Động lượng và Động năng

Ai cho em biết động lượng khác động năng ở đâu với (ko tính cái CT),định nghĩa luôn hộ em cái từ "động lượng" :welcome: :banbo::spam:
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng
Động lượng tịnh tiến (thường gọi là động lượng hay xung lượng) của một vật là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa vật đó với các vật khác. Đây là một đại lượng quan trọng trong việc nghiên cứu tương tác giữa các vật.
Đại lượng này bằng tích của khối lượngvận tốc. Do vậy thứ nguyên của động lượng là thứ nguyên khối lượng nhân với thứ nguyên vận tốc. Trong SI, động lượng có đơn vị kg.m/s.
Đại lượng có ý nghĩa vật lý tương tự như động lượng áp dụng cho chuyển động quay của các vật là mômen động lượng.
Liên hệ với lực
Động lượng được liên hệ với lực qua định luật 2 Newton. Cụ thể, biến thiên động lượng, L, của một vật theo thời gian, t, bằng tổng các lực, F, tác động vào nó:
dL/dt = F
Định luật bảo toàn động lượng

Có thể suy ra trực tiếp từ định luật 2 Newton một hệ quả: khi tổng các ngoại lực tác động vào hệ các vật bằng không thì biến thiên động lượng của hệ cũng bằng không.
Đây chính là nội dung Định luật bảo toàn động lượng. Cụ thể, định luật này có thể phát biểu: "tổng động lượng (đối với hệ quy chiếu quán tính) của một hệ các vật không thay đổi nếu hệ đó không tương tác với bên ngoài (tức là tổng ngoại lực bằng không)".

Cơ học cổ điển

Trong cơ học cổ điển, khối lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động, động lượng được định nghĩa bằng tích của khối lượng cổ điển này với vận tốc.
797770d6a015dfd48c301d15fcf0e377.png
Trong công thức này, m là khối lượng của vật,
17f7155aba53c6711ba808e04549a2dd.png
là vận tốc của vật đó trong hệ quy chiếu đang xét, và
a1ed075c0c6bf73221b846a31a6ad05d.png
là động lượng của vật đối với hệ quy chiếu đó.
Sự thay đổi động lượng của một vật theo thời gian trong hệ quy chiếu đang xét, theo định luật 2 Newton, đúng bằng giá trị của tổng các lực tác động vào vật.

Thuyết tương đối

Động lượng tương đối tính, đề xuất bởi Albert Einstein, là tích của khối lượng tương đối tính của vật với vận tốc chuyển động. Khối lượng tương đối tính, m, liên hệ với khối lượng nghỉ (khối lượng cổ điển), m0, qua vận tốc chuyển động, v, theo m = γ m0 với:
3ddd7a11a3c82d824dc8204b3c740d49.png
v2 = v.v Khái niệm này xuất phát từ nhu cầu xây dựng một véctơ-4 có độ lớn không thay đổi trong biến đổi Lorent, tương tự như động lượng thông thường trong cơ học cổ điển. Véctơ-4 này xuất hiện một cách tự nhiên trong các hàm Green của lý thuyết trường lượng tử. Véctơ-4 này, còn được gọi là động lượng-4, gồm 3 thành phần của vectơ động lượng tương đối tính trong không gian ba chiều, p tương ứng với 3 chiều không gian, cùng năng lượng tương đối tính tổng cộng, E tương ứng với chiều thời gian, chia cho tốc độ ánh sáng, c, để đồng bộ thứ nguyên:
[E/c, p] Với năng lượng tương đối tính tổng cộng là:
E = mc2 = γ m0 c2 Động lượng-4 được xây dựng như vậy có đặc điểm là có độ lớn, P2, không thay đổi khi thay đổi hệ quy chiếu trong không thời gian:
P2 = p.p - E2/c2 Các vật thể không có khối lượng nghỉ như photon cũng vẫn có động lượng tương đối tính. Do hạt này luôn chuyển động với tốc độ ánh sáng p.p=E2/c2 đối với photon.

Cơ học lượng tử

Trong cơ học lượng tử, động lượng của một hệ, đặc trưng bởi một hàm trạng thái, là kết quả thu được từ một phép đo, thực hiện bởi áp dụng toán tử lên hàm trạng thái đó. Toán tử này gọi là toán tử động lượng.
Với hệ vật lý là một hạt không có điện tíchspin, toán tử động lượng có thể được viết trên hệ cơ sở vị trí là:
56dbc0e6a20c1a608f97a03cae208538.png
với
fe3a83e41074834731743ab803cd4936.png
toán tử građiên,
9dfd055ef1683b053f1b5bf9ed6dbbb4.png
hằng số Planck rút gọn, và iđơn vị ảo (căn bậc hai của -1).
Động lượng xuất hiện trong nguyên lý bất định của Heisenberg, trong đó nói rằng không thể cùng một lúc đo chính xác (không có sai số) động lượngvị trí của một hệ lượng tử. Động lượng và vị trí là hai đại lượng có thể tráo đổi nhau trong cơ học lượng tử.
 
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_n%C4%83ng

Động năng

Động năng hay năng lượng chuyển động (thường được ký hiệu Eđ hay T) là năng lượng một vật có được nhờ chuyển động định hướng của nó.

Cơ học cổ điển

Trong cơ học cổ điển, động năng của một vật rắn có thể được tính dựa trên các công thức dưới đây.

Chuyển động tịnh tiến

Động năng của một vật chuyển động tịnh tiến và không quay (hay chuyển động của chất điểm) là
Eđ = ½.m.v2 với
Có thể liên hệ động năng với động lượng qua biểu thức:
Eđ = p2/2m với:
Chuyển động quay

Động năng của một vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa quay là:
Eđ = Et + Eq với Et là động năng tịnh tiến
Et = ½.m.v2 và Eqđộng năng quay
Eq = ½.I.ω2
ở đây:
Có thể liên hệ động năng quay với mômen động lượng qua biểu thức:
Eq = L2/2I với:
Lý thuyết tương đối hẹp

Động năng của một vật rắn chuyển động tịnh tiến không quay trong lý thuyết tương đối hẹp là hiệu của năng lượng toàn phần với năng lượng nghỉ:
18530a3ae027727a7ee3fd8dec003125.png
. Với:
Khi vận tốc chuyển động của vật là rất nhỏ (so với c), có thể thu được động năng tịnh tiến cổ điển qua xấp xỉ với chuỗi Taylor:
214c41ffcfb4f3ba59e482ff466e8e23.png
.
Cơ học lượng tử cổ điển

Giá trị kỳ vọng của động năng cổ điển của một hạt nhỏ (như electron) chuyển động tịnh tiến trong cơ học lượng tử, ký hiệu là
9cdb8ad2b590647c9eff7a683cc5d114.png
, mà hạt này được mô tả hàm sóng
f407865acb630d639a7dd6cf45499c05.png
là:
5b68ab37a83c19637f4bf8350621ada0.png
với
Công thức trên là phiên bản lượng tử hóa của công thức động năng cổ điển:
10700099408df6b7985eb559e557ff79.png
với:
 
Ai cho em biết động lượng khác động năng ở đâu với (ko tính cái CT),định nghĩa luôn hộ em cái từ "động lượng" :welcome: :banbo::spam:

Động năng: là năng lượng sinh ra (có được) khi một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v.
Động lượng: của một vật khối lượng m chuyển động với vận tốc v là p = mv nó mang ý nghĩa vật lý là sự truyền chuyển động, truyền tương tác từ vật này sang vật khác

Diễn đàn vật lý phổ thông là chuyên trang về vật lý phổ thông, bao gồm:
Chương trình vật lý phổ thông lớp 10 cơ bản, nâng cao
Chương trình vật lý phổ thông lớp 11 cơ bản, nâng cao
Chương trình vật lý phổ thông lớp 12 ôn thi quốc gia
Trong mỗi khối lớp có đầy đủ các chương, bài lý thuyết của chương trình vật lý phổ thông theo chuẩn của sách giáo khoa hiện hành (tính đến năm 2017) được viết theo phong cách riêng của tác giả có cập nhật, sửa đổi bổ sung hoàn thiện theo phản hồi và cập nhật mới nhất.
Mỗi bài lý thuyết có kèm theo các dạng bài tập vật lý tự luận, bài tập vật lý trắc nghiệm có hướng dẫn giải và đáp số giúp bạn đọc có thể tự học, tự luyện nâng cao trình độ tự học môn vật lý.
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top