Ôn tập nhanh quần thể, quần xã SV

duonghoang

Senior Member
CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT



  1. Môi trường sống của sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật.
  2. Môi trường bao gồm : Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.
  3. Các nhân tố sinh thái : l tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
  4. Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
  5. Nhân tố hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường và là mối quan hệ giữa các sinh vật.
  6. Giới hạn sinh thái :khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
  7. Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
  8. Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
  9. Ổ sinh thái : của 1 loài là một không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
  10. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman): Động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có kích thước > động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới
  11. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai ,đuôi, chi (quy tắc Anlen): động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước tai, đuôi ,chi < động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới.
  12. Từ Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) và quy tắc về kích thước các bộ phận tai ,đuôi, chi (quy tắc Anlen) rút ra kết luận tỉ số S/V giảm góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.
  13. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới
  14. Quá trình hình thành quần thể sinh vật : Cá thể phát tán " môi trường mới " CLTN tác động " cá thể thích nghi " quần thể
  15. Quan hệ hỗ trợ: các cá thể hỗ trợ nhau trong các hđ sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản.
  16. Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ : Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với các điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,… Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.
  17. Quan hệ cạnh tranh: các cá thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở, con đực cái…
  18. Ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh : Nhờ có quan hệ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.
  19. Đặc trưng cơ bản của quần thể là những dấu hiệu để phân biệt quần thể này với quần thể khác.
  20. Các đặc trưng của quần thể : tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước quần thể, tăng trưởng của quần thể, … quan hệ giữa quần thể với môi trường sống.
  21. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
  22. Các nhóm tuổi : nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, và nhóm tuổi sau sinh sản.
  23. Kiểu phân bố :
- Phân bố theo nhóm: thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài, các cá thể hỗ trợ nhau.VD: các cây bụi
- Phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. VD: chim hải âu làm tổ
- Phân bố ngẫu nhiên: tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. VD: các loài cây gỗ trong rừng.

  1. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
  2. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
- Kích thước tối đa: là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của MT.
  1. Tăng trưởng của quần thể :
- Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J)
- Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng của quần thể giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S)

  1. Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể
  2. Các hình thức biến động số lượng cá thể: Biến động theo chu kỳ và biến động số lượng không theo chu kỳ
  3. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể : Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh ( khí hậu, thổ nhưỡng) và sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh (cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt)
  4. Trạng thái cân bằng cuả quần thể đạt được khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  5. Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau như một thể thống nhất do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
  6. Các đặc trưng cơ bản của quần xã :
- Đặc trưng về thành phần loài:
+ Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài: chỉ mức độ đa dạng, sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã
+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.
Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài ưu thế vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường.
Ví dụ: Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.
Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.
+ Loài đặc trưngloài chỉ có ở một quần xã nào đó.
Ví dụ: cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.

- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian:
+ Theo chiều thẳng đứng:
Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biển, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.
+ Theo chiều ngang: Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển, vùng gần bờ, thành phần sinh vật rất phong phú; ra khơi xã số lượng các loài ít dần. Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.
  1. Các mối quan hệ trong quần xã : Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng.

on tap nhanh sinh thai 12.JPG


  1. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã
  2. Diễn thế sinh thái: là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự thay đổi của MT.
  3. Các loại diễn thế sinh thái gồm 2 loại : Diễn thế nguyên sinhdiễn thế thứ sinh.
on tap nhanh sinh thai 12 2.JPG


91. Nguyên nhân gây ra diễn thế :
- Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
- Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top