minhlanh060295
Junior Member
Trong nghiên cứu, người nghiên cứu thường tập trung vào việc hạn chế sai số trong thí nghiệm bằng việc tối ưu hóa phương pháp nghiên cứu, thao tác làm thí nghiệm và vật liệu mẫu nhưng ít khi quan tâm đến chất lượng của hóa chất trong nghiên cứu, đặc biệt là độ tinh khiết của hóa chất. Độ tinh khiết của hóa chất ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình phản ứng trong thí nghiệm và từ đó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng người nghiên cứu có thể nhìn thấy. Các tạp chất không xác định trong hóa chất sau quá trình sản xuất sẽ làm làm hao hụt 1 lượng nhỏ chất phản ứng, từ đó ảnh hưởng đến phản ứng trong thí nghiệm, đồng thời các tạp chất không xác định đó có thể gây ức chế hoặc tác động đến sản phẩm theo một cách thức nào đó. Chính điều này sẽ làm giảm độ tin cậy của kết quả thí nghiệm. Nếu sử dụng hóa chất với độ tinh khiết cao, người nghiên cứu sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sai số do hóa chất và nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Đồng thời, việc sử dụng hóa chất có độ tinh khiết cao sẽ rút ngắn thời gian nghiên cứu do người nghiên cứu không cần phải làm lại thí nghiệm nhiều lần để kiểm tra độ tin cậy của kết quả, điều đó cũng làm giảm đi lượng hóa chất tiêu hao khi lặp lại thí nghiệm quá nhiều lần. Nếu bạn nào có các ý kiến hoặc nghiên cứu cụ thể nào liên quan đến chủ đề này có thể cùng nhau chia sẻ.