huenguyen1234
Junior Member
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn giống lúa bản địa Việt Nam chịu ngập ở giai đoạn nẩy mầm ở mức phân tử, nhằm xác định mối quan hệ di truyền giữa các nguồn gen địa phương khác nhau phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn gen lúa chịu ngập bản địa của Việt Nam.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Hiểu biết về đa dạng di truyền của các nguồn gen lúa chịu ngập tạo cơ sở lý luận cho việc chọn lọc, phục tráng để nâng cao tiềm năng di truyền của các giống lúa chịu ngập trong sản xuất.
Phát hiện sai khác di truyền của các giống lúa chịu ngập có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các allele hiếm, allele đặc trưng để nhận dạng chính xác các nguồn gen ưu tú giúp định hướng cho công tác thu thập bảo tồn đa dạng nguồn gen lúa chịu ngập ở mức phân tử. Phục vụ công tác lai tạo và nghiên cứu lập bản đồ di truyền, nhằm định vị QTL/gen liên kết với tính trạng chịu ngập.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đa dạng di truyền thông qua các chỉ thị phân tử (SSR) góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo tốt, năng suất cao, có khả năng chịu ngập ở giai đoạn nảy mầm, phù hợp với điều kiện canh tác lúa gieo sạ tại mô hình cánh đồng mẫu lớn của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu là cứu là tập đoàn các giống lúa chịu ngập ở giai đoạn nảy mầm được thu thập ở nhiều địa phương khác nhau, các giống này đang được lưu giữ và bảo tồn tại ngân hàng gen Cây trồng Quốc gia (Trung tâm Tài nguyên Thực vật).
Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn giống lúa bản địa Việt Nam chịu ngập ở giai đoạn nẩy mầm ở mức phân tử, nhằm xác định mối quan hệ di truyền giữa các nguồn gen địa phương khác nhau phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn gen lúa chịu ngập bản địa của Việt Nam.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Hiểu biết về đa dạng di truyền của các nguồn gen lúa chịu ngập tạo cơ sở lý luận cho việc chọn lọc, phục tráng để nâng cao tiềm năng di truyền của các giống lúa chịu ngập trong sản xuất.
Phát hiện sai khác di truyền của các giống lúa chịu ngập có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các allele hiếm, allele đặc trưng để nhận dạng chính xác các nguồn gen ưu tú giúp định hướng cho công tác thu thập bảo tồn đa dạng nguồn gen lúa chịu ngập ở mức phân tử. Phục vụ công tác lai tạo và nghiên cứu lập bản đồ di truyền, nhằm định vị QTL/gen liên kết với tính trạng chịu ngập.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đa dạng di truyền thông qua các chỉ thị phân tử (SSR) góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo tốt, năng suất cao, có khả năng chịu ngập ở giai đoạn nảy mầm, phù hợp với điều kiện canh tác lúa gieo sạ tại mô hình cánh đồng mẫu lớn của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu là cứu là tập đoàn các giống lúa chịu ngập ở giai đoạn nảy mầm được thu thập ở nhiều địa phương khác nhau, các giống này đang được lưu giữ và bảo tồn tại ngân hàng gen Cây trồng Quốc gia (Trung tâm Tài nguyên Thực vật).