Một nhóm các nhà bảo tồn tại Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI) và ĐH Pennsylvania (Mỹ) vừa công bố tái phát hiện 6 loài ếch quý hiếm tại vùng núi hẻo lánh phía tây nam đất nước Haiti.
Theo tờ Guardian (Anh), 6 loài ếch quý hiếm này đã “biến mất” trong khoảng 2 thập kỷ qua, chúng được tái phát hiện trong chuyến thám hiểm tại khu vực trên vào tháng 10-2010. Cuộc thám hiểm này được thực hiện nhằm “hưởng ứng” phong trào tìm kiếm các loài động vật lưỡng cư quý hiếm “biến mất” trên toàn cầu mà được tổ chức bởi CI.
Trang PhysOrg cho hay, các loài ếch trên được công bố trong bối cảnh đất nước Haiti vừa tưởng niệm những nạn nhân trong trận động đất kinh hoàng hơn 7 độ richter xảy ra tại nước này vào tháng 1-2010. Chúng được coi là “loài phong vũ biểu” cho sức khỏe sinh thái và có thể trở thành nguồn hi vọng cho tương lai môi trường của đất nước Haiti.
Các nhà khoa học cho biết, mục tiêu ban đầu của họ là tìm kiếm loài ếch cỏ Eleutherodactylus glanduliferoides mà đã không còn nhìn thấy nó trong tự nhiên trong hơn 25 năm qua. Tuy nhiên, trong khi loài này “chưa lộ diện” thì họ đã khám phá 6 loài ếch trên cùng với 48 loài ếch bản địa của Haiti.
Dưới đây là cận cảnh 6 loài ếch mới được tái phát hiện tại Haiti. (Ảnh trên Guardian)
Eleutherodactylus thorectes - một trong 6 loài ếch mới, có kích thước cơ thể tương đương một quả nho xanh, là một trong những loài ếch nhỏ nhất thế giới. Đây là loài ếch cực kỳ nguy cấp, đặc hữu của vùng núi Massif de la Hotte thuộc phía tây nam Haiti. Lần cuối cùng các nhà khoa học nhìn thấy nó là vào năm 1991.
Đặc điểm nổi bật của loài ếch Eleutherodactylus glandulifer thuộc vùng núi Massif de la Hotte là đôi mắt của nó được tô điểm màu xanh ngọc.
Trước khi tái phát hiện loài ếch hiếm Eleutherodactylus corona, các nhà khoa học ước tính loài này còn chưa đầy 10 cá thể trưởng thành, sống trên khu rừng mây cao của núi Massif de la Hotte.
Loài ếch Eleutherodactylus parapelates đặc hữu của vùng núi Massif de la Hotte, được phân loại ở mức cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Nó có đôi mắt màu đen tuyền và hai chi sau được trang điểm màu da cam. Lần cuối cùng các nhà khoa học nhìn thấy nó là vào năm 1996.
Loài ếch Eleutherodactylus dolomedes cực kỳ nguy cấp, có chiều dài cơ thể tối đa 21,6 mm, sống tại độ cao khoảng 1.120 m của núi Massif de la Hotte.
Một loài loài ếch nguy cấp khác cũng sống ở núi Massif de la Hotte là Eleutherodactylus amadeus. Nó còn được gọi là “ếch Mozart”- được đặt tên theo tên của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Mozart - do nhà khoa học Blair Hedges công tác tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) đã tình cờ tái phát hiện loài này bởi tiếng kêu của nó nghe như các nốt nhạc cất vang.
Theo tờ Guardian (Anh), 6 loài ếch quý hiếm này đã “biến mất” trong khoảng 2 thập kỷ qua, chúng được tái phát hiện trong chuyến thám hiểm tại khu vực trên vào tháng 10-2010. Cuộc thám hiểm này được thực hiện nhằm “hưởng ứng” phong trào tìm kiếm các loài động vật lưỡng cư quý hiếm “biến mất” trên toàn cầu mà được tổ chức bởi CI.
Trang PhysOrg cho hay, các loài ếch trên được công bố trong bối cảnh đất nước Haiti vừa tưởng niệm những nạn nhân trong trận động đất kinh hoàng hơn 7 độ richter xảy ra tại nước này vào tháng 1-2010. Chúng được coi là “loài phong vũ biểu” cho sức khỏe sinh thái và có thể trở thành nguồn hi vọng cho tương lai môi trường của đất nước Haiti.
Các nhà khoa học cho biết, mục tiêu ban đầu của họ là tìm kiếm loài ếch cỏ Eleutherodactylus glanduliferoides mà đã không còn nhìn thấy nó trong tự nhiên trong hơn 25 năm qua. Tuy nhiên, trong khi loài này “chưa lộ diện” thì họ đã khám phá 6 loài ếch trên cùng với 48 loài ếch bản địa của Haiti.
Dưới đây là cận cảnh 6 loài ếch mới được tái phát hiện tại Haiti. (Ảnh trên Guardian)
Loài ếch Eleutherodactylus dolomedes cực kỳ nguy cấp, có chiều dài cơ thể tối đa 21,6 mm, sống tại độ cao khoảng 1.120 m của núi Massif de la Hotte.