Những khó khăn khi lựa chọn nghề

nhungbunaa

Junior Member
Trong quá trình chọn nghề thường gặp những khó khăn sau đây:

1. Thiếu thông tin nghề:

Rất nhiều người chỉ biết tên gọi của nghề mà không hình dung được nội dung, hình thức, tính chất, yêu cầu... của lao động trong nghề.

2. Thiếu thông tin về thị trường lao động

Thị trường lao động là phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường. Nó hình thành phát triển và hoạt động trong mối quan hệ hữu cơ với các thị trường khác (thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ...) trong một thị trường xã hội thống nhất. Thị trường lao động biểu hiện quan hệ lao động diễn ra giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, thông qua các hợp đồng lao động.

Người lao động được đào tạo hoặc không được đào tạo đều tham gia vào thị trường lao động và bị chi phối bởi qui luật cạnh tranh, thuê mướn, lợi nhuận và hiệu quả. Do vậy, người lao động phải quan tâm đầy đủ tới chất lượng (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) - giá thành - thời điểm (đáp ứng) khi họ tham gia vào thị trường lao động. Đó là yêu cầu hết sức khắt khe đỏi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm và học nghề suốt đời của người lao động nếu như họ muốn có việc làm và thu nhập cao.
Thông tin về thị trường lao động: là những thông tin về nhu cầu sử dụng nhân lực các loại của tỉnh, thành phố trong năm kế hoạch: nhu cầu sử dụng nhân lực các loại cho các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất và cho các loại doanh nghiệp và liên doanh của các thành phần kinh tế khác.

3. Thiếu điều kiện tài chính để theo học nghề

Nhiều người đã chọn được nghề phù hợp nhưng thiếu điều kiện tài chính theo học như không đủ tiền đóng học phí, không có điều kiện để trọ học. Nhiều gia đình có con thi đỗ vào trường đại học nhưng đành phải cho con ở nhà vì thu nhập của gia đình không đủ sức cung ứng cho việc học của con em. Trong hoàn cảnh ấy, nhiều em vừa học đại học, vừa lao động. Hình thức để tạo thu nhập rất đa dạng: làm gia sư, khuân vác ở bến xe hoặc ở chợ, phục vụ trong các nhà hàng ăn uống, giúp việc gia đình...

Theo quyết định số 107/2006/QĐ-TTg Ngày 18 tháng 5 năm 2006, chỉ thị 21/2007/CT-TTg ngày 4/9/2007, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/6/2007 về tín dụng cho vay đối đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, học sinh, sinh viên sẽ được vay vốn tối đa là 800.000đ/tháng. Lãi suất cho vay hết sức ưu đãi chỉ 0,5%/tháng và lãi suất quá hạn cũng không quá 130% lãi suất vay. Đối tượng được vay vốn là những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; mồ côi... các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, không phân biệt công lập và ngoài công lập; không phân biệt chính quy hay tại chức; không phân biệt thời gian đào tạo trên một năm hay dưới một năm.

Việc vừa học vừa làm rất vất vả, song lòng yêu nghề và lý tưởng nghề là động lực để các em vượt qua khó khăn này.

4. Bị gia đình phản đối

Hiện tượng bị cha mẹ, người thân trong gia đình phản đối việc chọn nghề của các em cũng khá phổ biến. Người lớn can thiệp vào việc chọn nghề của các em thường do động cơ muốn con em mình chọn những nghề mà theo chủ quan của họ thì đó là lĩnh vực hoạt động mang lại lợi ích thiết thực.
Ví dụ: cha mẹ không cho con cái theo học nghề địa chất, nông nghiệp vì không có cơ hội ở thành phố... Trong những trường hợp như thế mà thiếu bản lĩnh thì các em sẽ không thể chọn được nghề phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân.



5. Một số khó khăn từ phía xã hội

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra những đặc điểm mới của xã hội:
- Những tri thức mới hình thành rất nhanh. Có những kiến thức được đưa vào năm thứ nhất của trường đại học, được sinh viên tiếp nhận thì khi học đến năm thứ tư chúng đã trở nên lạc hậu. Do vậy, khó khăn đầu tiên là phải nỗ lực học và luôn tham khảo các tài liệu để kiến thức đã tiếp thu sẽ được "trẻ hóa" và phải "học nữa, học mãi" "học suốt đời".
- Trên thị trường ngày nay các sản phẩm luôn đổi mới. Trước đây có sản phẩm tồn tại trên thị trường hàng chục năm nhưng ngày nay nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn. Vòng đời của công nghệ đang được rút ngắn nên sản phẩm sẽ thay thế nhau, kế tiếp nhau rất nhanh. Sáng tạo là theo nghề. Thiếu sáng tạo sẽ bị nghề từ chối.
Ở những vùng núi cao hẻo lánh không có đường ô tô, sống biệt lập với khu đô thị, thiếu sách báo, truyền hình, internet nên rất khó trong việc tích lũy tri thức, trau dồi học vấn. Những khó khăn đó cũng là trở ngại khi chọn nghề.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top