“Hộ chiếu vaccine” thực chất là giấy chứng nhận cho một người đã tiêm đủ số mũi vaccine theo khuyến cáo chuyên môn của nhà sản xuất hoặc theo cơ quan quản lý nhà nước, thông thường là đủ 2 mũi. Tại Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” và giao thương có sự kiểm soát. Còn đối với Liên minh châu Âu – EU, ngày 20.5 đã đạt thỏa thuận về ”hộ chiếu vaccine” mở đường cho hoạt động du lịch trên toàn khối trong mùa hè này.
Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Yêu Cầu Nghiên Cứu ‘Hộ Chiếu Vaccine’, Mở Lại Đường Bay Quốc Tế
Phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương vào sáng nay, 17/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đối với dịch COVID-19, chúng ta đã nhận diện chính xác mức độ nguy hiểm của dịch và đã sớm kích hoạt hệ thống phòng bệnh quốc gia kịp thời, đưa ra giải pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh và thực lực của đất nước. Những phương châm, thông điệp chỉ đạo tương đối rõ ràng và hệ thống. Chúng ta đã phát động được công cuộc phòng chống dịch với “mỗi gia đình thực sự là một pháo đài, mỗi người dân thực sự là một chiến sĩ”, tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, không để mầm bệnh lan rộng, kéo dài, được phát huy.
Nghiên Cứu Áp Dụng “Hộ Chiếu Vaccine” Tại Việt Nam
Dịch bệnh thế giới suy giảm, tiêm chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia và đang được triển khai khẩn trương tại nước ta theo lộ trình. Tuy nhiên, chủng virus mới nguy hiểm hơn đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực, không trừ tỉnh nào, đơn vị nào, công dân nào. Thủ tướng nhấn mạnh, nếu chúng ta lơ là, chủ quan, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Đồng thời chúng ta quyết tâm tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo vệ sức khỏe của người dân, đưa cuộc sống trở lại bình thường để phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới. “Đây là một yêu cầu rất khó điều hành, xử lý. Chúng ta phải khéo léo, kịp thời”, Thủ tướng nói. Khi khó khăn chúng ta bình tĩnh, khi có dịch bệnh thì kiên quyết.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Gói an sinh xã hội thứ hai đối với những doanh nghiệp khó khăn, những người dân bị thiệt hại vẫn tiếp tục đặt ra trong giai đoạn tới.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư trong thời gian tới để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với COVID-19.
Thủ tướng cho biết, ông đã nhận được khuyến cáo của Hội đồng tư vấn du lịch, đồng thời đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao nghiên cứu đề xuất của Hội đồng tư vấn du lịch và kinh nghiệm các nước để đề xuất rõ hơn với Chính phủ trong điều hành.
Đối với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải chủ động xây dựng phương án chống dịch, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn với phương châm 4 tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng dịch, quán triệt phương châm “truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp” và thực hiện cách ly tập trung ngay với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), hạn chế mức thấp nhất tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế xã hội.
Đối với Bộ Y tế, khẩn trương tổ chức thực hiện tốt tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, đúng đối tượng, hướng tới thực hiện tiêm chủng toàn dân, xem xét tiếp cận nguồn vaccine khác nhau, đánh giá kỹ mức độ an toàn vaccine, tiếp tục nghiên cứu phát triển vaccine trong nước để sớm đưa vào sử dụng, chậm nhất vào năm 2022.
Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine”.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, cửa khẩu, cảng biển, ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là tại các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp cố tình nhập cảnh trái phép, duy trì chấp hành nghiêm kỷ luật quy định khi thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Công an chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn dân cư, chấp hành nghiêm khai báo lưu trú, tạm trú, nhất là khai báo y tế.
Cơ quan báo chí thông tin về tình hình dịch bệnh kịp thời, chính xác để cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống COVID-19.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” và giao thương có sự kiểm soát.
Thủ tướng cũng đề nghị Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội, các tổ chức đoàn thể tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp để tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, cảnh giác với tình hình dịch bệnh, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch trên tinh thần “lúc khó thì bình tĩnh, lúc tốt không mất cảnh giác”.
Tiếp Tục Tổ Chức Tiêm Vaccine AstraZeneca Đối Với Các Công Dân Việt Nam
Quy mô tiêm chủng vaccine COVID-19 rất lớn nên một số ý kiến nhấn mạnh yêu cầu phải đảm đảm tiêm an toàn. Đề cập vấn đề phản ứng sau tiêm vaccine AstraZeneca đang rất được người dân quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu cụ thể, đến cuối giờ chiều 16/3, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng cho tổng cộng 20.695 cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Trong đó, 4.078 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm. Số phản ứng nặng chỉ có 5 người phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Các trường hợp này được xử lý và đều đã ổn định sức khỏe.
“Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế tiến hành tiêm vaccine COVID-19 phải vừa tiêm, vừa theo dõi đánh giá một cách cẩn trọng và an toàn. Trên báo cáo, có 16 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm vaccine, tuy nhiên, Hội đồng Tiêm chủng đã đánh giá lại và xác định chỉ có 5 trường hợp phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Trường hợp độ 3 này là do công tác cấp cứu không thực hiện theo phác đồ của Bộ Y tế. Chúng tôi đã cử các chuyên gia tới chấn chỉnh cơ sở tiêm này để thực hiện tốt trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Cũng theo người đứng đầu ngành y tế, trước thông tin về các trường hợp trên thế giới bị đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca, Bộ Y tế đã liên tục đánh giá, theo dõi: “Đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm. Bộ Y tế vẫn yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tiếp tục tập huấn cho các cán bộ y tế, đồng thời tổ chức các điểm tiêm, cơ sở tiêm phù hợp, an toàn. Tới đây, các cơ sở y tế tiếp tục tổ chức tiêm vaccine COVID-19”
Ngày 20/5, EU – Liên Minh Châu Đã Đạt Được Thỏa Thuận Về Hộ Chiếu Vaccine, Chính Thức Áp Dụng Vào Ngày 1/7/2021
Reuters đưa tin, các nhà lập pháp Nghị viện Châu Âu và Chủ tịch luân phiên EU Bồ Đào Nha đại diện cho các quốc gia thành viên đã đạt được thỏa thuận về ”hộ chiếu vaccine” sau vòng đàm phán thứ 4 vào chiều 20.5.
“Chúng ta sẽ không lặp lại cơn ác mộng của mùa hè 2020” – Juan Fernando Lopez Aguilar, nhà lập pháp dẫn đầu phái đoàn Tây Ban Nha, tuyên bố trong cuộc họp báo.
Chứng chỉ vaccine sẽ có dạng mã QR trên điện thoại thông minh hoặc trên giấy tờ, cho phép nhà chức trách xác định tình trạng sức khỏe của du khách nhập cảnh dựa trên hồ sơ ghi nhận tại quốc gia EU của họ. Chứng nhận sẽ cho biết một người đã được chủng ngừa, có xét nghiệm âm tính gần đây hoặc từng nhiễm bệnh và bình phục.
Ngày 20/5, EU – Liên minh châu đã đạt được thỏa thuận về hộ chiếu vaccine, chính thức áp dụng vào ngày 1/7/2021
Chứng nhận cho phép du lịch trong nội bộ 27 nước thành viên EU có hiệu lực 12 tháng.
Gần 40% người trưởng thành ở EU đã được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên.
Sau khi đã đạt được thỏa thuận, Nghị viện Châu Âu dự kiến sẽ thông qua điều luật trong tuần kể từ ngày 7.6 và cho phép hơn một chục quốc gia EU, bao gồm cả Pháp và Tây Ban Nha, thử nghiệm hệ thống này trước khi ra mắt vào ngày 1.7.
Ngoài ra, các nước EU cũng thống nhất về việc cho phép các thành viên phê duyệt những loại vaccine COVID-19 chưa được EU thông qua. Quy định này bao gồm các thành viên không thuộc EU của khu vực Schengen gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Yêu Cầu Nghiên Cứu ‘Hộ Chiếu Vaccine’, Mở Lại Đường Bay Quốc Tế
Phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương vào sáng nay, 17/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đối với dịch COVID-19, chúng ta đã nhận diện chính xác mức độ nguy hiểm của dịch và đã sớm kích hoạt hệ thống phòng bệnh quốc gia kịp thời, đưa ra giải pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh và thực lực của đất nước. Những phương châm, thông điệp chỉ đạo tương đối rõ ràng và hệ thống. Chúng ta đã phát động được công cuộc phòng chống dịch với “mỗi gia đình thực sự là một pháo đài, mỗi người dân thực sự là một chiến sĩ”, tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, không để mầm bệnh lan rộng, kéo dài, được phát huy.
Nghiên Cứu Áp Dụng “Hộ Chiếu Vaccine” Tại Việt Nam
Dịch bệnh thế giới suy giảm, tiêm chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia và đang được triển khai khẩn trương tại nước ta theo lộ trình. Tuy nhiên, chủng virus mới nguy hiểm hơn đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực, không trừ tỉnh nào, đơn vị nào, công dân nào. Thủ tướng nhấn mạnh, nếu chúng ta lơ là, chủ quan, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Đồng thời chúng ta quyết tâm tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo vệ sức khỏe của người dân, đưa cuộc sống trở lại bình thường để phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới. “Đây là một yêu cầu rất khó điều hành, xử lý. Chúng ta phải khéo léo, kịp thời”, Thủ tướng nói. Khi khó khăn chúng ta bình tĩnh, khi có dịch bệnh thì kiên quyết.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Gói an sinh xã hội thứ hai đối với những doanh nghiệp khó khăn, những người dân bị thiệt hại vẫn tiếp tục đặt ra trong giai đoạn tới.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư trong thời gian tới để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với COVID-19.
“Chúng ta hiểu rằng một bộ phận người dân, một bộ phận doanh nghiệp, nhất là vận tải, dịch vụ, du lịch rất khó khăn. Không phải chúng ta chỉ thấy thành tích mà còn thấy những tồn tại, bất cập trong xã hội, một bộ phận người dân đang thiếu việc làm. Chúng ta tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ bổ sung, đưa chính sách phù hợp, phục hồi những ngành bị ảnh hưởng, đặc biệt là du lịch và hàng không”, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng cho biết, ông đã nhận được khuyến cáo của Hội đồng tư vấn du lịch, đồng thời đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao nghiên cứu đề xuất của Hội đồng tư vấn du lịch và kinh nghiệm các nước để đề xuất rõ hơn với Chính phủ trong điều hành.
Đối với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải chủ động xây dựng phương án chống dịch, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn với phương châm 4 tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng dịch, quán triệt phương châm “truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp” và thực hiện cách ly tập trung ngay với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), hạn chế mức thấp nhất tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế xã hội.
Đối với Bộ Y tế, khẩn trương tổ chức thực hiện tốt tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, đúng đối tượng, hướng tới thực hiện tiêm chủng toàn dân, xem xét tiếp cận nguồn vaccine khác nhau, đánh giá kỹ mức độ an toàn vaccine, tiếp tục nghiên cứu phát triển vaccine trong nước để sớm đưa vào sử dụng, chậm nhất vào năm 2022.
Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine”.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, cửa khẩu, cảng biển, ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là tại các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp cố tình nhập cảnh trái phép, duy trì chấp hành nghiêm kỷ luật quy định khi thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Công an chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn dân cư, chấp hành nghiêm khai báo lưu trú, tạm trú, nhất là khai báo y tế.
Cơ quan báo chí thông tin về tình hình dịch bệnh kịp thời, chính xác để cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống COVID-19.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” và giao thương có sự kiểm soát.
Thủ tướng cũng đề nghị Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội, các tổ chức đoàn thể tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp để tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, cảnh giác với tình hình dịch bệnh, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch trên tinh thần “lúc khó thì bình tĩnh, lúc tốt không mất cảnh giác”.
Tiếp Tục Tổ Chức Tiêm Vaccine AstraZeneca Đối Với Các Công Dân Việt Nam
Quy mô tiêm chủng vaccine COVID-19 rất lớn nên một số ý kiến nhấn mạnh yêu cầu phải đảm đảm tiêm an toàn. Đề cập vấn đề phản ứng sau tiêm vaccine AstraZeneca đang rất được người dân quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu cụ thể, đến cuối giờ chiều 16/3, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng cho tổng cộng 20.695 cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Trong đó, 4.078 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm. Số phản ứng nặng chỉ có 5 người phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Các trường hợp này được xử lý và đều đã ổn định sức khỏe.
“Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế tiến hành tiêm vaccine COVID-19 phải vừa tiêm, vừa theo dõi đánh giá một cách cẩn trọng và an toàn. Trên báo cáo, có 16 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm vaccine, tuy nhiên, Hội đồng Tiêm chủng đã đánh giá lại và xác định chỉ có 5 trường hợp phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Trường hợp độ 3 này là do công tác cấp cứu không thực hiện theo phác đồ của Bộ Y tế. Chúng tôi đã cử các chuyên gia tới chấn chỉnh cơ sở tiêm này để thực hiện tốt trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Cũng theo người đứng đầu ngành y tế, trước thông tin về các trường hợp trên thế giới bị đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca, Bộ Y tế đã liên tục đánh giá, theo dõi: “Đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm. Bộ Y tế vẫn yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tiếp tục tập huấn cho các cán bộ y tế, đồng thời tổ chức các điểm tiêm, cơ sở tiêm phù hợp, an toàn. Tới đây, các cơ sở y tế tiếp tục tổ chức tiêm vaccine COVID-19”
Ngày 20/5, EU – Liên Minh Châu Đã Đạt Được Thỏa Thuận Về Hộ Chiếu Vaccine, Chính Thức Áp Dụng Vào Ngày 1/7/2021
Reuters đưa tin, các nhà lập pháp Nghị viện Châu Âu và Chủ tịch luân phiên EU Bồ Đào Nha đại diện cho các quốc gia thành viên đã đạt được thỏa thuận về ”hộ chiếu vaccine” sau vòng đàm phán thứ 4 vào chiều 20.5.
“Chúng ta sẽ không lặp lại cơn ác mộng của mùa hè 2020” – Juan Fernando Lopez Aguilar, nhà lập pháp dẫn đầu phái đoàn Tây Ban Nha, tuyên bố trong cuộc họp báo.
Chứng chỉ vaccine sẽ có dạng mã QR trên điện thoại thông minh hoặc trên giấy tờ, cho phép nhà chức trách xác định tình trạng sức khỏe của du khách nhập cảnh dựa trên hồ sơ ghi nhận tại quốc gia EU của họ. Chứng nhận sẽ cho biết một người đã được chủng ngừa, có xét nghiệm âm tính gần đây hoặc từng nhiễm bệnh và bình phục.
Ngày 20/5, EU – Liên minh châu đã đạt được thỏa thuận về hộ chiếu vaccine, chính thức áp dụng vào ngày 1/7/2021
Chứng nhận cho phép du lịch trong nội bộ 27 nước thành viên EU có hiệu lực 12 tháng.
Gần 40% người trưởng thành ở EU đã được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên.
Sau khi đã đạt được thỏa thuận, Nghị viện Châu Âu dự kiến sẽ thông qua điều luật trong tuần kể từ ngày 7.6 và cho phép hơn một chục quốc gia EU, bao gồm cả Pháp và Tây Ban Nha, thử nghiệm hệ thống này trước khi ra mắt vào ngày 1.7.
Ngoài ra, các nước EU cũng thống nhất về việc cho phép các thành viên phê duyệt những loại vaccine COVID-19 chưa được EU thông qua. Quy định này bao gồm các thành viên không thuộc EU của khu vực Schengen gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
Nguồn bài viết: https://gig.com.vn/ho-chieu-vaccine/