Giải nobel

10 năm qua giải nobel chủ yếu được trao cho các công trình nghiên cứu về các kĩ thuật mới dùng điều trị ung thư, các công trình nhiên cứu về não và giác quan, một công trình về cơ và thận, một công trình về loét dạ dày, một công trình về nitric oxide gây giãn mạch máu. Như vậy xu hướng trao giải Nobel chủ yếu là cho các công trình về não và ung thư những năm gần đây.
 
Hiện nay xuất hiện thêm một giải mới là giải Kavli trao cho nghiên cứu về thần kinh. Thần kinh tượng trưng cho những gì phức tạp nhất. Có lẽ những bài luận tham gia cuộc thi viết luận nên tập trung loanh quanh não và ung thư sẽ có sức sống lâu dài và tính thời sự tươi nguyên.
 
Có lẽ tại topic này,chúng ta sẽ thảo luận về xu hướng giải Nobel được trạo cho những công trình như thế nào. Trong lịch sự hơn trăm năm của giải Nobel, mặc dù physiology nhưng chưa một lần giải Nobel được trao cho các nghiên cứu về sinh lý thực vật (?). Physiology được nói đến ở đây là thần kinh, tim mạch, tiểu đường, ung thư,loét dạ dày,...xoay xung quanh 2 bộ phận, tim -cơ quan trung tâm theo người cổ đại và não bộ - cơ quan trung tâm theo người hiện đại. Những năm tiếp theo có lẽ sẽ được trao cho các công trình về ý thức (chẳng hạn các bệnh về tâm thần).
 
Xao xuyến mùa Nobel

TT - Mỗi năm cứ đến mùa Ủy ban giải Nobel ở Stockholm, Thụy Điển phát giải Nobel, lòng tôi xao xuyến, chắc thế giới cũng thế, mừng cho những nhà khoa học đã may mắn được giải thưởng cao quí này cho những khám phá vượt bậc của họ trong khoa học.

Biết rằng giải Nobel không phải là thước đo lường sự phồn vinh của một dân tộc. Người Nhật đến nay được giải Nobel không nhiều lắm, "không đáng sợ" lắm bằng kinh tế của họ, so với Đức đã một thời vàng son 1/3 đầu thế kỷ 20, và người Mỹ đã bứt phá từ giữa thế kỷ 20 trở đi. Nhưng cũng phải công nhận nó đã giúp công nhận những thành tựu rực rỡ trong khoa học mà loài người đã đạt được phục vụ sự tiến bộ, phồn vinh và hạnh phúc cho nhân loại.

Theo những số liệu thống kê, trung bình mỗi quốc gia phải bỏ ra ít nhất khoảng 30 năm mới hi vọng có được một giải Nobel về khoa học. Liên Xô được giải đầu tiên sau 39 năm thành lập nhà nước xô viết năm 1917. Ba Lan 46 năm, Pakistan 29 năm và Ấn độ 30 năm. Cộng hòa nhân dân Trung Quốc (TQ) sau khi thành công giành quyền đăng cai tổ chức Olympic 2008 đang bị áp lực rất lớn để chiếm được một giải Nobel.

Lực cản cho giới khoa học TQ trong lịch sử cận đại là rất lớn. Giới khoa học ở đây đã từng bị giới chính trị đấu tố và triệt hạ qua các chiến dịch "chống hữu khuynh" năm 1957, rồi "cách mạng văn hóa" năm 1966-1976, những cơn ác mộng khủng khiếp cho giới trí thức và khoa học TQ. Người trí thức bị gán cho đủ thứ tội và bị bắt đi đày làm ruộng thay vì làm khoa học. Kết quả là cả một thế hệ khoa học với rất nhiều người tài giỏi bị tiêu vong, què quặt, mà đáng lẽ họ đã có thể đưa nền khoa học TQ hòa nhập vào quĩ đạo của thế giới. Nhiều người đã bỏ hẳn nghiên cứu trở về với những công việc vặt vãnh để kiếm sống ở các xí nghiệp. Trừ một số làm việc cho các chương trình quân sự và không gian của nhà nước.

Lực cản khác có lẽ cũng nằm trong truyền thống văn hóa. Joseph Needham cho rằng đạo Khổng đóng góp rất tiêu cực vào sự phát triển khoa học, vì theo ông, Khổng giáo chỉ nhắm vào những nghiên cứu ứng dụng thực tiễn mà chối từ tính quan trọng của việc nghiên cứu lý thuyết. Truyền thống của những cuộc đối thoại lớn về tư tưởng, khoa học vắng bóng. Các bậc thầy bao giờ cũng là những người có lý. Tuổi tác nặng ký hơn tính đổi mới, sáng tạo. Giáo dục Nho giáo nhằm buộc chặt học trò vào thầy, trò chỉ còn biết qui phục. Trong khi đó tính sáng tạo cao nhất của con người lại nằm trong độ tuổi 25-45, với đỉnh cao khoảng 37, tức tuổi "học trò”. 85% người được giải Nobel thế giới có những khám phá lớn vào độ tuổi trong khoảng này.

Trong khoảng 10-20 năm nữa, nếu thành công đoạt giải Nobel thì tính ra TQ cũng đã phải cần đến 35-45 năm kể từ lúc được cởi trói cuối những năm 1970, nhưng phải mất khoảng 75 năm tính từ cách mạng TQ 1949, một thời gian cực kỳ dài đối với một dân tộc thông minh và đông nhất thế giới.

Không biết bao giờ VN mới có một cuộc chấn hưng nền khoa học nước nhà. Trong khi giáo dục và khoa học của các nước khác trong khu vực đã được định hướng và đặt trên hệ thống đường ray hiện đại để thẳng tiến về những mục tiêu thế kỷ, thì VN đang phải vật lộn với những vấn nạn giáo dục, đại học, khoa học, với tệ trạng tham nhũng...

Một đất nước nhỏ hơn lại càng phải trông cậy nhiều hơn vào việc phát triển vốn quí chất xám của dân tộc, xem đó là sức mạnh nội lực của mình.

NGUYỄN XUÂN XANH

Điều quan trọng là không ngừng hỏi (Anh-xtanh). Nobel văn học Cao Hành Kiện ( TRung QUốc) Như vậy phải hiểu ý TS. Xanh là lý, hóa , y học hay sinh lý học.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top