Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 2

vantrung.bme

Senior Member
PHẦN III. NUÔI CẤY VI SINH – VẬN HÀNH HỆ THỐNG
3.1. Kiểm tra lượng bùn vi sinh – bổ xung dưỡng chất cho vi sinh
Kiểm tra lượng bùn vi sinh

  • Việc kiểm tra lượng bùn vi sinh trong quá trình nuôi cấy là cần thiết và cần thực hiện định kỳ.
  • Dụng cụ kiểm tra bùn vi sinh là ống đong 1000 ml, cốc thủy tinh hoặc ly nhựa trong suốt.
  • Sau thời gian sục khí ban đầu thì tiến hành lấy 1000 ml hỗn hợp bùn vi sinh để trong ống đong, chai nhựa để hỗn hợp bùn vi sinh lắng xuống trong thời gian 30 phút.
  • Ghi chép nồng độ bùn vi sinh lắng ở đáy ống theo đơn vị %.
  • Kiểm tra nồng độ bùn vi sinh sau khi cấp bùn đạt từ 5 – 40 % thì đảm bảo.
  • Nồng độ bùn thấp <5% thì cần kiểm tra bùn bị lắng dưới đáy bể không tan bằng việc sục khí bằng ống xuống đáy bể hoặc do cung cấp không đủ nồng độ bùn vi sinh.
  • Nồng độ bùn vi sinh trong bể vi sinh hiếu khí cần đảm bảo đủ để chuyển sang cụm bể vi sinh thiếu khí (nếu có).
Đo nồng độ bùn vi sinh đạt 40%
Hình 8. Đo nồng độ bùn vi sinh đạt 40%
Đo nồng độ bùn vi sinh đạt 40%
Hình 9. Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính – Đo nồng độ bùn vi sinh đạt 40%
Bổ xung dưỡng chất cho vi sinh phát triển
  • Sau khi cấp bùn – sục khí 36h – kiểm tra nồng độ bùn vi sinh trong bể phù hợp thì cần bổ xung dưỡng chất cho vi sinh phát triển ổn định – gia tăng sinh khối.
  • Dưỡng chất cho vi sinh phát triển bao gồm hỗn hợp nước thải và dinh dưỡng (Mật rỉ, metanol, cám gao, phân). Tùy theo nồng độ chất ô nhiễm trong dòng nước thải mà cần bổ xung thêm dưỡng chất cho phù hợp.
  • Ví dụ đối với các dòng nước thải chuên biệt như sau :
  • Nước thải sinh hoạt : COD thấp, TN, TP cao thì chỉ cần bổ xung thêm dưỡng chất dạng Mật rỉ, cám gạo, metanol.
  • Nước thải chăn nuôi, thủy sản, thuộc da : COD cao, TN, TP cao thì không cần bổ xung thêm dưỡng chất.
  • Nước thải dệt nhuộm, sản xuất : COD cao, TN, TP thấp thì cần bổ xung thêm từ 1 – 2 kg Ure và 0.5 -1 kg Lân cho 100 m3 nước thải.
Bổ xung mật rỉ đường vào bể vi sinh hiếu khí
Hình 10. Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính – Bổ xung mật rỉ đường vào bể vi sinh hiếu khí
3.1. Quá trình nuôi cấy vi sinh
Các giao đoạn của quá trình nuôi cấy vi sinh
GĐ 1 : Chuẩn bị nuôi cấy và đổ bùn vi sinh vào bể vi sinh.
GĐ 2 : Sục khí cho cụm bể vi sinh trong 36 – 48 h.
Bùn vi sinh sau khi sục được 36h với mực nước 1/3 bể
Hình 11. Bùn vi sinh sau khi sục được 36h với mực nước 1/3 bể
GĐ 3 : Từ ngày 2 – 4 kiểm tra nồng độ bùn vi sinh và bổ xung thêm nước thải vào bể vi sinh hiếu khí.
  • Ngày 2 : Cấp từ từ thêm 30% thể tích bể vi sinh hiếu khí bằng nước thải sinh hoạt hoặc pha loãng bằng nước sạch với các loại nước thải ô nhiễm cao.
  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh.
Nồng độ vi sinh ban đầu đạt 8 – 10%
Hình 12. Nồng độ vi sinh ban đầu đạt 8 – 10%
  • Ngày 3 : Cấp từ từ thêm cho đầy thể tích bể vi sinh hiếu khí bằng nước thải sinh hoạt hoặc pha loãng bằng nước sạch với các loại nước thải ô nhiễm cao.
  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh.
Thể tích bể vi sinh đạt 70% thể tích
Hình 13. Thể tích bể vi sinh đạt 70% thể tích
  • Ngày 4 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 30% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.
  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh cần đạt từ 10 – 30% khi tới ngày thứ 4. Nếu nồng độ bùn thấp cần tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 thêm 2 – 3 ngày nữa.
Nồng độ vi sinh ban đầu đạt 18 – 20%
Hình 14. Nồng độ vi sinh ban đầu đạt 18 – 20%
GĐ 4 : Từ ngày 5 – 7 vận hành tăng công suất xử lý – vận hành hệ thống liên tục
  • Ngày 5 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 40% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.
  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 15 – 30%.
Chạy hệ thống tràn qua bể lắng vi sinh
Hình 15. Chạy hệ thống tràn qua bể lắng vi sinh
  • Ngày 6 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 60% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.
  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 15 – 30%.
  • Ngày 7 : Cấp từ từ thêm cho bể vi sinh hiếu khí tràn qua bể lắng sinh học với công suất đạt 80% công suất thiết kế, bật bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh hiếu khí để duy trì nồng độ.
  • Cấp thêm mật rỉ đường, metanol vào bể vi sinh hiếu khí để tăng sinh khối nhanh với lượng mật rỉ sử dụng là 0.2 kg mật rỉ/1 m3 nước thải cấp vào bể. Cấp thêm Ure – lân nếu nước thải thiếu TN, TP.
  • Sục khí liên tục trong thời gian này, cuối ngày kiểm tra nồng độ bùn vi sinh. Nồng độ bùn vi sinh trong giai đoạn này cần đạt từ 20 – 30%.
  • Tiến hành bơm bùn vi sinh từ bể lắng vi sinh về bể vi sinh thiếu khí (nếu có), chuyển hỗn hợp bùn vi sinh đều toàn bộ hệ vi sinh thiếu khí – hiếu khí.
GĐ 5 : Từ ngày 8 trở đi vận hành hệ thống liên tục – kiểm tra hệ thống vi sinh thường xuyên
  • Sau khi chuyển hỗn hợp bùn vi sinh qua toàn bộ hệ thống, vận hành hệ thống xử lý theo thiết kế.
  • Ngưng bổ xung thêm dưỡng chất : mật rỉ, metanol, Ure, Lân…
  • Kiểm tra chất lượng nước thải trước khi vào vào cụm bể vi sinh thiếu khí – hiếu khí và nước thải sau xử lý của bể lắng vi sinh.
  • Sau khi có kết quả phân tích mới tiến hành quyết định có bổ xung thêm dưỡng chất cho vi sinh hay không.
  • Vận hành hệ thống ổn định – duy trì nồng độ bùn vi sinh trong bể hiếu khí ở mức từ 15 – 40% tùy theo loại nước thải.
Định kỳ kiểm tra, theo dõi vi sinh
Hình 16. Định kỳ kiểm tra, theo dõi vi sinh
PHẦN IV. CÁC SỰ CỐ – LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY VI SINH
4.1. Nồng độ bùn vi sinh không đảm bảo
Nồng độ vi sinh thấp

  • Khi đo nồng độ bùn vi sinh trong bể <5% thì nồng độ bùn vi sinh không phù hợp cho quá trình vận hành hệ thống. Cần kiểm tra lại các nguyên nhân sau:
  • Hệ thống sục khí không đều – bùn vi sinh bị lắng ở các vị trí góc bể, dưới đĩa thổi khí. Cần sử dụng 1 đường ống khí riêng sục di động ở các góc bể, dưới đĩa thổi khí trong từ 2 – 4 ngày để bùn vi sinh tan hết.
  • Bùn vi sinh bị bơm về bể chứa bùn, sân phơi bùn hoặc thất thoát do bể bị thấm.
  • Lượng bùn vi sinh tính toán không đủ : Cần đặt thêm bùn vi sinh hoặc tăng thời gian nuôi cấ vi sinh trong giai đoạn 3 thành 5 – 7 ngày cho phù hợp.
Nồng độ vi sinh cao
  • Khi đo nồng độ bùn vi sinh trong bể <50 % khi bể vi sinh đã đầy thì nồng độ bùn vi sinh dư cho quá trình vận hành hệ thống. Cần kiểm tra lại các nguyên nhân sau:
  • Bơm bùn vi sinh về đều các bể sinh học thiếu khí – hiếu khí hoàn toàn.
  • Lượng mật rỉ, cám gạo, metanol cấp cho quá trình nuôi cấy nhiều – cần giảm lượng dưỡng chất cấp vào hệ thống xử lý.
  • Xả bùn vi sinh dư từ bể lắng về chứa bùn hoặc sân phơi, máy ép bùn.
Nồng độ bùn vi sinh cao – cần xả bớt bùn dư
Hình 17. Nồng độ bùn vi sinh cao – cần xả bớt bùn dư
4.2. Bể vi sinh hiếu khí nổi bọt
Bọt trắng tan nhanh

  • Bọt vi sinh trắng, tan nhanh xuất hiện khi hệ thống xử lý hoạt động với công suất thấp hơn công suất thiết kế hoặc nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng thải ít.
  • Hiện tường thường xuất hiện khi đang nuôi cấy vi sinh. Cần kiểm tra nồng độ bùn vi sinh sau lắng 30 phút từ 15 – 30% thì phù hợp.
  • Nồng độ bùn vi sinh thấp cần bổ xung thêm dưỡng chất cho vi sinh phát triển ổn định.
Bọt vi sinh nổi trắng
Hình 18. Bọt vi sinh nổi trắng
Bọt nâu tan chậm
  • Bọt trên mặt bể vi sinh màu nâu, tan chậm xuất hiện do vi sinh hoạt động thiếu dưỡng chất trong thời gian dài.
  • Hiện tường thường xuất hiện khi ngưng cấp nước thải trong thời gian dài. Cần kiểm tra nồng độ bùn vi sinh sau lắng 30 phút từ 15 – 30% thì phù hợp.
  • Nồng độ bùn vi sinh thấp cần bổ xung thêm dưỡng chất cho vi sinh phát triển ổn định.
Bọt vi sinh nổi vàng, khó tan
Hình 20. Bọt vi sinh nổi vàng, khó tan
Bọt trắng có đốm đen trên bề mặt bọt
  • Bọt trên mặt bể vi sinh trắng hoặc nâu, có đốm đen bùn vi sinh, bọt tan chậm xuất hiện do vi sinh bị sốc trước nồng độ chất ô nhiễm cao hoặc bùn vi sinh bị già (COD, TN trong nước thải cao).
  • Cần đo thêm chỉ số pH trong bể vi sinh hiếu khí nếu pH trong bể vi sinh không tăng thì cần giảm lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm xuống thấp.
  • Nếu pH trong bể vi sinh hiếu khí tăng thì vi sinh đang bị chết và cần có biện pháp xử lý kịp thời
  • Giảm lượng nước thải cấp vào bể vi sinh.
  • Đo nồng độ bùn vi sinh trong bể hiếu khí, duy trì mức 30 – 50 %. Nếu bùn nhiều cần xả bùn dư để vi sinh phát triển tốt.
Bọt vi sinh chết nổi kín mặt bể
Hình 21. Bọt vi sinh chết nổi kín mặt bể
Bọt vi sinh bị sốc – trong nước thải có nhiều chất tẩy rửa
Hình 22. Bọt vi sinh bị sốc – trong nước thải có nhiều chất tẩy rửa
Bọt vi sinh hiếu khí phát triển bình thường
  • Bọt trên mặt bể vi sinh trắng hoặc nâu chiếm 10 – 30% diện tích mặt bể.
  • Bọt vi sinh tan nhanh, pH trong bể vi sinh ở cuối bể thấp hơn đầu bể.
Nồng độ bùn vi sinh ổn định – 30%

Hình 23. Nồng độ bùn vi sinh ổn định – 30%
4.3. Bể vi sinh thiếu khí nổi bọt, bùn
  • Bể vi sinh thiếu khí (Anoxic) có nhiều bọt, bùn nổi chứng tỏ hệ vi sinh thiếu khí đang khử Nitrat (xử lý Nito) đảm bảo.
Bùn vi sinh nổi trên bề mặt bể thiếu khí

Hình 24. Bùn vi sinh nổi trên bề mặt bể thiếu khí
Hotline : 0917 34 75 78 – Mr Thành – Email : kythuat.bme@gmail.com
Huong-dan-nuoi-cay-bun-vi-sinh-hoat-tinh-He-vi-sinh-on-dinh-1.jpg

Huong-dan-nuoi-cay-bun-vi-sinh-hoat-tinh-He-vi-sinh-on-dinh-2.jpg

Hệ vi sinh ổn định
Ngoài ra công ty Môi trường Bình Minh còn thực hiện các dịch vụ sau :
Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh hoạt tính sử dụng bùn vi sinh hoạt tính dạng ly tâm.
Báo giá hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp
Xử lý nước thải chăn nuôi chi phí thấp
Bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất
Vận hành hệ thống xử lý nước thải
Thiết kế thi công, nâng cấp, bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải
Xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) chi phí thấp toàn quốc
Xử lý nước thải bệnh viện
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,652
Messages
71,551
Members
56,910
Latest member
fdsdggbds
Back
Top