Nh4+

Lucky_boy

Senior Member
Tại sao vi khuẩn H.Pylori lại sống được trong dạ dày???
Nguyên văn trong sách giáo khoa lớp 10 nâng cao có ghi rằng vi khuẩn này sử dụng ureaza phân giải ure tạo ra NH4+ có đặc tính kiềm

Nhưng theo em biết thì NH4+ có tính axit vì theo thuyết Brónsted:
NH4+ + H2O → NH3 + H3O+

H3O+ thu được trong phản ứng thuỷ phân này chứng tỏ NH4+ có tính axit.

Như vậy pH ngày càng hạ xuống thì vk sao sống được???

Các anh/chị/bạn nghĩ gì về vấn đề này?
 
Helicobacter pylori (H.pylori) là một loại vi khuẩn gram âm, có hình chữ S, dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi nên dễ di chuyển trong lớp chất nhày. Ở dạ dày, vi khuẩn cư trú ở trong và dưới lớp chất nhày ngay khe các tế bào. H.pylori có nhiều men để có thể tồn tại, phát triển và gây bệnh.​


Vì sao vi khuẩn H.pylori có thể sống, phát triển được ở môi trường axit dạ dày? Chính lớp chất nhày dạ dày đã bảo vệ cho vi khuẩn khỏi sự tác động của axit. Ngoài ra, H.pylori còn sinh ra urease, một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) tạo ra môi trường kiềm (NH3 hay NH4OH) thích hợp cho vi khuẩn phát triển .​

Nguyên nhân gây bệnh: H.pylori tiết ra men urease để thuỷ phân ure thành amoniac (NH3 hay NH4OH có tính kiềm) gây độc với tế bào niêm mạc, đồng thời ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhầy làm thay đổi chất lượng và phân bố chất nhầy trên bề mặt niêm mạc. Như vậy, sự toàn vẹn của lớp chất nhầy ko còn, kèm theo tổn thương các tế bào biểu mô, các yếu tố tấn công như acid và pepsin tác động trực tiếp vào tế bào biểu mô dẫn tới loét.​

Tuy nhiên, H.pylori không phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh dạ dày - tá tràng và muốn gây ra bệnh cho người, vi khuẩn này cũng cần có một số yếu tố thuận lợi nhất định.​

Vậy bạn đã hiểu tại sao sách lại viết "NH4+ có tính kiềm" là ở chỗ đó rùi chứ, chính xác thì nên viết là: " thuỷ phân ure thành amoniac hay NH4OH có tinh kiềm".
Còn Ion NH4+ thì đương nhiên mang tính acid yếu vì nó có khả năng cho H+.​


Tóm lại, sách viết đôi khi không chính xác lắm làm người đọc dễ hiểu lầm. Mong bạn thông cảm cho! Chúc vui vẻ và học tập tốt!​

không phải lag mm mà la micrometer um
 
Tại sao vi khuẩn H.Pylori lại sống được trong dạ dày???
Nguyên văn trong sách giáo khoa lớp 10 nâng cao có ghi rằng vi khuẩn này sử dụng ureaza phân giải ure tạo ra NH4+ có đặc tính kiềm

Nhưng theo em biết thì NH4+ có tính axit vì theo thuyết Brónsted:
NH4+ + H2O → NH3 + H3O+

H3O+ thu được trong phản ứng thuỷ phân này chứng tỏ NH4+ có tính axit.

Như vậy pH ngày càng hạ xuống thì vk sao sống được???

Các anh/chị/bạn nghĩ gì về vấn đề này?


Sách vở đôi khi là như thế đó. Là "chuột thí nghiệm" cho mấy bác trên Bộ, học sách mới, sách cải cách thấy còn nhiều sai sót lắm. Cũng chỉ biết chấp nhận và tự sửa chữa thôi.
Còn vấn đề bạn hỏi, theo mình, có lẽ là sgk Hóa nên ko thể đề cập đến kiến thức chuyên sâu của Sinh, như anh Dũng đã giải thích ở trên nên mới thành ra ngớ ngẩn như vậy chăng.
Sách dịch cũng sai. Như Phillips & Chilton đó, sai mấy chỗ, học là phải tự sửa. Hay là mình mua sách cũ nên chưa chỉnh lí?
 
Anh Dũng, Cho em mấy lời khuyên từ mấy bài mà em đã post đi!

Chẳng hạn như bài: "Sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo để định tính Interferon"
:cry::cry::cry::please:
Em đợi mãi mà chẳng thấy ai góp ý gì cả! Buồn quá!
ở SHVN này em thấy học sinh PT lên là nhièu, mà học sinh phổ thông thì ko có kiến thức uyên thâm để nx mấy vấn đền này >>>> bài đó hơi bị ế. nếu bài đó là bài phù hợp với kiến thức PT thì chắc sẽ đắt khách:)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,655
Messages
71,554
Members
56,891
Latest member
rfyhgsrysy
Back
Top