Huỳnh Như Ngọc Hiển
Senior Member
Ngày xuân ấm lòng chuyện ngữ pháp.
Bàn chuyện HSPT.
1/ SHVN: hỏi đáp hay khiêu khích ?
HS lớp 5 phải học lại chính tả lớp 1, đau lòng thay ! Giá trị nhân văn quí báu của Tiếng Việt một lần nữa bị phá hỏng hay chà đạp (?) bởi các thành viên SHPT. Tôn chỉ hoạt động của diễn đàn là nghiêm túc thuần túy chuyên môn. Nguyên tắc có lẽ chưa phù hợp với lứa tuổi học trò bập bẹ chuyện chuyên môn. Nhắc nhở các bác là các em KHÔNG CHUYÊN. Phải chăng những người từng phản đối thành lập SHPT được dịp cười hả hê vào mặt các em ?. Khoảng thời gian thành lập SHPT các bài viết được quản lí rất chặt chẽ, tiêu đề được kiểm soát kĩ càng. Hơn nữa, không nhiều hành vi vi phạm diễn đàn như bao giờ. Ngày ấy SHPT được điều hành bởi Đào Anh Phúc, Hoàng Đức Minh, Nguyễn Tấn Đức với những thành viên HSPT đầu tiên là Nguyễn Tấn Đức, Nguyễn Hoàng Hiệp, và tôi.
Trải qua một cuộc bể dâu, không mấy ai mong mỏi quản lĩ lũ ranh con <nhận định mơ hồ trong cõi thinh không> và đã hiện thực hóa thông qua việc không mấy đàn anh đàn chị hướng dẫn các em HSPT cách đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời. Qua rồi cái thời vàng son (?). Người ra đi không trở lại đầu tiên là bác Trần Hoàng Dũng, nghiên cứu sinh hết lòng vì HSPT. Qui trình chung như sau nhắc nhở, không nghe, chán, mặc nó đi đọc sách báo chuyên ngành đã.
SHVN đã một lần nữa bổ sung qui định mới một cách rõ ràng trước những bài viết sai cố ý của bác Vũ Thành Lâm, viện CNSH và gần đây là các em HSPT. Có thể liệt kê:
- Nhắc em Huỳnh Thị Minh Triều viết cho đúng TV.
- Hàng loạt chữ "no" đầy phản cảm của em Đào Đức Thịnh.
- Trần Kim Long.
Diễn đàn SHVN trước đây là diễn đàn nhỏ, trải qua mấy lần cải tổ đã thực sự lớn mạnh, đã được giới báo chí online nhắc đến như một diễn đàn nghiên cứu sinh học uy tín (xem hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi trẻ online). Chân thành cảm ơn các em HSPT đã tìm đến với SHVN. Những lỗi tại SHPT có thể châm chước, còn thảo luận chuyên ngành tuyệt đối KHÔNG THỂ THA THỨ. Vì vậy, lưu ý các em khi gửi bài ở phần thảo luận chuyên ngành. Đó là qui định diễn đàn xin nhắc lại để các em nhớ tham gia nếu thấy nơi đó là phù hợp. Không thể chấp nhận:
- Các anh chị nói em chỉ hiểu khoảng 70% .... <xem thắc mắc về tế bào gốc >(Bùi Hoàng Bảo Ngọc)
- Các bác ơii! Nãy giời các bác nói gì mà em hổng hiểu gì hết trơn . Thui thì bây giờ cho em hỏi một câu đơn giản thôi,mong các bác giải đáp gìùm em.:
Em chỉ bít là người ta thường hay nuôi cấy virút ,vi khuẩn mang bệnh để tiêm vào cơ thể,nói chung là lấy độc trị độc đó mà. Vậy ngoài cách đó ra thì người ta còn cách nào khác không ? Co em một ví dụ đi!! (Trần Kim Long)
2/ Không biết dựa cột mà nghe
Nói theo ngôn ngữ của ông tôi GS. Ngô văn lệ là hiểu biết như cái lỗ mũi. Quả thật, đúng như vậy. Khồng ai dám nói mình rãnh rẽ kiến thức sinh học đại cương khi nó có quá nhiều phân môn cộng thêm đường ranh giới mập mờ giữa chuyên môn và đại cương ở các nước. Tham khảo chương trình khung SGK các nước www.inca.org.uk. Không nên dùng SGK phân ban để đánh đố các anh chị đi trước. Lí do đơn giản là, xin hỏi các em những kiến thức ấy từ đâu ra, lấy tiêu chuẩn nào để kiểm định, một phần nội dung không lớn lắm trong SGK các em học bây giờ lấy nguồn từ đề thi và đáp án QG nhiều năm trước. Trên SHVN có cả một đội ngũ đông đảo từng thi QG và QT.... Các em có thể biết nhiều về phần bất biến (SGK) nhưng phần vạn biến thì sao, khoan hãy rống cổ cãi bừa <chữ dùng của GS. Nguyễn Xuân Hãn>.
3/ Tại sao và như thế nào ?
Một bài báo trên Tuổi trẻ online từng đề cập vấn nạn HSVN không biết cách đặt câu hỏi. Dường như HSVN có tính chất "nhị nguyên" chỉ biết đúng hay sai và chủ yếu căn cứ trên câu trả lời của thầy mình. Trước đây từng diễn ra chuyện tranh luận về hình thức vận chuyển vật chất nào qua màng là chủ yếu trong đề kiểm tra của em Nguyễn Khổng Thanh Thảo. Ông thầy em ấy nằng nặc là chủ động, quan điểm của bác Dũng là thụ động. Một lần nữa ông thầy không đồng ý, tôi đã viết thư hỏi bậc thầy Vi sinh vật học GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết một chữ "tùy". Ngay hôm sau tôi hỏi lại cô Ngọc DH Y dược sài gòn, cô nói cô chịu thua. Để chắc ăn hơn, tôi bèn gởi câu hỏi tới HHMI, một trung tâm thuộc NIH. Câu trả lời vẫn là "tùy". Cần phải nói không với bảo thủ trong GD VN hiện đại . Xóa bỏ sự bảo thủ cố hữu là chìa khóa gia nhập WTO.
GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết HSVN toàn đặt câu hỏi tại sao hiếm thấy em nào đặt câu hỏi như thế nào (tạp chí KCT, VTV2). Các em nên đặt cau hỏi như thế nào. Có quá nhiều câu hỏi tại sao vẫn chưa có câu trả lời. Để tìm được câu trả lời cho những câu hỏi tại sao đơn giản thôi, ví dụ tại sao quả táo chín mộng rơi từ cây cao xuống đất mà không vọt ngược lên trời, Newton đã mất chừng hai mươi năm. Ấy là cả một quá trình nghiên cứu nghiêm túc như thế nào.
4/ " Dốt" văn thật khỏe.
Một số bài viết trên điễn đàn đầy ẩn ý không dễ phát hiện. Bởi nó ẩn giấu đằng sau sự chính xác về câu cú là các phương tiện tu từ từ vựng, phương tiện tu từ dấu câu. Đơn giản hiệu quả hơn nhiều emoticon. Thiền đạo có dạy nói nó hiểu, nói tiếp, nói nó không hiểu, ngưng nói. Đây là nguyên nhân vì sao vài câu hỏi của các em đặt ra mà không ai trả lời. Văn phong của mọi người thường thiên về trung tính trong khi văn phong các em quá năng về thanh sắc (luật Đường thi), gần như là ra lệnh (!) hoặc cầu khiến thái quá (!) một cách vồn vã.
Khắc phục lỗi không ai quan tâm, không thèm để ý như sau. Các em viết hẳn một bài dựa trên hiểu biết của em về vấn đề ấy. Mọi người thấy được sự tích cực nơi các em cũng vui lòng viết đôi ba câu. Đôi ba câu là đủ để làm sáng tỏ vấn đề gọi là hóc búa đối với các em.
5/ Trích dẫn nguồn tài liệu
Yêu cầu bắt buộc. Các vần đề sinh học phổ thông có quá nhiều sách trong và ngoài nước viết. Nếu các em thu nhặt câu trả lời từ đâu cần ghi rõ nguồn bài học/ sách / báo, tạp chí.
6/ ...
Khi tranh luận cần để ý người khác dùng văn nói hay văn viết. Chuyện nào ra chuyện nấy. ?Bút chiến hay khẩu chiến cần phân biệt cho tường minh.
Đôi dòng lan man...
Bàn chuyện HSPT.
1/ SHVN: hỏi đáp hay khiêu khích ?
HS lớp 5 phải học lại chính tả lớp 1, đau lòng thay ! Giá trị nhân văn quí báu của Tiếng Việt một lần nữa bị phá hỏng hay chà đạp (?) bởi các thành viên SHPT. Tôn chỉ hoạt động của diễn đàn là nghiêm túc thuần túy chuyên môn. Nguyên tắc có lẽ chưa phù hợp với lứa tuổi học trò bập bẹ chuyện chuyên môn. Nhắc nhở các bác là các em KHÔNG CHUYÊN. Phải chăng những người từng phản đối thành lập SHPT được dịp cười hả hê vào mặt các em ?. Khoảng thời gian thành lập SHPT các bài viết được quản lí rất chặt chẽ, tiêu đề được kiểm soát kĩ càng. Hơn nữa, không nhiều hành vi vi phạm diễn đàn như bao giờ. Ngày ấy SHPT được điều hành bởi Đào Anh Phúc, Hoàng Đức Minh, Nguyễn Tấn Đức với những thành viên HSPT đầu tiên là Nguyễn Tấn Đức, Nguyễn Hoàng Hiệp, và tôi.
Trải qua một cuộc bể dâu, không mấy ai mong mỏi quản lĩ lũ ranh con <nhận định mơ hồ trong cõi thinh không> và đã hiện thực hóa thông qua việc không mấy đàn anh đàn chị hướng dẫn các em HSPT cách đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời. Qua rồi cái thời vàng son (?). Người ra đi không trở lại đầu tiên là bác Trần Hoàng Dũng, nghiên cứu sinh hết lòng vì HSPT. Qui trình chung như sau nhắc nhở, không nghe, chán, mặc nó đi đọc sách báo chuyên ngành đã.
SHVN đã một lần nữa bổ sung qui định mới một cách rõ ràng trước những bài viết sai cố ý của bác Vũ Thành Lâm, viện CNSH và gần đây là các em HSPT. Có thể liệt kê:
- Nhắc em Huỳnh Thị Minh Triều viết cho đúng TV.
- Hàng loạt chữ "no" đầy phản cảm của em Đào Đức Thịnh.
- Trần Kim Long.
Diễn đàn SHVN trước đây là diễn đàn nhỏ, trải qua mấy lần cải tổ đã thực sự lớn mạnh, đã được giới báo chí online nhắc đến như một diễn đàn nghiên cứu sinh học uy tín (xem hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi trẻ online). Chân thành cảm ơn các em HSPT đã tìm đến với SHVN. Những lỗi tại SHPT có thể châm chước, còn thảo luận chuyên ngành tuyệt đối KHÔNG THỂ THA THỨ. Vì vậy, lưu ý các em khi gửi bài ở phần thảo luận chuyên ngành. Đó là qui định diễn đàn xin nhắc lại để các em nhớ tham gia nếu thấy nơi đó là phù hợp. Không thể chấp nhận:
- Các anh chị nói em chỉ hiểu khoảng 70% .... <xem thắc mắc về tế bào gốc >(Bùi Hoàng Bảo Ngọc)
- Các bác ơii! Nãy giời các bác nói gì mà em hổng hiểu gì hết trơn . Thui thì bây giờ cho em hỏi một câu đơn giản thôi,mong các bác giải đáp gìùm em.:
Em chỉ bít là người ta thường hay nuôi cấy virút ,vi khuẩn mang bệnh để tiêm vào cơ thể,nói chung là lấy độc trị độc đó mà. Vậy ngoài cách đó ra thì người ta còn cách nào khác không ? Co em một ví dụ đi!! (Trần Kim Long)
2/ Không biết dựa cột mà nghe
Nói theo ngôn ngữ của ông tôi GS. Ngô văn lệ là hiểu biết như cái lỗ mũi. Quả thật, đúng như vậy. Khồng ai dám nói mình rãnh rẽ kiến thức sinh học đại cương khi nó có quá nhiều phân môn cộng thêm đường ranh giới mập mờ giữa chuyên môn và đại cương ở các nước. Tham khảo chương trình khung SGK các nước www.inca.org.uk. Không nên dùng SGK phân ban để đánh đố các anh chị đi trước. Lí do đơn giản là, xin hỏi các em những kiến thức ấy từ đâu ra, lấy tiêu chuẩn nào để kiểm định, một phần nội dung không lớn lắm trong SGK các em học bây giờ lấy nguồn từ đề thi và đáp án QG nhiều năm trước. Trên SHVN có cả một đội ngũ đông đảo từng thi QG và QT.... Các em có thể biết nhiều về phần bất biến (SGK) nhưng phần vạn biến thì sao, khoan hãy rống cổ cãi bừa <chữ dùng của GS. Nguyễn Xuân Hãn>.
3/ Tại sao và như thế nào ?
Một bài báo trên Tuổi trẻ online từng đề cập vấn nạn HSVN không biết cách đặt câu hỏi. Dường như HSVN có tính chất "nhị nguyên" chỉ biết đúng hay sai và chủ yếu căn cứ trên câu trả lời của thầy mình. Trước đây từng diễn ra chuyện tranh luận về hình thức vận chuyển vật chất nào qua màng là chủ yếu trong đề kiểm tra của em Nguyễn Khổng Thanh Thảo. Ông thầy em ấy nằng nặc là chủ động, quan điểm của bác Dũng là thụ động. Một lần nữa ông thầy không đồng ý, tôi đã viết thư hỏi bậc thầy Vi sinh vật học GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết một chữ "tùy". Ngay hôm sau tôi hỏi lại cô Ngọc DH Y dược sài gòn, cô nói cô chịu thua. Để chắc ăn hơn, tôi bèn gởi câu hỏi tới HHMI, một trung tâm thuộc NIH. Câu trả lời vẫn là "tùy". Cần phải nói không với bảo thủ trong GD VN hiện đại . Xóa bỏ sự bảo thủ cố hữu là chìa khóa gia nhập WTO.
GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết HSVN toàn đặt câu hỏi tại sao hiếm thấy em nào đặt câu hỏi như thế nào (tạp chí KCT, VTV2). Các em nên đặt cau hỏi như thế nào. Có quá nhiều câu hỏi tại sao vẫn chưa có câu trả lời. Để tìm được câu trả lời cho những câu hỏi tại sao đơn giản thôi, ví dụ tại sao quả táo chín mộng rơi từ cây cao xuống đất mà không vọt ngược lên trời, Newton đã mất chừng hai mươi năm. Ấy là cả một quá trình nghiên cứu nghiêm túc như thế nào.
4/ " Dốt" văn thật khỏe.
Một số bài viết trên điễn đàn đầy ẩn ý không dễ phát hiện. Bởi nó ẩn giấu đằng sau sự chính xác về câu cú là các phương tiện tu từ từ vựng, phương tiện tu từ dấu câu. Đơn giản hiệu quả hơn nhiều emoticon. Thiền đạo có dạy nói nó hiểu, nói tiếp, nói nó không hiểu, ngưng nói. Đây là nguyên nhân vì sao vài câu hỏi của các em đặt ra mà không ai trả lời. Văn phong của mọi người thường thiên về trung tính trong khi văn phong các em quá năng về thanh sắc (luật Đường thi), gần như là ra lệnh (!) hoặc cầu khiến thái quá (!) một cách vồn vã.
Khắc phục lỗi không ai quan tâm, không thèm để ý như sau. Các em viết hẳn một bài dựa trên hiểu biết của em về vấn đề ấy. Mọi người thấy được sự tích cực nơi các em cũng vui lòng viết đôi ba câu. Đôi ba câu là đủ để làm sáng tỏ vấn đề gọi là hóc búa đối với các em.
5/ Trích dẫn nguồn tài liệu
Yêu cầu bắt buộc. Các vần đề sinh học phổ thông có quá nhiều sách trong và ngoài nước viết. Nếu các em thu nhặt câu trả lời từ đâu cần ghi rõ nguồn bài học/ sách / báo, tạp chí.
6/ ...
Khi tranh luận cần để ý người khác dùng văn nói hay văn viết. Chuyện nào ra chuyện nấy. ?Bút chiến hay khẩu chiến cần phân biệt cho tường minh.
Đôi dòng lan man...