Một số hướng mới trong điều trị ung thư bằng miễn dịch

Tanvien

Junior Member
Cùng với những tiến bộ trong nghiên cứu miễn dịch gần đây, đặc biệt là việc nghiên cứu các costimulatory molecule (tạm dịch: các phân tử kích thích miễn dịch) như: CD137 (4-1BB), CD27, OX40 (CD134), HVEM, CD30 và GIRT... cũng như các ligand tương ứng của chúng... các nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu tìm ra các phương pháp điều trị miễn dịch để chống bệnh ung thư. Có thể liệt kê một số phương pháp miễn dịch chống ung thư:
- Sử dụng anti-GITR mAb (kháng thể đơn dòng kháng GITR) (Kuibeom Ko et all, 2005)
- Dùng Ligand của 4-1BB (CD137) để làm tăng đáp ứng miễn dịch chống ung thư (anti-tumor immune response) (Qiaoxia Li et all 2008)...
Nhưng phương pháp mới này đang mở ra những tia hy vọng trong điều trị căn bệnh hết sức nguy hiểm này.
Một chút thông tin trên mong rằng sẽ là chủ đề thảo luận của nhưng ai quan tâm đến Immunology nói chung và Tumor immunity nói riêng. :welcome:
 
Điều trị ung thư bằng cách nhân bản tế bào miễn dịch
Fri, 20 Mar 2009 14:24:00

img.php


Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố vừa điều trị thành công một ca ung thư da giai đoạn cuối bằng cách nhân bản tế bào miễn dịch của chính bệnh nhân trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa ngược trở lại cơ thể.

Trên Tạp chí Y học nước Anh mới, các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ đã lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân những tế bào miễn dịch chống ung thư, tạo ra 5 tỷ bản sao của chúng, sau đó đưa trở lại cơ thể người bệnh. Sau khi điều trị hai năm, các khối u hắc tố vẫn không hề xuất hiện trở lại trên cơ thể người đàn ông 52 tuổi.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư. Từ lâu các bác sĩ đã nghiên cứu để tìm những phương pháp kích hoạt phản ứng tiêu diệt khối u của hệ thống này.

Trở lại trường hợp của nam bệnh nhân 52 tuổi nói trên, bệnh ung thư da ở ông đã di căn sang phổi và các hạch bạch huyết.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson tại thành phố Seattle (Washington, Mỹ) tập trung nghiên cứu một dạng tế bào bạch cầu có tên gọi là CD4+ T. Loại tế bào này có đặc tính là chuyên tấn công một loại hóa chất có trên bề mặt của các tế bào hắc tố.

Từ một mẫu tế bào bạch huyết của bệnh nhân trên, họ chọn lấy các tế bào CD4+ T, sau đó nhân bản chúng lên hàng tỷ lần trong phòng thí nghiệm và đưa trở lại cơ thể bệnh nhân để chúng tấn công các khối u. Trong hai tháng tiếp sau, các bản chụp X quang cho thấy các khối u đã biến mất; sau hai năm thì bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh.

Đáng chú ý là các nhà khoa học nhận thấy, những tế bào nhân bản được đưa vào vẫn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân nhiều tháng sau khi điều trị.

Trong khi tuyên bố đây là lần đầu tiên phương pháp chữa ung thư này được thực hiện trên thế giới, các tác giả cũng chỉ ra rằng, công nghệ của họ chỉ có thể áp dụng được với các mẫu bệnh nhân có dạng hệ miễn dịch cũng như dạng khối u nhất định. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này cũng chỉ đáp ứng ở một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân ung thư da giai đoạn sau.

Mặc dù công nghệ này quá phức tạp và khó có thể áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng nguyên lý các tế bào miễn dịch có thể được nhân bản ngoài cơ thể, sau đó đưa trở lại để chữa bệnh đã có tác dụng to lớn cổ vũ các nhà khoa học trên toàn thế giới.


BACSI.com (Theo HealthDay)

:cheers: :cheers: :rose: :rose: :rose: :yeah: :yeah: :razz: :razz: :razz: :cuchuoi: :cuchuoi:
 
Thuốc miễn dịch phối hợp điều trị ung thư đầu tiên "made in Vietnam"

080921193345-132-756.jpg


Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công thuốc tăng cường khả năng miễn dịch, phối hợp điều trị ung thư, kéo dài tuổi thọ cho người bị ung thư - Không gì có thể minh chứng hơn thế về những cống hiến của đội ngũ các thầy thuốc và các chuyên gia của ngành y tế đối với sức khoẻ của người dân Việt Nam.

Sản phẩm "made in Vietnam"

Aslem là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã được nghiệm thu năm 2006, thuộc chương trình "khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng".

Khởi xướng ra đề tài nghiên cứu này là GS Tôn Thất Tùng và người kế tục là GS Đặng Hanh Phức và PGS TS Đào Kim Chi, nguyên Phó chủ nhiệm bộ môn Hóa Sinh, trường đại học Dược Hà Nội. Đây là sản phẩm thuốc miễn dịch đầu tiên được sản xuất thành công tại Việt Nam từ trước đến nay.

Công trình nghiên cứu bào chế thành công thuốc Aslem đã được tiến hành trong 38 năm. Đến tháng 4/2006, Bộ Y tế đã công nhận thuốc Aslem và cho lưu hành rộng rãi trên thị trường. Các tác giả của công trình đã tìm ra cấu trúc của hoạt chất trong cây tự nhiên (được chiết xuất từ Đông Phi) và tổng hợp cấu trúc này bằng phương pháp hóa học để việc nghiên cứu và sản xuất thuốc không còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thiên nhiên.

Công trình nghiên cứu thuốc tiêm Aslem đã được chuyển giao công nghệ cho công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc để sản xuất với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Gần 6000 ống Aslem đã được sản xuất phục vụ cho công tác điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa. Dự kiến trong năm 2008 sẽ có khoảng 600.000 ống thuốc được sản xuất và lưu hành trên thị trường thay vì chỉ ưu tiên cho các bệnh viện và đại lý. Hiện tại giá thành của một hộp thuốc tiêm, 10 ống là 250.000đ, tiêm được trong 20 ngày.

Theo các tác giả của công trình nghiên cứu khoa học, vì là thuốc tăng cường khả năng miễn dịch nên Aslem, ngoài tác dụng hữu hiệu với các bệnh nhân ung thư còn có thể sử dụng được cho các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như bệnh gan mãn tính, suy thận, phổi, HIV. Những trường hợp phải dùng kháng sinh cũng có thể kết hợp dùng kèm Aslem có thể rút ngắn được thời gian phải dùng kháng sinh.

Với tác dụng kích thích các tế bào có chức năng miễn dịch, Aslem còn đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân suy kiệt, giảm sức đề kháng do bệnh tật, tuổi tác hoặc làm việc trong môi trường độc hại.

Các nhà khoa học hy vọng sau khi chuyển từ thuốc tiêm sang dạng viên nén, người nhiễm HIV sẽ có cơ hội tiếp cận với thuốc hơn là dạng tiêm dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh nhân ung thư sống lâu hơn

080921193345-701-962.jpg


Ba năm sau khi phẫu thuật và điều trị bằng thuốc tiêm Aslem, đến nay sức khỏe của tôi khá lên rất nhiều” - Chị L., một bệnh nhân ung thư vú điều trị tại viện K (Hà Nội), cho biết. Chị L. là một trong 74 bệnh nhân tình nguyện tiêm Aslem sau phẫu thuật vào năm 2004. Đến nay chị L. vẫn khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường.

“Theo dõi hiệu quả của Aslem trong điều trị bổ trợ cho bệnh nhân ung thư vú phối hợp với phẫu thuật, tia xạ và hóa chất ở bệnh viện K năm 2004 cho thấy, 74 bệnh nhân ở nhóm được điều trị bổ trợ bằng Aslem có sự cải thiện về thời gian sống thêm ba năm so với nhóm bệnh nhân không được điều trị.

Số bệnh nhân xuất hiện tái phát ở nhóm không được điều trị cao hơn so với nhóm được điều trị bằng Aslem. PGS. TS Đào Kim Chi, Chủ nhiệm đề tài KC.10.DA13 -nghiên cứu thuốc tiêm Aslem cho bệnh nhân ung thư - cho biết.

Với tác dụng kích thích các tế bào có chức năng miễn dịch, Aslem còn đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân suy kiệt, giảm sức đề kháng do bệnh tật, tuổi tác hoặc làm việc trong môi trường độc hại.
“Sau hàng chục năm làm việc, tiếp xúc nhiều loại hóa chất, bản thân tôi cũng phải tiêm Aslem để tăng cường miễn dịch và phục hồi sức khoẻ” – PGS Chi cho biết.
Liên tiếp các cuộc thử nghiệm trên nhiều loại ung thư khác cũng bước đầu ghi nhận những tín hiệu khả quan. 23 bệnh nhân ung thư gan tại BV Việt Đức, có dùng bổ trợ Aslem, sống thêm 21 tháng sau mổ so với 12 bệnh nhân khác chỉ phẫu thuật đơn thuần.

Theo dõi trên bệnh nhân ung thư gan di căn giai đoạn nặng cho thấy bệnh nhân được phẫu thuật, không dùng Aslem có thời gian sống thêm sau mổ trung bình 11 tháng; bệnh nhân được phẫu thuật có dùng Aslem thời gian sống thêm sau mổ trung bình 20 tháng.

Thử nghiệm Aslem trên bệnh nhân ung thư tâm vị tại BV Việt Đức cho thấy tỷ lệ sống sót sau 12 tháng ở bệnh nhân được phẫu thuật và dùng Aslem là 60,6% trong khi nhóm chỉ phẫu thuật đơn thuần là 33,3%.

Đối với 88 bệnh nhân ung thư phế quản tại Viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, nhóm dùng Aslem sau phẫu thuật sống thêm từ 6 - 24 tháng so với nhóm không dùng. Theo dõi tiếp tục sau ba năm nhận thấy tỷ lệ sống sót ở nhóm dùng Aslem là 70% so với 33% ở nhóm không dùng Aslem.

Đặc biệt, Aslem còn giảm chi phí điều trị cho người bệnh hơn thuốc ngoại nhiều lần. Nếu tính một đợt điều trị sáu tháng khi dùng Thymongen (Bulgaria) phải tốn hết gần 5 triệu đồng, dùng thuốc của Mỹ phải hết gần 7 triệu đồng, trong khi dùng Aslem chỉ tốn hết 1 triệu đồng.

Lịch sử ra đời của Aslem:

Aslem là thuốc kích thích miễn dịch không đặc hiệu, có bản chất hóa học là Glycyl-funtunmin hidrochlorid. Lịch sử ra đời và áp dụng điều trị của nó gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học Việt Nam.

Năm 1958, Khương Hữu Quý và cộng sự tại Paris đã chiết tách và phân lập được từ lá cây Funtunmin latifolica stapf có nguồn gốc từ Châu Phi

Năm 1965, Nguyễn Đăng Tâm tại Gif-sur-Yvette đã dùng Funturmin để tổng hợp một dãy aminoacyl bằng phương pháp DCCI trong đó có Glycyl Funturmin dưới dạng muối Hydrobromind và thử tác dụng dược lý của chất này

Năm 1984, để giải quyết chủ động nguồn nguyên liệu Funturmin, trường ĐH Dược Hà Nội đã tổng hợp thành công Glycyl Funturmin từ Pregnenolon dướI dạng Hydroclorid mang tên Aslem.

Năm 1973, Gs. Tôn Thất Tùng lần đầu tiên dùng Glycyl Funturmin để phối hợp điều trị cho những bệnh nhân ung thư gan tại bệnh viện Việt - Đức.

Năm 2005, PGs. Ts. Đào Kim Chi và các cộng sự đã chính thức tổng hợp thành công được Aslem và bào chế thành chế phẩm thuốc dạng tiêm cho những bệnh nhân ung thư thể rắn.

MD (tổng hợp)tin247.com :cheers: :cheers: :cuta: :cuta: :divien: :divien::rose::rose::rose:
 
Kháng thể đơn dòng (Monclonal Antibodies-mABs) trong miễn dịch ung thư (Tumor Immunology)

Nhiều nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trên thế giới đã cho thấy hiệu quả tích cực của một số mAB trên các bệnh nhân ung thư. Cơ chế tác động của mABs có thể trực tiếp phá hủy các tế bào ung thư, hoặc gián tiếp ức chế các yếu tố phát triển và gây bệnh của tổ chức ung thư.
Việc sử dụng các kháng thể đơn dòng để kích thích miễn dịch chống ung thư là một trong những hướng tác động gián tiếp mới. Kết quả đạt được là do hoặc mABs khóa các Receptor ức chế miễn dịch (các điểm ức chế miễn dịch - inhibitory immune checkpoint như là Cytotoxic T-lymphocyte-asociated protein - CTLA-4 hay CD152), hoặc khởi động các Receptor kích thích miễn dịch như 4-1BB, CD40.
Danh sánh các mAbs, những mAbs có hiệu quả với các loại ung thư trên chuột, ngày càng được mở rộng. Những mAb này có thể được xếp vào các nhóm mAb như:
- Nhóm ức chế các các Receptor ức chế miễn dịch.
- Nhóm có chức năng như các điểm gắn cạnh tranh hoặc điểm gắn siêu cạch tranh (agonist or super agonist ligand) cho các Receptor đồng kích thích miễn dịch.
- Nhóm làm tăng quá trình hoạt hóa hoặc quá trình thành thục (Maturation) của các tế bào trình diện kháng nguyên (Antigen Presenting Cell - APC).
- Nhóm ức chế hay ngăn cản các cơ chế miễn dịch quá mẫn như là các tế bào T điều hòa (Regulatory T cell).
Bên cạch những tác động có lợi của các mAB kích thích miễn dịch, chúng cũng có nhưng tác động bệnh lý như gây ra các trạng thái tự miễn dịch (Autoimmunity) (ví dụ như: bệnh thải bỏ mảnh gép, bệnh tiểu đường type I....) và gây ra trạng thái viêm quá mẫn.
Các Anti-CTLA4, anti-4-1 BB và anti-CD40 là các mAB kích thích miễn dịch đầu tiên được nghiên cứu lâm sàng. Anti-CTLA4 đã được thử nghiệm lâm sàng phase III trên các bệnh nhân bị ung thư ác tính, sau khi chúng có tác dụng tốt trong thử nghiệm phase II. Kết quả quan trọng là, một phần ba trong số bệnh nhân được thử nghiệm có các cơ quan bị tổn thương do hiện tượng tự miễn dịch, và các cơ quan này đã được phục hồi.
Nói tóm lại, các mAb kích thích miễn dịch trong bệnh ung thư đã bước đầu có tác dụng tốt trong lâm sàng, việc kết hợp các mAB này vơi các phương pháp điều trị ung thư khác như dùng Vắc xin ung thư, Liệu pháp tế bào T thích ứng (Adoptive T-cell therapy), Xạ liệu và hóa học trị liệu có thể sẽ đem lại những kết quả tích cực trong điều trị bệnh ung thư.
Tanvien
 
cam on anh/chi tanvien co bai tom tat rat thu vi, rat mong duoc doc nhieu bai tom tat so luoc nhu the nay nua cua anh/ chi
Tanvien;ví dụ như: bệnh thải bỏ mảnh gép =quote said:
trong bài này tanvien có viết " bệnh thải mảnh ghép" theo như suy nghĩ của tôi thì nói là " bệnh" thì có lẽ chưa chính xác lamứ, vì ít khi thấy người ta gọi hiện tượng đấy là bệnh, mà chỉ gọi là sự đào thải , hay hiện tượng thải...
 
Thuốc miễn dịch phối hợp điều trị ung thư đầu tiên "made in Vietnam"

080921193345-132-756.jpg



Lịch sử ra đời của Aslem:

Aslem là thuốc kích thích miễn dịch không đặc hiệu, có bản chất hóa học là Glycyl-funtunmin hidrochlorid. Lịch sử ra đời và áp dụng điều trị của nó gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học Việt Nam.

Năm 1958, Khương Hữu Quý và cộng sự tại Paris đã chiết tách và phân lập được từ lá cây Funtunmin latifolica stapf có nguồn gốc từ Châu Phi

Năm 1965, Nguyễn Đăng Tâm tại Gif-sur-Yvette đã dùng Funturmin để tổng hợp một dãy aminoacyl bằng phương pháp DCCI trong đó có Glycyl Funturmin dưới dạng muối Hydrobromind và thử tác dụng dược lý của chất này

Năm 1984, để giải quyết chủ động nguồn nguyên liệu Funturmin, trường ĐH Dược Hà Nội đã tổng hợp thành công Glycyl Funturmin từ Pregnenolon dướI dạng Hydroclorid mang tên Aslem.

Năm 1973, Gs. Tôn Thất Tùng lần đầu tiên dùng Glycyl Funturmin để phối hợp điều trị cho những bệnh nhân ung thư gan tại bệnh viện Việt - Đức.

Năm 2005, PGs. Ts. Đào Kim Chi và các cộng sự đã chính thức tổng hợp thành công được Aslem và bào chế thành chế phẩm thuốc dạng tiêm cho những bệnh nhân ung thư thể rắn.

Anh chị nào có thêm thông tin về Aslem xin chia sẻ. e thấy cái này rất hay (y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top