Bi an loai` giun tu than o Mong Co

Sâu tử thần ở Mông Cổ

Lươn phóng điện có khả năng phóng ra nguồn điện cao lên đến 500-650 volt, dùng để làm tê liệt hay giết con mồi. Có đến 600.000 “cục pin khô” được sắp xếp trên thân mình được ví như chiếc bình ắc quy của con lươn.

Sâu tử thần ở miền Nam sa mạc Gobi (Mông Cổ) được các bộ lạc du mục gọi là allghoi khorkhoi hay “sâu ruột đầy máu”. Nó là một sinh vật bí ẩn, có hình dáng giống như rắn. Trông nó chẳng khác gì một khúc ruột bò sống, dài độ 0,6-1,5m, béo mập, màu đỏ tươi, có những đốm hay mảng đen trên người, đầu và đuôi có những chiếc gai.

Một số người Mông Cổ địa phương đã kể những câu chuyện ly kỳ về nó, chẳng hạn như khả năng phun ra một chất độc acid màu vàng có thể gây chết ngay lập tức qua tiếp xúc, và ghê gớm hơn nữa là nó có khả năng giết chết đối phương từ xa bằng một luồng điện siêu mạnh. Sâu tử thần được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1926 trong cuốn sách của Giáo sư người Mỹ Roy Chapman có nhan đề “Trên đường đi tìm người cổ đại”, sau khi ông được tham dự một cuộc họp của các quan chức Mông Cổ với các báo cáo miệng mô tả rất hùng hồn và chi tiết về nó, dù ông vẫn chưa được thấy nó.

Còn nhà thám hiểm người Tiệp Khắc Ivan Mackerle thì mô tả sâu tử thần theo lời kể của dân địa phương như sau: “Trông nó giống khúc xúc xích dài hơn 20 cm, mập ú như cánh tay người, khá giống ruột của gia súc. Đuôi nó ngắn như thể bị cắt, nhưng không thuôn dần như búp măng.

Thật khó mà xác định được đâu là đầu, đâu là đuôi bởi vì không thấy rõ mắt, mũi, miệng. Nó di chuyển rất lạ thường - cuộn tròn lăn vút đi, hay bò ngoằn ngoèo một bên thân. Nó sống trong các *****n cát hoang vắng và các thung lũng nóng cháy của sa mạc Gobi mà phía dưới là những cây saxaul mọc ngầm. Bạn có thể trông thấy nó vào thời điểm nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7. Sau đó, nó sẽ vùi trong cát và ngủ hầu như suốt thời gian còn lại trong năm. Thường thì nó sẽ bò lên mặt đất sau cơn mưa, hay khi đất ẩm”. Người ta tin rằng tiếp xúc vào bất cứ nơi nào trên người con sâu này đều cực kỳ nguy hiểm và nọc độc của nó có thể ăn mòn kim loại, đủ để một con lạc đà to khỏe bị chết. Nó rất thích màu vàng và những loại thực vật ký sinh ở hoang mạc như cây goyo.

Nếu tới sa mạc Gobi, bạn sẽ được nghe nhiều người kể câu chuyện sau đây: Một cậu bé đang chơi ngoài trời với một chiếc hộp màu vàng. Một con sâu âm thầm bò vào trong hộp. Cậu bé đưa tay sờ nó và bị chết ngay lập tức. Theo dấu vết ngoằn ngoèo trên cát để lại, cha mẹ của cậu bé biết chuyện gì đã xảy ra và quyết tâm đi tìm con sâu để trả thù. Nhưng thay vì giết được nó, họ đã bị nó giết chết!?

Về mặt ngữ âm, Gobi theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là “rất rộng và rất khô”. Gobi là một vùng đất hình vòng cung rộng 1,3 triệu km2, được xem là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới. Khác với hình ảnh mà chúng ta thường thấy về sa mạc, Gobi không chỉ có cát mà còn được bao trùm với những dãy núi và các tảng đá trần trụi. Xưa kia, nó đã từng là một vùng đất màu mỡ, là một phần của hồ nước hay biển ăn sâu vào nội địa cách đây 10.000 hay 12.000 năm.

“Hòn đảo thiêng liêng” này còn được người Trung Hoa gọi là “Biển cả kiến thức”. Nhưng một cơn đại hồng thủy đã cuốn trôi hết nước về phía nam và phía tây, dẫn đến tình trạng hiện nay. Sâu tử thần là một sinh vật kỳ bí; sự tồn tại của nó đang được bàn cãi. Thời chính quyền Xôviết, các nhà khoa học Liên Xô đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm và đã có nhiều câu chuyện kể về các chuyến đi của họ.

Mới đây nhất, vào tháng 5/2005, các nhà khoa học và thám hiểm liên kết giữa 3 tổ chức: Trung tâm sở thú Fortean, Thế giới kỳ bí và E-Mongol đã bỏ ra một tháng để nghiên cứu các bản báo cáo và tiếp tục truy lùng sâu tử thần. Dù chưa được tận mắt chứng kiến, nhưng họ tin rằng một sinh vật như vậy có thể tồn tại trong sa mạc Gobi, dọc theo những vùng đất khắc nghiệt của biên giới Trung Quốc – Mông Cổ.

Trưởng nhóm Richard Freeman có quan điểm của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng đây không phải là sâu. Những con sâu đúng nghĩa rất cần độ ẩm. Có lẽ đó là một loại động vật bò sát không chân, sống dưới mặt đất. Nó có thể là một thành viên khổng lồ của một nhóm bò sát có tên là thằn lằn giun hay rắn hai đầu. Trong thực tế là đã có một nhóm động vật này nhưng chúng rất ít được quan tâm nghiên cứu đến”.

Ông cũng cho rằng người ta đã thổi phồng năng lực của sâu tử thần. Nó giống như con rồng lửa, kỳ nhông của thời Trung cổ, nhưng cực độc. Alexander Đại đế đã từng mất hàng trăm chiến binh sau khi những người này uống nước trong một dòng suối có một con kỳ nhông nằm ở đó.

Ngay cả thời điểm hiện tại ở Sudan, nhiều người còn nghĩ rằng con trăn vốn hiền lành vẫn có thể gây chết người qua tiếp xúc. Những cuộc thám hiểm khác đã được tiếp tục lên kế hoạch vào năm 2006 và 2007. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu sâu tử thần có phải là một sản phẩm thêu dệt nên để bảo vệ bí mật của một nền văn minh cổ đã từng tồn tại ở sa mạc Gobi?

Xét về mặt khoa học, đó có thể là một sinh vật mang hai đặc tính của lươn phóng điện và rắn hổ mang phun nọc độc mà không cắn. Con rắn này phun nọc cực kỳ chính xác ở khoảng cách xa trên 3m. Khi muốn phun hay xịt, nó sẽ phồng mang, phun độc tố từ tuyến nọc dưới răng ra, phóng chính xác vào mắt của đối thủ.

Còn lươn phóng điện là một loại sinh vật trông giống như con lươn ta vẫn thấy, sống ở dưới bùn lầy, ở các vùng nước yên tĩnh, cứ mỗi 10 phút lại nổi lên mặt nước để hít không khí rồi lặn xuống dưới đáy. Gần 80% không khí mà “con cá trong hình dáng con sâu” này hấp thu được là phải do nổi lên trên mặt nước. Điều này cho thấy rất có thể là nó có một người anh em họ hàng sống trên bờ.

Tuy nhiên, môi trường khắc nghiệt như sa mạc Gobi khó có thể là nơi sinh sống của chúng. Lươn phóng điện có khả năng phóng ra nguồn điện cao lên đến 500-650 volt, dùng để làm tê liệt hay giết con mồi. Có đến 600.000 “cục pin khô” được sắp xếp trên thân mình được ví như chiếc bình ắc quy của con lươn. Phần đuôi của nó mang điện tích dương trong khi phần đầu mang điện âm.

Khi con lươn chạm đầu hay đuôi của nó vào các sinh vật khác, một luồng điện sẽ được phóng ra. Khi nó nghỉ ngơi thì không phát sinh các xung điện này. Dù tất cả các sinh vật đều có thể tạo ra điện sinh học, nhưng chỉ có các sinh vật dưới nước là tạo ra điện để chuyển động, thông tin liên lạc và tấn công kẻ thù. Dẫu vậy, lươn phóng điện không hề mang độc tố.
:cool: :buonchuyen: :buonchuyen: :buonchuyen: :buonchuyen::up: :up: :up:
 
:twisted: mấy con này lak phải đập nhu gián dưới sàn nhà chứ không thi anh em mình wa đáy dinh phai chỉ có chết:dapchet:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top