Đề thi duyên hải đồng bằng bắc bộ môn Sinh học lớp 11 năm 2016 - Đề đề xuất trường THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ. Đề thi có thời gian làm bài 180 phút, có 3 trang, 10 câu hỏi.
Câu 1.
a) Cho các nguyên tố khoáng sau: N, P, K, S, Mg, Fe, Mn, Mo, Ca, Cu. Hãy nêu tóm tắt vai trò của các nguyên tố liên quan tới:
- Cấu tạo diệp lục
- Quá trình quang phân li nước
- Sự bền vững của thành tế bào
- Quá trình cố định nito khí quyển
b) Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi nước của cây sống trong điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí? Giải thích?
Câu 2.
a) Ở cây Thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm ta thấy có vị chua, nhưng hái lá nhai vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều). Giải thích?
b) Dung dịch phenol có màu vàng khi môi trường có CO2, có màu đỏ khi trong môi trường không có CO2. Cho các dụng cụ và hóa chất sau: một cốc đựng phenol, một chậu cây nhỏ, một chuông thủy tinh kín. Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh CO2 là nguyên liệu của quang hợp?
Để thí nghiệm cho kết quả tốt nhất nên sử dụng cây thí nghiệm là cây C3 hay cây C4?
Câu 3. Thực vật có hai hình thức hô hấp đều cần oxi nhưng khác nhau về bản chất. Hãy nêu sự khác nhau giữa hai hình thức này? ( đối tượng, điều kiện, nơi xảy ra và sản phẩm)
Câu 4.
a) Tại sao ở một số cây một lá mầm khi cắt ngọn thì cây ngừng sinh trưởng, còn ở cây hai lá mầm thì vẫn tiếp tục sinh trưởng?
b) Cho biết mối liên quan giữa nồng độ Auxin lên sự sinh trưởng của rễ và thân cây theo đồ thị sau:
c) So sánh hướng động tiếp xúc và ứng động tiếp xúc ở thực vật?
Câu 5: Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm phép thử nhằm giúp cây ra hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa.
A Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở loài thực vật B.
b Trình bày 2 thí nghiệm để kiểm chứng 2 giả thuyết đã đưa ra.
Câu 6:
a) Protein trong thức ăn được tiêu hóa như thế nào trong dạ dày người?
b) Cơ chế điều tiết nhũ trấp từ dạ dày xuống ruột non ở người diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự điều tiết đó?
Câu 7: Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất, nhiệt độ nước quanh năm là -1,90C và nước giàu oxi. Loài cá này không có Hemoglobin và mioglobin (vì vậy chúng còn gọi là cá máu trắng) nên đã có một số điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước lạnh.
a) Hãy dự đoán có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hoàn, đường kính các mạch máu nhỏ và kích thước tim so với các loài cá có cùng kích cỡ khác không sống ở cùng cực Trái Đất. Những điều chỉnh đó có tác dụng gì?
b) Tại sao loài cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hào tan nhiều oxi?
Câu 8. Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.
a) Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?
b) Các cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?
Câu 9. Một sợi thần kinh có bao mielin. Hãy cho biết, khi bao mielin bao quanh nó bị phá huỷ thì:
a Xung thần kinh lan truyền trên sợi này bị thay đổi như thế nào?
b Khi sợi trục của sợi này bị đứt gãy, thì sự tái sinh nó có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
Câu 10.
a) Hãy giải thích cho nhận định sau đây: “Buồng trứng không những chỉ có tác động liên hệ ngược âm tính mà còn có tác động ngược dương tính đối với tuyến yên” ?
b) Một phụ nữ bị rối loạn chức vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmonn sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có gì bất thường không? Giải thích?
(baitap.edu.vn)
Câu 1.
a) Cho các nguyên tố khoáng sau: N, P, K, S, Mg, Fe, Mn, Mo, Ca, Cu. Hãy nêu tóm tắt vai trò của các nguyên tố liên quan tới:
- Cấu tạo diệp lục
- Quá trình quang phân li nước
- Sự bền vững của thành tế bào
- Quá trình cố định nito khí quyển
b) Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi nước của cây sống trong điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí? Giải thích?
Câu 2.
a) Ở cây Thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm ta thấy có vị chua, nhưng hái lá nhai vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều). Giải thích?
b) Dung dịch phenol có màu vàng khi môi trường có CO2, có màu đỏ khi trong môi trường không có CO2. Cho các dụng cụ và hóa chất sau: một cốc đựng phenol, một chậu cây nhỏ, một chuông thủy tinh kín. Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh CO2 là nguyên liệu của quang hợp?
Để thí nghiệm cho kết quả tốt nhất nên sử dụng cây thí nghiệm là cây C3 hay cây C4?
Câu 3. Thực vật có hai hình thức hô hấp đều cần oxi nhưng khác nhau về bản chất. Hãy nêu sự khác nhau giữa hai hình thức này? ( đối tượng, điều kiện, nơi xảy ra và sản phẩm)
Câu 4.
a) Tại sao ở một số cây một lá mầm khi cắt ngọn thì cây ngừng sinh trưởng, còn ở cây hai lá mầm thì vẫn tiếp tục sinh trưởng?
b) Cho biết mối liên quan giữa nồng độ Auxin lên sự sinh trưởng của rễ và thân cây theo đồ thị sau:
c) So sánh hướng động tiếp xúc và ứng động tiếp xúc ở thực vật?
Câu 5: Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm phép thử nhằm giúp cây ra hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa.
A Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở loài thực vật B.
b Trình bày 2 thí nghiệm để kiểm chứng 2 giả thuyết đã đưa ra.
Câu 6:
a) Protein trong thức ăn được tiêu hóa như thế nào trong dạ dày người?
b) Cơ chế điều tiết nhũ trấp từ dạ dày xuống ruột non ở người diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự điều tiết đó?
Câu 7: Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất, nhiệt độ nước quanh năm là -1,90C và nước giàu oxi. Loài cá này không có Hemoglobin và mioglobin (vì vậy chúng còn gọi là cá máu trắng) nên đã có một số điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước lạnh.
a) Hãy dự đoán có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hoàn, đường kính các mạch máu nhỏ và kích thước tim so với các loài cá có cùng kích cỡ khác không sống ở cùng cực Trái Đất. Những điều chỉnh đó có tác dụng gì?
b) Tại sao loài cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hào tan nhiều oxi?
Câu 8. Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.
a) Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?
b) Các cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?
Câu 9. Một sợi thần kinh có bao mielin. Hãy cho biết, khi bao mielin bao quanh nó bị phá huỷ thì:
a Xung thần kinh lan truyền trên sợi này bị thay đổi như thế nào?
b Khi sợi trục của sợi này bị đứt gãy, thì sự tái sinh nó có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
Câu 10.
a) Hãy giải thích cho nhận định sau đây: “Buồng trứng không những chỉ có tác động liên hệ ngược âm tính mà còn có tác động ngược dương tính đối với tuyến yên” ?
b) Một phụ nữ bị rối loạn chức vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmonn sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có gì bất thường không? Giải thích?
(baitap.edu.vn)