Ngô Bảo Châu, nhà toán học Hà Nội: Được thế giới vinh danh !

40108794-99986sm.jpg
Giới toán học Mỹ, Đức, Pháp liên tiếp vinh danh nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu qua giải thưởng Clây (2004), giải thưởng Ô-be-vôn-phắc (2007) và giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Pháp (2008). 18 năm sống và làm việc ở nước ngoài, người con Hà
Nội sinh ra dưới mưa bom B52 ấy vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Có thể bắt đầu câu chuyện từ cuốn hộ chiếu xanh của GS Ngô Bảo Châu, cuốn hộ chiếu phổ thông mang quốc huy CHXHCN Việt Nam mà cho đến hôm nay anh vẫn giữ bên mình...

Giải thưởng Clây và cú điện thoại của Thượng nghị sĩ E. Ken-nơ-đi

Từ ngày 13 đến 16-10-2004, GS Ngô Bảo Châu và GS Giê-ra Lô-mông dự Hội nghị các dạng tự đẳng cấu và công thức vết tại Viện Phin ở Ca-na-đa. GS Châu được mời thay mặt hai tác giả trình bày báo cáo tại phiên họp toàn thể - một vinh dự lớn- về công trình dày 100 trang khổ A4 mà anh và G. Lô-mông vừa công bố trước đó bằng tiếng Pháp trên in-tơ-nét: Bổ đề cơ bản cho các nhóm u-ni-ta. Công thức vết (trace formula). Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để “công phá” nhiều giả thuyết chính trong chương trình Lan-glan (Langlands Program), một lượt đồ toán học được nhiều bộ óc lớn trên thế giới dồn sức thực hiện từng bước, do Rô-bớt Lan-glan ở Prin-xơ-tơn (Mỹ) đưa ra. Lô-răng Láp-phoóc-gơ, một người cùng nhóm nghiên cứu với Ngô Bảo Châu, thu được nhiều kết quả nổi bật trong việc sử dụng công thức vết, nhờ vậy, được tặng giải thưởng nghiên cứu Clây ở Cam-brít-giơ (Mỹ) năm 2000 và sau đó nhận Huy chương Phin năm 2002 tại Đại hội toán học thế giới ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Như nhiều người đã biết, không có giải thưởng Nô-ben dành cho toán học (do di chúc của An-phrét Nô-ben không ghi điều ấy). Vì thế, giới toán học thế giới mới phải lập ra từ năm 1936 một giải thưởng khác mang lại vinh dự tương đương, dành riêng cho ngành toán, mang tên nhà toán học Ca-na-đa Giôn Sác-lơ Phin, gọi là huy chương Phin để tặng cho những nhà toán học đặc biệt xuất sắc, dưới 40 tuổi.

L. Láp-phoóc-gơ, nhà toán học được tặng huy chương Phin, là một người bạn rất thân của Ngô Bảo Châu, đã từng cùng anh dạo khắp phố hè Hà Nội, đi thăm nhiều nơi ở Việt Nam và trú lại nhiều ngày hè trong ngôi nhà xuềnh xoàng của bố mẹ GS Châu dạo còn ở Mai Động (Hà Nội).

Những kết quả của V. Drin-phen và L. Láp-phoóc-gơ tiến tới thiết lập cái mà ngày nay gọi là bổ đề cơ bản (fundamental lemma), trở ngại chính mà nếu giải quyết được - dù chỉ ở một số trường hợp đặc biệt - cũng có thể dẫn đến những kết quả đột phá trong lý thuyết các dạng tự đẳng cấu (theory of automorphic forms). Bổ đề cơ bản là vấn đề mấu chốt trong chương trình Lan-glan. Chương trình này có mục đích tầm xa là thống nhất lý thuyết số, hình học đại số và lý thuyết biểu diễn. Công trình của Ngô Bảo Châu và Giê-ra Lô-mông giải quyết được một phần vấn đề mấu chốt đó, cho nên được giới toán học thế giới đặc biệt chú ý. Chính An-đru Oai-lơ, người đã giải quyết được bài toán lớn Phéc-ma (Fermat), và một số nhà toán học được tặng huy chương Phin đã đề nghị Viện Toán học Clây tặng Ngô Bảo Châu và G. Lô-mông giải thưởng nghiên cứu Clây.

GS Châu nhận được thư điện tử của ông Gim Ca-xơn (Jim Carlson), Chủ tịch Viện Toán học Clây, mời đến Cam-brít-giơ dự lễ trao giải thưởng vào ngày 5-11-2004.

Sau khi kết thúc hội nghị ở Viện Phin, GS Châu trở về vùng Ple-dô (Plaiseau), xanh ngắt những đồi thông, mênh mông những cánh đồng kiều mạch ở ngoại thành Pa-ri, nơi anh sống cùng vợ - chị Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái cùng lớp từ thời còn học cấp II chuyên toán Trưng Vương - và ba cô con gái nhỏ. Hộ chiếu sắp hết hạn. Anh phải đến ngay Đại sứ quán Việt Nam tại Pa-ri để xin gia hạn, điều này không khó. Nhưng rồi, sau đó, liệu có còn đủ thời gian để xin thị thực nhập cảnh vào Mỹ không?

Lúc bấy giờ, do quá lo sợ khủng bố, việc xét cấp thị thực cho người dân các nước Á, Phi mang hộ chiếu phổ thông vào Mỹ thường kéo dài cả tháng. Anh Châu sang Pháp học từ năm 1990, không phải do tiền Nhà nước ta cấp, không bị ràng buộc bởi lời cam kết phải trở về nước phục vụ. Sống và làm việc tại Pa-ri đã gần 15 năm, thế nhưng “uống nước nhớ nguồn”, anh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Xin thị thực khó khăn, anh định nhờ G. Lô-mông thay mặt cho cả hai người sang Cam-brít-giơ nhận giải thưởng Clây. Bởi vì, G. Lô-mông mang hộ chiếu Pháp, sang Mỹ không cần thị thực. Thế rồi bỗng anh nhận được tin: Viện Toán học Clây đã nhờ Thượng nghị sĩ E. Ken-nơ-đi can thiệp, gọi điện thẳng từ Bô-xtơn sang Pa-ri cho Đại sứ quán Mỹ. Thế là, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, GS Châu nhận được vi-da!

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội, dưới mưa bom B52. Đã nhiều năm xa xứ, nhưng anh luôn nhớ về Hà Nội, về mái trường Trường cấp II Trưng Vương và khối phổ thông chuyên toán Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh luôn tỏ lòng biết ơn các thầy giáo đã truyền cho anh niềm say mê toán học như Phạm Ngọc Hùng, Tôn Thân, Lê Tuấn Hoa, Vũ Đình Hòa, Đỗ Đức Thái, Phạm Hùng...; biết ơn các cô giáo dạy văn như cô Phương, cô Trịnh Bích Ba, Đặng Thanh Hoa... đã dạy cho anh “môn học khó nhất là môn học... làm người”.

Mặc dù gặp nhiều trở ngại trong giao lưu quốc tế, cho đến nay (tháng 12-2008), người con Hà Nội ấy vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và, mỗi năm, vẫn về Hà Nội vài ba tháng, làm việc tại Viện Toán học, với tư cách giáo sư kiêm chức, để giúp đỡ các bạn trẻ trong nước.

Thành tựu sáng chói

Chỉ mấy tháng sau khi G. Lô-mông và Ngô Bảo Châu được tặng giải thưởng Clây ở Mỹ, GS G. Lô-mông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp.

Dư luận trong nước có phần băn khoăn: Không rõ trong công trình chung của hai người, phần đóng góp của Ngô Bảo Châu đến đâu? Thật ra, trong “công trình tập thể” đó, anh Châu đã giải quyết được điểm mấu chốt khi về nghỉ hè tại Hà Nội, sau đó, kết hợp với một số kết quả mà G.Lô-mông (thầy anh) đạt được trước đấy, để viết thành một công trình lớn, được coi như một “quả bom tấn” trong toán học, rồi công bố nhanh trên mạng in-tơ-nét và lập tức gây tiếng vang rộng lớn.

Ngay sau đó, với tư cách GS Đại học Oóc-xây, Ngô Bảo Châu một mình tiếp tục nghiên cứu nhằm giải quyết hoàn toàn bổ đề cơ bản, theo phỏng đoán của Lan-glan và Sen-xtát. Công trình mới “sáng chói” của anh một lần nữa gây xôn xao dư luận.

Với kết quả mới, Ngô Bảo Châu được tặng giải thưởng Ô-be-vôn-phắc- giải thưởng ba năm tặng một lần, cho một hoặc hai nhà toán học đặc biệt xuất sắc dưới 36 tuổi ở châu Âu. Giải thưởng Ô-be-vôn-phắc năm 2007 dành cho môn đại số và lý thuyết số, và nhà toán học duy nhất được tặng là Ngô Bảo Châu. Tuy là giải thưởng năm 2007, nhưng sang năm 2008, mới làm lễ trao giải tại Đức. Đọc diễn văn tại buổi lễ, GS M.Ra-pô-po đánh giá công trình của nhà toán học mang quốc tịch Việt Nam, làm việc tại đại học Oóc-xây, là một “thành tựu sáng chói”.

Cũng trong năm 2008, Ngô Bảo Châu nhận được giải thưởng nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Viện Nghiên cứu cao cấp Prin-xơ-tơn liền “rước” anh Châu sang làm việc dài hạn tại Mỹ.

Như vậy là giới toán học các nước phát triển nhất, trên hai bờ Đại Tây Dương, đã vinh danh tài năng toán học trẻ Việt Nam Ngô Bảo Châu - người mà ngay từ thời trung học, đã hai lần đoạt huy chương vàng Ô-lim-pích toán quốc tế.

Theo GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, thì chúng ta có căn cứ để tin rằng GS Ngô Bảo Châu có thể được tặng huy chương Phin, vinh dự quốc tế cao nhất trong toán học, tương đương giải thưởng Nô-ben trong vật lý, hóa học, sinh học... :chuan::chuan::chuan:
( Xaluan.com )
 
chậc! Chán mấy bác VN viết tiếng Tây không ra tiếng Tây, tiếng Việt không ra tiếng Việt.
Được Fields khó lắm. Thằng Terrence Tao kinh khủng thế mà được Fields còn bị người ta dị nghị đấy.
Nhưng mà bác Châu này cũng đình đám nhất từ trước tới nay rồi đó.
 
Vẫn phải quá ngưỡng mộ bác Châu nhà ta :hoanho::hoanho::chuan::chuan:. Gần 20 năm vẫn mang quốc huy , quốc tịch CHXHCN Việt Nam , hơn khối mấy ông bờ rồ đi ra nước ngoài rồi mất tăm mất tích ý.:cry:làm chất xám nhà mình cứ chảy như nước s. Đà :divien: :hum:
 
Được Fields khó lắm. Thằng Terrence Tao kinh khủng thế mà được Fields còn bị người ta dị nghị đấy.
Đang vận động hành lang kinh khủng lắm đấy ạ, không chỉ dân VN mình vận động mà anh Châu còn được bên Pháp ủng hộ nữa. Đến thời điểm này thì NBC vẫn là ứng cử viên sáng giá nhất đấy. Cứ hy vọng thôi!!!
 
Anh ấy trông tuyệt vời nhưng anh ta là quá nhỏ để được nổi tiếng đủ ....
tuổi của mình là gì ...?
 
Anh ấy thật tài giỏi!!! Càng xem càng thấy mình quá kém cỏi, quá nhỏ bé. Hix hix.:cry:
 
Anh ấy thật tài giỏi!!! Càng xem càng thấy mình quá kém cỏi, quá nhỏ bé. Hix hix.:cry:

Anh ấy chỉ giỏi Toán thôi, chứ chắc Sinh thì Mr Zek hơn đứt rùi. Mr Zek phấn đấu cho bằng anh ý trong lĩnh vực Sinh học đi nhé, vẫn còn cơ hội đấy.
 
Cám ơn anh đã động viên e. Em hok kém lắm, còn phải cố nhiều , mà có khi cố cũng ko với tới đc ý chứ. Dù sao cũng vẫn cám ơn anh. Chúc anh cũng làm đc diều tượng tự.(y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top