Frederick Sanger, nhà nghiên cứu từng hai lần đoạt giải Nobel hoá học, cha đẻ của phưong pháp giải trình tự gen, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 20/11/2013. Thông tin được công bố chính thức từ Phòng thí nghiệm sinh học phân tử, thuộc trường Đại học Cambridge, Vương quốc Anh.
Các tờ báo lớn như New York Times, Guardian, Nature,… đồng loạt đăng tin và bày tỏ tiếc nuối đối với sự ra đi của nhà nghiên cứu đã đặt nền móng cho ngành di truyền học.
Năm 1958, Frederick Sanger đoạt giải Nobel hóa học cho công trình phát triển phương pháp xác định cấu trúc amino axit hoàn chỉnh của insulin. Hai mươi hai năm sau, Hội đồng Nobel quyết định trao giải Nobel hóa học cho ông lần nữa vì đã tìm ra phương pháp giải trình tự ADN. Người ta đã dựa trên phương pháp này để giải trình tự bộ gen người, hay còn đưọc gọi là phưong pháp Sanger. Ông là nhà khoa học duy nhất giành được 2 giải Nobel hóa học, bên cạnh 2 nhà nghiên cứu khác được vinh danh với 2 giải Nobel: Marie Currie (giải Vật lý năm 1903 và Hoá học năm 1911) và John Bardeen (giải Vật lý năm 1956 và 1972).
Sau khi công bố sơ bộ công trình giải mã bản đồ gen người vào năm 2001, Sanger đã viết một bài tiểu luận về lịch sử quá trình giải mã ADN đăng trên tạp chí Nature Medicine. Trong đó ông viết: “Khi chúng tôi bắt đầu làm việc với ADN, tôi không tin rằng chúng tôi đang nghĩ đến việc giải mã toàn bộ bản đồ gen người – có lẽ chỉ có trong những giấc mơ viển vong nhất nhưng chắc chắn là không thể thực hiện trong 30 năm tới.” Những ghi chép trong phòng thí nghiệm của ông đã được công bố gần đây trong Bộ sưu tập Wellcome.
Phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc Hội đồng nghiên cứu y khoa, nơi Sanger trải qua phần lớn quãng đường sự nghiệp, đã đăng một bài viết về tiểu sử và chặng đường nghiên cứu khoa học của ông. Trong đó có đoạn Sanger đã từ chối tước vị hiệp sĩ vì ông không thích được gọi bằng “Ngài”.
Jeremy Farrar, giám đốc mới của viện Wellcome Trust (sau này lấy tên là Viện Sanger) đã phát biểu: “Tôi vô cùng buồn bã khi biết tin Fred Sanger qua đời, ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong mọi thời đại và là người Anh duy nhất có vinh dự 2 lần đoạt giải Nobel. Fred có thể được xem như cha đẻ của kỷ nguyên gen, những công trình của ông đã đặt nền móng cho nhân loại khả năng đọc và hiểu bản đồ gen, đó thật sự là một cuộc cách mạng trong ngành sinh học và góp phần đáng kể thúc đẩy tiến bộ y học ngày nay.”
J. Craig Venter, người đã bí mật tài trợ công trình giải mã bản đồ gen người và cũng đã từng bị Sanger chỉ trích, đã chia sẻ trên Twitter. “Một trong những nhà khoa học quan trọng nhất của thế kỷ 20! Fred Sanger đã không còn nữa. Ông ấy đã hai lần thay đổi hướng đi của thế giới khoa học.”
Colin Blakemore, nhà nghiên cứu thần kinh tại trường Đại học Oxford, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu y khoa, chia sẻ cảm xúc của mình: “Ông ấy là một con người hiền hòa nhất, với câu nói: ‘Tôi chỉ là một gã đàn ông loanh quanh trong phòng thí nghiệm của hắn ta’. Tạp chí Science đã mô tả chính xác con người ông như ‘một người khiêm nhường nhất mà bạn muốn gặp gỡ’. Fred Sanger là một người hùng thật sự trong nền khoa học nước Anh thế kỷ 20.”
Richard Henderson, nguyên giám đốc Phòng thí nghiệm sinh học phân tử bày tỏ: “Ông ấy là một nhà hoa học thực nghiệm xuất chúng với óc nhận định và kỹ năng làm việc đáng kinh ngạc, một con người khiêm tốn nhưng lại luôn biết cách động viên thế hệ đàn em. Cụ thể thì tôi nhớ có lần một nhà nghiên cứu trẻ đã gặp Fred xin lời khuyên, câu trả lời là ‘Tôi nghĩ cậu nên cố gắng hơn nữa’. Mặc dù không còn nữa, nhưng ông sẽ mãi là tấm gương để các nhà khoa học trẻ có động lực để phấn đấu noi theo.
Các tờ báo lớn như New York Times, Guardian, Nature,… đồng loạt đăng tin và bày tỏ tiếc nuối đối với sự ra đi của nhà nghiên cứu đã đặt nền móng cho ngành di truyền học.
Năm 1958, Frederick Sanger đoạt giải Nobel hóa học cho công trình phát triển phương pháp xác định cấu trúc amino axit hoàn chỉnh của insulin. Hai mươi hai năm sau, Hội đồng Nobel quyết định trao giải Nobel hóa học cho ông lần nữa vì đã tìm ra phương pháp giải trình tự ADN. Người ta đã dựa trên phương pháp này để giải trình tự bộ gen người, hay còn đưọc gọi là phưong pháp Sanger. Ông là nhà khoa học duy nhất giành được 2 giải Nobel hóa học, bên cạnh 2 nhà nghiên cứu khác được vinh danh với 2 giải Nobel: Marie Currie (giải Vật lý năm 1903 và Hoá học năm 1911) và John Bardeen (giải Vật lý năm 1956 và 1972).
Sau khi công bố sơ bộ công trình giải mã bản đồ gen người vào năm 2001, Sanger đã viết một bài tiểu luận về lịch sử quá trình giải mã ADN đăng trên tạp chí Nature Medicine. Trong đó ông viết: “Khi chúng tôi bắt đầu làm việc với ADN, tôi không tin rằng chúng tôi đang nghĩ đến việc giải mã toàn bộ bản đồ gen người – có lẽ chỉ có trong những giấc mơ viển vong nhất nhưng chắc chắn là không thể thực hiện trong 30 năm tới.” Những ghi chép trong phòng thí nghiệm của ông đã được công bố gần đây trong Bộ sưu tập Wellcome.
Phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc Hội đồng nghiên cứu y khoa, nơi Sanger trải qua phần lớn quãng đường sự nghiệp, đã đăng một bài viết về tiểu sử và chặng đường nghiên cứu khoa học của ông. Trong đó có đoạn Sanger đã từ chối tước vị hiệp sĩ vì ông không thích được gọi bằng “Ngài”.
Jeremy Farrar, giám đốc mới của viện Wellcome Trust (sau này lấy tên là Viện Sanger) đã phát biểu: “Tôi vô cùng buồn bã khi biết tin Fred Sanger qua đời, ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong mọi thời đại và là người Anh duy nhất có vinh dự 2 lần đoạt giải Nobel. Fred có thể được xem như cha đẻ của kỷ nguyên gen, những công trình của ông đã đặt nền móng cho nhân loại khả năng đọc và hiểu bản đồ gen, đó thật sự là một cuộc cách mạng trong ngành sinh học và góp phần đáng kể thúc đẩy tiến bộ y học ngày nay.”
J. Craig Venter, người đã bí mật tài trợ công trình giải mã bản đồ gen người và cũng đã từng bị Sanger chỉ trích, đã chia sẻ trên Twitter. “Một trong những nhà khoa học quan trọng nhất của thế kỷ 20! Fred Sanger đã không còn nữa. Ông ấy đã hai lần thay đổi hướng đi của thế giới khoa học.”
Colin Blakemore, nhà nghiên cứu thần kinh tại trường Đại học Oxford, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu y khoa, chia sẻ cảm xúc của mình: “Ông ấy là một con người hiền hòa nhất, với câu nói: ‘Tôi chỉ là một gã đàn ông loanh quanh trong phòng thí nghiệm của hắn ta’. Tạp chí Science đã mô tả chính xác con người ông như ‘một người khiêm nhường nhất mà bạn muốn gặp gỡ’. Fred Sanger là một người hùng thật sự trong nền khoa học nước Anh thế kỷ 20.”
Richard Henderson, nguyên giám đốc Phòng thí nghiệm sinh học phân tử bày tỏ: “Ông ấy là một nhà hoa học thực nghiệm xuất chúng với óc nhận định và kỹ năng làm việc đáng kinh ngạc, một con người khiêm tốn nhưng lại luôn biết cách động viên thế hệ đàn em. Cụ thể thì tôi nhớ có lần một nhà nghiên cứu trẻ đã gặp Fred xin lời khuyên, câu trả lời là ‘Tôi nghĩ cậu nên cố gắng hơn nữa’. Mặc dù không còn nữa, nhưng ông sẽ mãi là tấm gương để các nhà khoa học trẻ có động lực để phấn đấu noi theo.
<Theo xetnghiemadn.info>
<Nguồn Nature>