Mình nghĩ là do:
Bình thường, khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ di chuyển từ miệng qua hầu họng, đến thực quản rồi đi qua cơ thắt thực quản dưới để xuống dạ dày. Cơ thắt này hoạt động như van một chiều, chỉ mở ra khi chúng ta nuốt thức ăn, rồi nhanh chóng đóng lại để ngăn thức ăn không bị trào ngước từ dạ dày lên thực quản.
Nếu cơ thắt này không còn hoạt động như bình thường. Cơ thắt có thể mở ra thường xuyên hoặc đóng lại không khít làm cho thức ăn và acid từ dạ dày dễ trào ngược lên thực quản.
Mình thì nghĩ là thế này:
Phản xạ nuốt xảy ra như sau:
- Khi thức ăn vào miệng, nhờ hoạt động của cơ nhai, mà thức ăn được cắt ra và nghiền nhỏ.
- Nhờ hoạt động đảo trộn của lưỡi, thức ăn được thấm đều với nước bọt.
- Khi nuốt, lưỡi nâng lên dồn viên thức ăn từ miệng vào họng. Khẩu cái mềm ra đậy kín đường lên khoang mũi. Nắp thanh quản đóng lại đảm bảo viên thức ăn không vào được đường hô hấp. Viên thức ăn chỉ còn đường duy nhất là đi vào thực quản.
Tuy nhiên, khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện hoặc vì một lý do nào đó viên thức ăn không vào thực quản mà đi vào thanh quản (do nắp thanh quản không đóng lại) hoặc đi lên trên khoang mũi (do khẩu cái không mềm ra đậy đường lên khoang mũi).
Bạn xem rồi góp ý nhé. Mình chỉ trả lời theo ý hiểu thôi. Có gì sai sót mong bạn thông cảm và chỉ giúp mình !
^^
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.