Một số cau hỏi về đột biến cần giải đáp gấp

snowangel1103

Junior Member
1.tại sao đột biến mất đoạn là đột biến nguy hiểm?
2.tai sao đột biến chuyển đoạn không tương hổ nguy hiểm như đột biến mất đoạn?
3. tại sao đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn không nguy hiểm như đột biến mất đoạn?
 
1.tại sao đột biến mất đoạn là đột biến nguy hiểm?
2.tai sao đột biến chuyển đoạn không tương hổ nguy hiểm như đột biến mất đoạn?
3. tại sao đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn không nguy hiểm như đột biến mất đoạn?
Đb mất đoạn gây mất cân bằng hệ gen, mất đi các cặp nu trong gen làm giảm và suy thoái sự đa dạng giống nói
2. ĐB không tương hổ tạo 1 số đoạn gen mới khi vào các NST không tương thích sẽ không hoạt động => khả năng gây đb cao
3.Lặp đoạn không cản trở đến quá nhiều hoạt động của gen khi nó làm tăng hoạt giảm hoạt tính của tính trạng nào đó ( góp phần làm đa dạng thành phần và cấu trúc gen).Chuyển đoạn ( gồm nhiều dạng chuyển đoạn tương hỗ, không tương hỗ, chuyển đoạn giữa các NSt tương đồng( trao đổi chéo)).Quá trình này tái tạo lại vị trí của các gen có thể tạo ra một số tính trạng mới và quan trọng hơn chúng k làm mất sư đa dạng của gen( tính trạng), góp phần nào trong quá trình chọn giống và tiến hóa
 
Mình đồng ý nhưng ở đột biến chuyển đoạn không tương hỗ (cho một chiều), vậy khi tạo thành giao tử lại tạo ra giao tử mất đoạn (bên cho mà không nhận), bên còn lại lặp đoạn. Chính làm xuất hiện đột biến mất đoạn nên nó lại nguy hiểm như mất đoạn, mất cân bằng gen, thiếu các gene cần cho sự sống.
 
Hãy tự đặt ra câu hỏi
Nếu ADN bị mất đoạn lớn hay mất đoạn chứa nhiều gen thì sẽ ntn???
Nếu chuyển đoạn thì bên nhận sẽ ntn, bên chuyển sẽ ntn?
Qua đó sẽ so sánh đc mức độ ảnh hưởng.
 
Mình đồng ý nhưng ở đột biến chuyển đoạn không tương hỗ (cho một chiều), vậy khi tạo thành giao tử lại tạo ra giao tử mất đoạn (bên cho mà không nhận), bên còn lại lặp đoạn. Chính làm xuất hiện đột biến mất đoạn nên nó lại nguy hiểm như mất đoạn, mất cân bằng gen, thiếu các gene cần cho sự sống.

bạn có lẽ nhầm một chút!
chuyển đoạn không tương hỗ là chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng nên không có cái gọi là lặp đoạn gì hết.
nó không làm mất đi các gen mà làm ảnh hưởng tới hoạt động của gen nên mới nguy hiểm.
 
Mình nghĩ không nhầm đâu. Khái niệm tương hỗ bạn xem lại sgk nâng cao thử, nó đâu bao hàm ý cặp tương đồng hay không tương đồng! Chỉ xét việc cho và có nhận lại hay không thôi.
 
Mình nghĩ không nhầm đâu. Khái niệm tương hỗ bạn xem lại sgk nâng cao thử, nó đâu bao hàm ý cặp tương đồng hay không tương đồng! Chỉ xét việc cho và có nhận lại hay không thôi.

Đây là do sgk chưa làm rõ vấn đề này đó thôi,
2 cuốn sgk đều định nghĩa : chuyển đoạn là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
thực tế, sự trao đổi đoạn trong 1 NST không thể gọi là chuyển đoạn mà phải gọi là chuyển vị

Thế nên sgk cũng chữa rằng:
sgk CB: '' Có nhiều dạng đột biến chuyển đoạn NST khác nhau nhưng ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu về dạng đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng.''
sgk NC: '' Trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST,....Chuyển đoạn có thể tương hỗ,....Chuyển đoạn không tương hỗ...'' ==> theo mạch văn này sgk đã ám chỉ rằng khái niệm tương hỗ và không tương hỗ dùng với đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng.

Còn hiện tượng mà có thể làm cho 1 NST bị lập đoạn như bạn nói người ta gọi là trao đỏi chéo không cân trong giảm phân.
 
Đây là do sgk chưa làm rõ vấn đề này đó thôi,
2 cuốn sgk đều định nghĩa : chuyển đoạn là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
thực tế, sự trao đổi đoạn trong 1 NST không thể gọi là chuyển đoạn mà phải gọi là chuyển vị

Thế nên sgk cũng chữa rằng:
sgk CB: '' Có nhiều dạng đột biến chuyển đoạn NST khác nhau nhưng ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu về dạng đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng.''
sgk NC: '' Trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST,....Chuyển đoạn có thể tương hỗ,....Chuyển đoạn không tương hỗ...'' ==> theo mạch văn này sgk đã ám chỉ rằng khái niệm tương hỗ và không tương hỗ dùng với đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng.

Còn hiện tượng mà có thể làm cho 1 NST bị lập đoạn như bạn nói người ta gọi là trao đỏi chéo không cân trong giảm phân.
vậy như bạn nói mình hiểu hoán vị gen là "trao đổi chéo cân" giữa 2 NST trong cặp tương đồng, còn "trao đổi chéo ko cân" sẽ gây ra 1 bên lặp đoạn, 1 bên mất đoạn phải ko ạ?
 
vậy như bạn nói mình hiểu hoán vị gen là "trao đổi chéo cân" giữa 2 NST trong cặp tương đồng, còn "trao đổi chéo ko cân" sẽ gây ra 1 bên lặp đoạn, 1 bên mất đoạn phải ko ạ?
Cũng được bạn ạ!
 
Cho em hỏi:
câu 1: ví dụ mình có cặp nst ABC -abc, nếu trao đổi chéo không cân xảy ra ở kì đầu GP1 vậy mình có gọi là đb mất đoạn và lặp đoạn ko ạ? Do e thấy 2 nst đó chứa các alen khác nhau!

câu 2: như câu 1 là em đang nói về sự TĐC không cân giữa 2 cromatit không cùng nguồn, vậy có sự TĐC không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn không ạ?
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top