Thắc mắc về biến dị tổ hợp, mong được giúp đỡ

summer

Junior Member
Tại sao biến dị tổ hợp lại được xem là biến dị di truyền khi nó không thể truyền đạt lại tính trạng của mình cho đời sau như đột biến?
 
- Biến dị tổ hợp : là những biến dị xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố mẹ thông qua giảm phân và thụ tinh trong quá trình giao phối. Biểu hiện của loại biến dị này là là sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ hoặc làm xuất hiện tính trạng mới
- Biến dị di truyền là sự biến đổi của kiểu gen dẩn đến biến đổi của kiểu hình.
- Theo 2 khái niệm trên thì biến dị tổ hợp cũng là sự thay đổi của kiểu gen dẩn đến thay đổi kiểu hình nên nó thuộc loại biến dị di truyền.
- Mình không đồng ý với "summer" khi cho rằng biến dị tổ hợp không thể truyền đạt lại tính trạng của mình cho đời sau. Vì, ở đời sau, nếu quá trình giảm phân và thụ tinh làm xuất hiện lại tổ hợp gen đó thì nó cũng sẻ xuất hiện lại kiểu hình đó (ví dụ hiện tượng lại tổ)

Sơ đồ minh họa:

image


- Rõ ràng khi F1xF1 (vàng x vàng) F2 có xuất hiện kiểu hình xanh là kiểu hình mới so với ở bố mẹ (F1 vàng) nhưng đó là kết quả tổ hợp lại thông tin di truyền (biến dị tổ hợp) làm xuất hiện tính trạng vốn có ở P.
"ở đây tính trạng xanh do biến dị tổ hợp đã di truyền từ thế hệ P xuống F2 phải không summer?"
 
nhân tiện đây mình có một câu đố nhỏ dành cho các bạn sinh học phổ thông liên quan vấn đề này đó là : "trong giảm phân, biến dị tổ hợp xuất hiện ở kỳ nào?"
 
Biến dị tổ hợp xuất hiện là do sự trao đổi chéo của các cặp nst trong giảm phân xảy ra vào lì đầu I. Nhưng muốn xất hiện các biến dị tổ hợp thì giảm phân chưa đủ, theo mình cần phải có quá trình thụ tinh để tái tổ hợp cá giao tử mạng gen hoán vị từ đó mới tạo ra hợp tử và phát triển thành những biến dị tổ hợp.
 
Biến dị tổ hợp xuất hiện là do sự trao đổi chéo của các cặp nst trong giảm phân xảy ra vào lì đầu I. Nhưng muốn xất hiện các biến dị tổ hợp thì giảm phân chưa đủ, theo mình cần phải có quá trình thụ tinh để tái tổ hợp cá giao tử mạng gen hoán vị từ đó mới tạo ra hợp tử và phát triển thành những biến dị tổ hợp.

Ý này dường như chưa chính xác lắm. Vì không phải cứ bắt chéo là phải có sự trao đổi đoạn.
Theo mình thì ngoài hiện tượng bắt chéo - trao đổi đoạn, thì biến dị tổ hợp xảy ra trong giảm phân là ở kỳ sau I hoặc II, khi các NST phân li độc lập về 2 cực tế bào, tạo ra nhiều loại giao tử, nhưng cũng có thể xảy ra ở kỳ giữa I & II, khi các NST sắp xếp 1 cách ngẫu nhiên trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 
"Trong giảm phân, biến dị tổ hợp xuất hiện ở kỳ nào?"

- Đây là một câu hỏi trong chương trình đường lên đỉnh olympia
- Đáp án là kỳ sau I
- Biến dị tổ hợp là do giảm phân và thụ tinh nhưng ở câu hỏi này không đề cập đến thụ tinh chỉ hỏi trong giảm phân. Tùy theo cách sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo và phân ly về mỗi cực của tế bào ở kỳ sau I mà cho ra các loại giao tử khác nhau. còn ở kỳ sau II NST ở dạng n kép phân ly giống NP ít có ý nghĩa trong biến dị tổ hợp
 
Biến dị tổ hợp xuất hiện trong giảm phân là vào kì sau I.Điều làm lên sự khác nhau cơ bản giữa NP và GP và cũng giải thích cho sự đa dạng về kiểu gen kiểu hình trong loái sinh sản hữu tính(biến dị tổ hợp) là sự liên kết của NST với thoi phân bào(kĩ hơn là tâm động).Trong GPI thì NST liên kiết với dây tơ phân bào ở một phía(một mặt)của tâm động.Tại kì sau các NST phân li đậc lập với nhau trong cập tương đồng ===>tạo lên điều khác biệt giữa NP vàGP.Kì sau của NP thì các NST kèp tách nhau ở tâm động và phân li độc lập về hai cực tb.:grin::grin:
Đúng ko mọi người,anh tung.biotech hihihi
 
Trong GPI thì NST liên kiết với dây tơ phân bào ở một phía(một mặt)của tâm động

mình hiểu ý Nhật Hà nhưng mình chưa thấy sách nào ghi là NST liên kết một phía hay hai phía với thoi vô sắt (để mình xem lại). Mình nghĩ ở đây Nhật Hà chỉ cần nói ở kỳ sau GP I NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo và tách nhau ra ở các cặp tương đồng (tâm động không tách) mỗi NST kép đi về mỗi cực của TB, ở kỳ sau GP II các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo và tách nhau ra ở tâm động, mỗi NST đơn (2 NST đơn giống nhau) đi về mỗi cực TB (giống Nguyên Phân)
 
Nhân tiện mình cũng muốn hỏi thêm về giảm phân . Có phải trước GP I có phải 1 cặp NST tương đồng gồm 2 NST đơn được nhân đôi thành 2 NST kép tương đồng, sau GP I thì mỗi đứa một nơi không ?Rồi trước GP II không có nhân đôi ,trong GP II NST kép bị tách thành 2 NST đơn không?Nếu đúng như vậy thì trong những đứa cháu sẽ chỉ có NST của ông hoặc bà mà thôi giả sử là không có sự trao đổi giữa các NST
 
Nhân tiện mình cũng muốn hỏi thêm về giảm phân . Có phải trước GP I có phải 1 cặp NST tương đồng gồm 2 NST đơn được nhân đôi thành 2 NST kép tương đồng, sau GP I thì mỗi đứa một nơi không ?Rồi trước GP II không có nhân đôi ,trong GP II NST kép bị tách thành 2 NST đơn không?Nếu đúng như vậy thì trong những đứa cháu sẽ chỉ có NST của ông hoặc bà mà thôi giả sử là không có sự trao đổi giữa các NST
Câu hỏi 1: Đúng vậy
Câu hỏi 2: Cũng đúng như bạn nghĩ
Suy nghĩ thứ 3: Đúng thế, tuy nhiên sự phân li của nó là ngẫu nhiên, mỗi đứa cháu là 1/4x4x4x4 trường hợp của sự kết hợp giao tử ngẫu nhiên. Nên điều bạn nói có xảy ra đấy.
 
Bổ sung ý kiến

Biến dị tổ hợp xuất hiện là do sự trao đổi chéo của các cặp nst trong giảm phân xảy ra vào lì đầu I. Nhưng muốn xất hiện các biến dị tổ hợp thì giảm phân chưa đủ, theo mình cần phải có quá trình thụ tinh để tái tổ hợp cá giao tử mạng gen hoán vị từ đó mới tạo ra hợp tử và phát triển thành những biến dị tổ hợp.

Không chỉ TĐC tạo ra BDTH mà còn do sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của tử trong quá trình thụ tinh :chuan::thom:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top