Hấp thụ ánh sáng ở TV

Văn Tấn Đình

Senior Member
Em có một câu hỏi :
Vì sao đa số các loài cây đều có khí khổng ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên nhưng các cây như: ngô, mía...lại có khí khổng mặt trên nhiều hơn mặt dưới là sao?
 
Tại vi ngô, mía... như bạn nói là những cây thuộc loại C4. chúng sống ở những nơi có điều kiện nóng ẩm, nên lượng nước chúng hút được là rất nhiều. Nhưng chú ý là chúng lại cần ít nước hơn thực vật C3 (bạn co thể xem SGK SInh 11 Nc, bài Quang hợp, bảng giải phẩu sinh lí thực vật) nên chúng phải thoát ra rất nhiều hơi nước. Chính vì vậy mà mặt trên của lá có nhiều khí khổng hơn bình thường.
(Mình cũng mới học xong bài này lúc sáng thôi).
 
Tôi xin giải thích thêm:
Các bạn có thể giải thích dực vào vùng địa lý phát triển của cây có sự khác nhau giửa hai nhóm thức vật mà bạn đã nêu ở trên: đó là sực khác nhau giửa C3 & C4
Và một điều nửa các bạn nên chú ý, những cây khác có thân cao, lá có tán rộng, đặc biệt cấu trúc lá đón trực tiếp ánh sáng mặt trời nên để hạn chế thoát hơi nước khí khẩu phải tập chung ở mặt dưới lá nhiều hơn. Còn đối với lúa và ngô, do cấu trúc vị trí lá nằm thẳng hoặc hơi xiên nên ánh sáng mặt trời (tia sáng)ít đi trực tiếp tới bề mặt lá nên sự phân bố khí khẩu có thể khác so với nhóm cây trên, sự phân bố khí khổng tương đối đồng đều ờ hai mặt lá thậm chí mặt trên nhiều hơn để thoát bớt nước do điều kiện sống ẩm ướt.
 
Anh sơn trả lời rất đúng cảm ơn ah rất nhiều
Nhân đây cho em hỏi công thức lượng hơi nước hiệu quả mép và giải thích giùm em cái
Em cảm ơn anh, chị trc
 
Anh cũng không nhớ lắm lúc nào anh gửi cho nhưng đại loại là sự thoát hơi nước dễ dàng hơn là ở mép chậu vì ở đó chênh lếch ấp suất hơi bão hòa giữa nước và không khí là lớn nhất nên phân tử nước dễ thắng các lực hút với bề mặt. Tuy nhiên khi nhiều khí khổng gần nhau quá thì hiệu ứng này sẽ giảm đi. Cụ thể em xem bảng thí nghiệm của Gareau sách cơ bản em sẽ thấy các nhận xét rút ra là gì ? Hiệu ứng này chỉ tăng mạnh khi số lượng khí khổng còn ít.
 
theo mình nghĩ là cón một nguyên nhân nữa: Là do cây C4 sống trong điều kiện ít C02 nên khí khổng nhiều và tập trung ở bề mặt lá ---> Tăng sự thoát hơi nước và tăng sự hấp thụ C02 (mặc dù nó vẫn hấp thụ thêm C02 ở tế bào vòng bao bó mạch)
Nghĩ vậy thôi, chứ không biết có đúng không nữa
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top