ĐỐ Hóa nhận biết...

Lucky_boy

Senior Member
1-Làm thế nào chỉ dùng 1 thuốc thử để nhận biết được benzen C6H6 và Toluen C6H5-CH3?
2-Có bao nhiêu chất trong số các chất sau tạo kết tủa vàng iotdofom khi dùng thuốc thử để tạo ra kết tủa trên?
axeton,axit lactic,metyl propionat,formandehit,axit axetic,propan-2-ol,propan-1-ol,anlyl clorua
3-Thuốc thử nào là tốt nhất để phân biệt BaCl2 và CaCl2?
A: Na2CO3 (natri cacbonat)
B: NaHCO3 (natri hidrocacbonat)
C:(NH4)2C2O4 (amoni oxalat)
D:K2CrO4 (kali cromat)
4-Với thuốc thử HCl/ZnCl2, dấu hiệu để phân biệt ancol bậc I,II,III khác nhau như thế nào?
5-Hãy phân biệt dd AlCl3 và ZnCl2 bằng 1 thuốc thử không phải kim loại
6-Làm thế nào để nhận biết sự có mặt của CO trong không khí với lượng nhỏ?
7-Đồng sunfat có tính chất gì để nhận biết nước trong xăng?
8-Đối với amin bậc I,II,III thì dựa vào khả năng phản ứng với HNO2 có thể phân biệt được chúng không?Nấu có thì cần có thêm đk gì không?
9-Không dùng dd kiềm,hãy nhận biết Fe3+ .
10-Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy phân biệt KNO3,NaNO3,NaCl,KCl.
 
1-Làm thế nào chỉ dùng 1 thuốc thử để nhận biết được benzen C6H6 và Toluen C6H5-CH3?
2-Có bao nhiêu chất trong số các chất sau tạo kết tủa vàng iotdofom khi dùng thuốc thử để tạo ra kết tủa trên?
axeton,axit lactic,metyl propionat,formandehit,axit axetic,propan-2-ol,propan-1-ol,anlyl clorua
3-Thuốc thử nào là tốt nhất để phân biệt BaCl2 và CaCl2?
A: Na2CO3 (natri cacbonat)
B: NaHCO3 (natri hidrocacbonat)
C:(NH4)2C2O4 (amoni oxalat)
D:K2CrO4 (kali cromat)
4-Với thuốc thử HCl/ZnCl2, dấu hiệu để phân biệt ancol bậc I,II,III khác nhau như thế nào?
5-Hãy phân biệt dd AlCl3 và ZnCl2 bằng 1 thuốc thử không phải kim loại
6-Làm thế nào để nhận biết sự có mặt của CO trong không khí với lượng nhỏ?
7-Đồng sunfat có tính chất gì để nhận biết nước trong xăng?
8-Đối với amin bậc I,II,III thì dựa vào khả năng phản ứng với HNO2 có thể phân biệt được chúng không?Nấu có thì cần có thêm đk gì không?
9-Không dùng dd kiềm,hãy nhận biết Fe3+ .
10-Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy phân biệt KNO3,NaNO3,NaCl,KCl.

1-Thuốc thử đó là dd KMnO4 trong H2SO4 và đun nóng 80-100 độ C.Toluen làm mất màu còn benzen thì ko.
2-Có 4 chất.Các chất có nhóm axetyl CH3Co hay CH3CH(OH) sẽ cho kt vàng.
3-D.
4-Ancol bậc I: Ko pư.
Ancol bậc 2: Pư chậm Sau 5' tách lớp.
Ancol bậc 3: Pư nhanh.Cho tách lớp ngay lập tức.
5-dd(Zn có kn tạo phức,Al ko có)
6-CO làm sẫm màu dd PdCl2.
7-Cộng H2O tạo CuSO4.5H2O màu xanh.
8-Bậc I có khí ko màu thoát ra.Bậc ii tạo kết tủa vàng nitroso.Bậc III ko pư.
9-Dùng KSCN tạo kt màu đỏ máu.
10-Đầu tiên thử màu ngọn lửa (Na vàng,K tím)Rồi dùng dd AgNO3
 
4-Ancol bậc I: Ko pư.
Ancol bậc 2: Pư chậm Sau 5' tách lớp.
Ancol bậc 3: Pư nhanh.Cho tách lớp ngay lập tức.
5-dd(Zn có kn tạo phức,Al ko có)
6-CO làm sẫm màu dd PdCl2.

Bạn Lucky_boy giải thích kỹ hơn câu 4 và 6 dùm mình nhé. Câu 5 hình như thiếu: "dd NH3".
 
1. Nhận biết NH3
- Dung dịch phenolphtalein: Dung dịch phenolphtalein từ màu tím hồng chuyển sang không màu
- Quỳ tím: Làm xanh giấy quỳ tím
- Giấy tẩm dung dịch HCl: Có khói trắng xuất hiện
NH3 + HCl → NH4Cl (tinh thể muối)
- Dung dịch muối Fe2+: Tạo dung dịch có màu trắng xanh do NH3 bị dung dịch muối Fe2+ hấp thụ
2NH3 + Fe2+ + 2H2O → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NH4+

2. Nhận biết SO3
- Dung dịch BaCl2: Tạo kết tủa trắng, bền, không phân hủy

3. Nhận biết H2S
- Giấy tẩm Pb(NO3)2: Làm đen giấy tẩm
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + HNO3

4. Nhận biết O3, Cl2

- Dung dịch KI: Làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2↑ + I2
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 sau khi sinh ra thì làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột

5. Nhận biết SO2
- Dung dịch Br2: Làm nhạt màu đỏ nâu của dung dịch Br2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
- Dung dịch KMnO4: Làm nhạt màu dung dịch thuốc tím
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
- Dung dịch H2S: Tạo bột màu vàng
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
- Dung dịch I2: Nhạt màu vàng của dung dịch I2
SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

6. Nhận biết CO2
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

7. Nhận biết CO
- Dung dịch PdCl2: Làm vẩn đục dung dịch PdCl2
CO + PdCl2 + H2O → Pd↓ + HCl

8. Nhận biết NO2
- H2O, O2, Cu: NO2 tan tốt trong nước với sự hiện diện của không khí, dung dịch sinh ra hòa tan Cu nhanh chóng
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

9. Nhận biết NO
- Khí O2: Hóa nâu khi gặp O2
2NO + O2 → 2NO2↑ (màu nâu)
- Dung dịch muối Fe2+: Bị hấp thụ bởi dung dịch muối Fe2+ tạo phức hợp màu đỏ sẫm
Fe2+ + NO → [Fe(NO)]2+

10. Nhận biết H2, CH4

- Bột CuO nung nóng và dư: - Cháy trong CuO nóng là cho CuO màu đen chuyển sang màu đỏ của Cu
H2 + CuO → Cu↓ (màu đỏ) + H2O
CH4 + CuO → Cu↓ (màu đỏ) + CO2↑ + H2O
Riêng CH4 có tạo ra khí CO2 làm đục nước vôi trong có dư

11. Nhận biết N2, O2

- Dùng tàn đóm que diêm:
N2 làm tắt nhanh tàn đóm que diêm
O2 làm bùng cháy tàn đóm que diêm

CHẤT RẮN :

Fe(OH)2 màu trắng xanh
Fe(OH)3 màu đỏ nâu
Ag3PO4 (vàng)
Ag2S màu đen
AgCl, BaSO4, PbCl2, NaHCO3, CaCO3,......... màu trắng
I2 rắn màu tím thì fải
dd Br2 có màu da cam hoặc đỏ nâu tùy nồng độ
...........................

AgBr vàng nhạt
AgI vàng
Ag2S đen
K2MnO4 : lục thẫm
KMnO4 :tím
Mn2+: vàng nhạt
Zn2+ :trắng
Al3+: trắng

Màu của muối sunfua

_Đen: CuS ,FeS ,Fe2S3 ,Ag2S ,PbS ,HgS
_Hồng: MnS
_Nâu: SnS
_Trắng: ZnS
_Vàng: CdS

Một số muối khi đốt thì cháy với các ngọn lửa màu khác nhau


muối Ca2+ thì cháy với ngọn lửa màu cam, Na thì ngọn lửa màu vàng, K ngọn lửa màu tím......
Còn một số muối có màu nữa :
_ Cu2+ có màu xanh lam
_ Cu1+ có màu đỏ gạch
_ Fe3+ màu đỏ nâu
_ Fe2+ màu trắng xanh
_ Ni2+ lục nhạt
_ Cr3+ màu lục
_ Co2+ màu hồng
_ MnO4- màu tím
_ CrO4 2- màu vàng


Chất hoặc ion Thuốc thử Phương trình phản ứng Hiện tượng

Fe2+ OH-:Kết tủa màu lục nhạt

Fe3+ OH-:Kết tủa màu nâu đỏ

Mg2+ OH-:Kết tủa màu trắng

Na,Na+ Ngọn lửa đèn cồn Ngọn lửa màu vàng
K, K+ Ngọn lửa đèn cồn Ngọn lửa màu tím

Cd2+ S2-:Kết tủa màu vàng

Ca2+ CO32-:Kết tủa màu trắng

Al dd OH-:Sủi bọt khí

Al3+ OH-:Kết tủa màu trắng sau đó tan trong dd OH- dư

Zn2+ OH-:Kết tủa màu trắng sau đó tan trong dd OH- dư

Pb2+ S2-:Kết tủa màu đen

Cu2+ OH-:Kết tủa màu xanh

Hg2+ I-:Kết tủa màu đỏ

Ag+ + Cl-:Kết tủa màu trắng

NH4+ + OH-:Khí mùi khai

Ba2+ + SO42-:Kết tủa màu trắng

Sr2+ + SO42- :Kết tủa màu trắng

SO42- + Ba2+ :Kết tủa màu trắng

SO3 + dd Ba2+ :Kết tủa màu trắng

SO2(Ko màu) tác dụng với dd Brom
dd brom mất màu

H2S Pb2+:Kết tủa màu đen

SO32- dd brom:Mất màu dd brom

SO32- +Br2+ H2O --> 2H+ +SO42-+2Br- :
hoặc Ba2+,Ca2+ :Kết tủa màu trắng

CO32- Ca2+:Kết tủa màu trắng

CO2 dd Ca(OH)2:Kết tủa màu trắng

PO43- Ag+:Kết tủa màu vàng

I- Ag+:Kết tủa vàng đậm

Br- Ag+:Kết tủa màu vàng nhạt

Cl- Ag+:Kết tủa màu trắng

NH3 Quỳ tím ẩm Làm xanh quỳ tím
 
Cho mình góp mấy bài: giải thích luôn nghen
1.dùng hóa chất nào sau đây để pb các dd trong các lọ riêng biệt:KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2
A. phenol phtalein B.quỳ tím
C. đun nóng D dd Na2CO3
2.các chất rắn:K2O, BaO, P2O5 và SiO2
A.H2O ,phenol phtalein B. Nước , Quỳ
C. dd HCl, dd Na2CO3 D. dd H2SO4, Quỳ
3. Các Chất lỏng: CH3OH, C2H5OH, C2H5CH2OH, CH3COOH:
A. ddHCl B. Quì
B. H2SO4 đặc t0 D. ko Xác định
4. Các dd HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3
A. dd H2SO4 B. Cu
C. dd BaCl2 D. ko x đ
5. Các chất lỏng CH3OH, C2H5OH,CH3COOH
A. Na B. NaOH C. Cu(OH)2 D. Quì
6. oxh ancol etylic thu đc hh X gồm: CH3HO, CH3COOH, H2O, C2H3OH dư dùng chất nào sau đây để nhận bt rượu etylic có trong hh:
A. HCl B. dd H2SO4 đặc,dd NaCl C. chưng cất D. dd AgNO3/NH3, Na
 
7. nhận bt 3 hh sau (theo trình tự): Fe+FeO, Fe+Fe2O3, FeO+Fe2O3:
A. dd HCl, dd Cu SO4, dd HCl, dd NaOH
B. dd HCl, dd MnSO4, dd HCl, dd NaOH
C. dd H2SO4 (l), dd NaOH, dd HCl
D. dd CuSO4, dd HCl, dd NaOH
 
cho mình góp mấy bài: Giải thích luôn nghen
1.dùng hóa chất nào sau đây để pb các dd trong các lọ riêng biệt:khco3, mg(hco3)2, na2so3, ba(hco3)2
a. Phenol phtalein b.quỳ tím
c. đun nóng d dd na2co3
2.các chất rắn:k2o, bao, p2o5 và sio2
a.h2o ,phenol phtalein b. Nước , quỳ
c. Dd hcl, dd na2co3 d. Dd h2so4, quỳ
3. Các chất lỏng: Ch3oh, c2h5oh, c2h5ch2oh, ch3cooh:
A. Ddhcl b. Quì
b. H2so4 đặc t0 d. Ko xác định
4. Các dd hcl, hno3, naoh, agno3, nano3
a. Dd h2so4 b. Cu
c. Dd bacl2 d. Ko x đ
5. Các chất lỏng ch3oh, c2h5oh,ch3cooh
a. Na b. Naoh c. Cu(oh)2 d. Quì
6. Oxh ancol etylic thu đc hh x gồm: Ch3ho, ch3cooh, h2o, c2h3oh dư dùng chất nào sau đây để nhận bt rượu etylic có trong hh:
A. Hcl b. Dd h2so4 đặc,dd nacl c. Chưng cất d. Dd agno3/nh3, na

1d; 2b; 3d; 4b; 5d; 6?
 
Để nhận bt đc các rượu ta có thể cho chúng tác dụng với axitcacbonxylic (xt H2SO4, to) để chuyển chúng về este rồi nhận bt chúng qua mùi vị
 
Để nhận bt đc các rượu ta có thể cho chúng tác dụng với axitcacbonxylic (xt H2SO4, to) để chuyển chúng về este rồi nhận bt chúng qua mùi vị
Do ban nhan biet duoc propan-1-ol va propan-2-ol neu dung cach tren day!Cach ma ban noi chi de phan biet duoc ruou voi cac hop chat khac thoi!
 
Do ban nhan biet duoc propan-1-ol va propan-2-ol neu dung cach tren day!Cach ma ban noi chi de phan biet duoc ruou voi cac hop chat khac thoi!
Ta có thể phân bt đc do chúng khác bậc. Còn cách mình nói là để phân bt nhiều rượu ko kể chúng cùng bậc hay khác bậc chỉ cần bt mỗi este có 1 mùi vị đặc trưng của nó còn cụ thể thế nào thì tham khảo sách chứ trí nhớ mình cực kì kém
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,655
Messages
71,554
Members
56,891
Latest member
rfyhgsrysy
Back
Top