duonghoang
Senior Member
Học tất cả các phần, không bỏ qua bất kỳ một kiến thức cơ bản nào có trong chương trình.
- Không nên học thuộc lòng cả bài, cả chương theo như sách giáo khoa. Việc học thuộc lòng từng bài các em có thể thực hiện được khá nhanh nhưng lại mau quên, không biết tóm tắt các ý của bài, không phân biệt được ý chính, ý phụ.
- Không nên quá chú trọng vào việc tìm những câu hỏi khó, quá lắt léo mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Tránh đi vào chi tiết mà không quan tâm đến tổng thể. Ví dụ, chỉ biết học thuộc lòng các chi tiết của từng bài riêng rẽ mà không thấy được các chi tiết, các bài học và các chương có quan hệ với nhau ra sao.
- Chia các phần chính trong sách giáo khoa thành các chuyên đề. Học theo chuyên đề mà không học theo các câu hỏi cụ thể. Các chuyên đề lớn lại được chia nhỏ thành các đơn vị kiến thức, sau đó sưu tầm các câu hỏi có liên quan đến chuyên đề mình đã học.
- Đối với mỗi đơn vị kiến thức cần học theo cách: nắm chắc khái niệm, cơ chế, ý nghĩa, ví dụ. Chẳng hạn, khi học về đột biến đa bội thể cần học khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội, phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bội trong chọn giống và trong tiến hóa, nêu được một số ví dụ về các dạng đa bội.
- Không nên học dàn trải tất cả vấn đề trong một buổi ôn tập mà mỗi buổi ôn tập chỉ ôn một chuyên đề hoặc một vấn đề đã được định sẵn.
- Ôn tập có kiến thức vững vàng trước, rồi sau đó mới tham gia trả lời các câu hỏi, không được vừa ôn kiến thức, chưa vững vàng đã trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Ôn tập theo thứ tự ưu tiên. Mặc dù đề thi sẽ ra bao quát gần như toàn bộ chương trình nhưng không thể không có trọng tâm. Nếu bám sát theo sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT thì trọng tâm rơi vào lớp 12. Tuy nhiên vẫn có cả chương trình sinh học lớp 11 và 10 nhưng số lượng sẽ không nhiều.
- Liên hệ vận dụng kiến thức: kiểu vận dụng kiến thức đơn giản là giải các bài tập. Trong quá trình làm bài tập cần nắm vững các bước giải và dữ kiện của bài toán để biện luận, loại trừ các phương án gây nhiễu. Tuy nhiên, tránh đi vào những bài tập quá phức tạp vì mức độ ưu tiên khi ra đề của loại này là khá thấp.
Ngoài kiến thức, muốn làm bài thi tốt cần phải có kinh nghiệm hay gọi là mẹo làm bài trắc nghiệm. Mẹo này như sau, các em cùng thử xem:
- Đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi.
- Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau.
- Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian. Đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội giành điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau (vì các câu trong trắc nghiệm điểm như nhau, không kể dễ hay khó).
- Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.
- Không nên thử vận may bằng đánh dấu một loại đáp án.
- Tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm.
- Đối với bài tập nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho coi như đã có kết quả thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng.
- Không nên học thuộc lòng cả bài, cả chương theo như sách giáo khoa. Việc học thuộc lòng từng bài các em có thể thực hiện được khá nhanh nhưng lại mau quên, không biết tóm tắt các ý của bài, không phân biệt được ý chính, ý phụ.
- Không nên quá chú trọng vào việc tìm những câu hỏi khó, quá lắt léo mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Tránh đi vào chi tiết mà không quan tâm đến tổng thể. Ví dụ, chỉ biết học thuộc lòng các chi tiết của từng bài riêng rẽ mà không thấy được các chi tiết, các bài học và các chương có quan hệ với nhau ra sao.
- Chia các phần chính trong sách giáo khoa thành các chuyên đề. Học theo chuyên đề mà không học theo các câu hỏi cụ thể. Các chuyên đề lớn lại được chia nhỏ thành các đơn vị kiến thức, sau đó sưu tầm các câu hỏi có liên quan đến chuyên đề mình đã học.
- Đối với mỗi đơn vị kiến thức cần học theo cách: nắm chắc khái niệm, cơ chế, ý nghĩa, ví dụ. Chẳng hạn, khi học về đột biến đa bội thể cần học khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội, phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bội trong chọn giống và trong tiến hóa, nêu được một số ví dụ về các dạng đa bội.
- Không nên học dàn trải tất cả vấn đề trong một buổi ôn tập mà mỗi buổi ôn tập chỉ ôn một chuyên đề hoặc một vấn đề đã được định sẵn.
- Ôn tập có kiến thức vững vàng trước, rồi sau đó mới tham gia trả lời các câu hỏi, không được vừa ôn kiến thức, chưa vững vàng đã trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Ôn tập theo thứ tự ưu tiên. Mặc dù đề thi sẽ ra bao quát gần như toàn bộ chương trình nhưng không thể không có trọng tâm. Nếu bám sát theo sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT thì trọng tâm rơi vào lớp 12. Tuy nhiên vẫn có cả chương trình sinh học lớp 11 và 10 nhưng số lượng sẽ không nhiều.
- Liên hệ vận dụng kiến thức: kiểu vận dụng kiến thức đơn giản là giải các bài tập. Trong quá trình làm bài tập cần nắm vững các bước giải và dữ kiện của bài toán để biện luận, loại trừ các phương án gây nhiễu. Tuy nhiên, tránh đi vào những bài tập quá phức tạp vì mức độ ưu tiên khi ra đề của loại này là khá thấp.
Ngoài kiến thức, muốn làm bài thi tốt cần phải có kinh nghiệm hay gọi là mẹo làm bài trắc nghiệm. Mẹo này như sau, các em cùng thử xem:
- Đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi.
- Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau.
- Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian. Đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội giành điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau (vì các câu trong trắc nghiệm điểm như nhau, không kể dễ hay khó).
- Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.
- Không nên thử vận may bằng đánh dấu một loại đáp án.
- Tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm.
- Đối với bài tập nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho coi như đã có kết quả thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng.
Cô LÊ NGUYÊN HƯƠNG
(Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội)
(Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội)