó mà được đi học nhưng năm nào thầy cũng đăng ký dự thi Đại học. Thầy Nguyễn Phước Bảo Quyền không chỉ đỗ Đại học Huế mà đã từng đỗ rất nhiều trường danh tiếng như Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Chùa Phước An có 17 người, tất cả đều dựa vào sự chăm sóc, cưu mang của thầy. Vai trò đó đặt nặng lên đôi vai thầy Nguyễn Phước Bảo Quyền nên năm nào thầy cũng giã từ giảng đường với rất nhiều tâm tư.
Điều đặc biệt, 12 năm học PTTH, thầy Quyền đều là lớp trưởng, rất được bạn bè, thầy cô yêu mến. Theo nhận xét của thầy Nguyễn Văn Mua - Giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của thầy Quyền - thì: “Quyền là một học sinh có tố chất thông minh, đam mê các môn tự nhiên, học trội nhất môn Hoá, là một lớp trưởng năng động”.
Rời cấp 3 với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, thầy Quyền đã trúng tuyển vào ngành Hoá học Trường Đại học khoa học Huế với 25 điểm. Rồi cũng từ đó vì “chữ hiếu” nên sinh viên Nguyễn Phước Bảo Quyền đành lặng lẽ rời xa ngôi trường Đại học đầu tiên. Đến năm nay thầy đã đậu 9 trường Đại học khi ở tuổi 27.
Thầy nhớ lại: “Lần đầu tiên mình trúng tuyển Đại học, mới học được chừng 1 tháng thì mẹ đổ bệnh, mình phải ở nhà chạy chữa thuốc thang và thường xuyên đi làm lễ cho bà con để lấy tiền lo cho mẹ và các em trong chùa”.
Năm 2009 này, thầy Quyền đỗ Đại học Kinh tế Huế với tổng điểm là 26. Thầy cho biết số điểm này ít hơn thầy dự đoán lúc thi về 2 điểm. Thầy cũng bắt đầu băn khoăn lo lắng chuyện học sắp tới. “Trước mắt mình sẽ xác định học đến cùng. Mấy năm trước lỡ cơ hội đi học rồi bây giờ đã chọn ngành Tài chính ngân hàng là theo nghiệp kinh tế luôn”.
Qua tìm hiểu chúng tôi, những học sinh trong lớp ôn luyện của thầy Quyền đều là con nhà nghèo, không có tiền ôn luyện ở trung tâm nên các cô cậu học trò này được ba mẹ gửi gắm nhờ thầy dạy dỗ thêm cho con cái mình. Từ ngày mở lớp đến giờ thầy Quyền chưa bao giờ lấy của học trò chút thù lao nào. Nhiều phụ huynh mang khoai hay hoa quả biếu thầy, thầy còn ngại không dám lấy. Có lần một phụ huynh có nhã ý đài thọ lâu dài cho thầy và nhà chùa vì có con gái gửi thầy kèm học đã thi đỗ ĐH nhưng thầy Quyền khéo léo từ chối. Theo thầy Quyền, học sinh đến học ở đây chủ yếu từ cái tâm. Các em đều có hoàn cảnh khó khăn và ước mơ đỗ Đại học nên thầy cố gắng truyền đạt tất cả những gì mình biết cho các em.
Tuổi thơ thầy Quyền gắn liền với tiếng mõ sớm chiều. Hai anh em thầy đều theo cha tu hành. Người anh Nguyễn Phước Bảo Nhân hiện trụ trì ở chùa Nam Hải (Đà Nẵng). Nguyễn Phước Bảo Quyền ở lại Huế chủ trì và xây dựng chùa Phước An theo di nguyện của cha.
Thầy Quyền bên giá sách kinh Phật
Lớp học nhân ái của thầy Quyền lập đã 8 năm. Năm đầu tiên thầy dạy 3 học sinh đều đỗ Đại học trong đó có 2 thủ khoa. Và năm 2009 này, lớp thầy cũng có nhiều em đạt điểm cao như Mai Thị Trúc đỗ Đại học Kinh tế Đà Nẵng ngành Quản trị kinh doanh với 24 điểm, Nguyễn Như Lân đỗ Đại học Bách khoa Đà Nẵng 23 điểm, Đỗ Văn Bình, Mai Thị Diệp đỗ ĐH Khoa học Huế với 21 điểm, Võ Văn Thế đỗ Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh và nhiều em trúng tuyển vào các trường Đại học khác.
Thông thường, các giáo viên ôn luyện khác chỉ dạy một môn nhưng thầy Quyền dạy cả 3 môn Toán, Lý, Hoá. Môn nào thầy Quyền dạy học sinh cũng dễ hiểu. Em Mai Thị Trúc tự hào nói: “Cách dạy của thầy Quyền rất dễ hiểu. Những học sinh đến với lớp thầy chủ yếu con nhà nghèo nên thời gian học hành rất ít, may nhờ thầy tận tình chỉ bảo mà bọn em nắm vững kiến thức chắc chắn”.
Cũng có nhiều lúc thầy Quyền băn khoăn lo lắng về lớp học của mình. Một mặt, lớp ngày càng đông nhưng phòng học thì tạm bợ chỉ vài ba bộ bàn ghế tận dụng của chùa nên sợ rằng chất lượng không đảm bảo. Về bản thân mình, thầy vẫn chưa qua trường lớp nghiệp vụ sư phạm nào nên cách dạy không thống nhất gây ra tình trạng thụ động trong quá trình truyền đạt kiến thức.
Để cập nhật thông tin giảng dạy và nâng cao chất lượng luyện thi, “giáo chùa” 27 tuổi này đã dành dụm mua rất nhiều sách nâng cao. Lúc thầy Quyền học cấp 3 chủ yếu thi bằng tự luận và cách học thi khuôn mẫu nên giờ đây thầy đã phải đổi mới phương pháp bài giảng thêm phần sinh động hơn.
Đã từ lâu, chùa Phước An là ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh và cũng là cầu nối đưa hàng trăm em học sinh đến với giảng đường Đại học. Khi các em học trò tràn trề niềm vui được trở thành sinh viên thì 8 năm nay, thầy Nguyễn Phước Bảo Quyền vẫn gác lại thành công để chờ mùa thi sau.
Năm nay thầy Quyền hứa nhất định sẽ học Đại học Kinh tế Huế trọn vẹn 4 năm và vẫn tiếp tục duy trì lớp học “nhân ái” của mình khi vẫn còn học trò cần mình giúp đỡ.
Mong sao con đường vào Đại học của thầy Quyền không “đứt gánh” như 8 lần trước nữa!
Thế đấy..............,đó gọi là niềm tin!!!