Đo hoạt độ enzyme

Mình đang làm đề tài liên quan đến enzyme sinh từ Bacillus subtilis và có vấn đề bị rối.
Giả sử nếu đo theo truyền thống thì đo lượng đường khử khi Bs sinh enzyme thủy phân cơ chất, cụ thể ở đây sản phẩm sẽ là đường glucose. Tuy nhiên nếu trong dịch có vi khuẩn thì vô hình nó sẽ tiếp tục sử dụng glucose cho quá trình sinh enzyme luôn. Vậy thì lượng đường mình đo đâu có chuẩn xác.
Có bạn nào có cách đo hoạt độ cellulase, phytase, amylase mà kết quả tương đối, dễ thực hiện trong điều kiện hạn có thể tìm hóa chất và thiết bị ko?
 
Mình đang làm đề tài liên quan đến enzyme sinh từ Bacillus subtilis và có vấn đề bị rối.
Giả sử nếu đo theo truyền thống thì đo lượng đường khử khi Bs sinh enzyme thủy phân cơ chất, cụ thể ở đây sản phẩm sẽ là đường glucose. Tuy nhiên nếu trong dịch có vi khuẩn thì vô hình nó sẽ tiếp tục sử dụng glucose cho quá trình sinh enzyme luôn. Vậy thì lượng đường mình đo đâu có chuẩn xác.
Có bạn nào có cách đo hoạt độ cellulase, phytase, amylase mà kết quả tương đối, dễ thực hiện trong điều kiện hạn có thể tìm hóa chất và thiết bị ko?

Có 2 vấn đề cần phải đặt ra:
- Bạn cần biết hoạt tính thực sự của enzyme (lấy dịch enzyme phản ứng với cơ chất, đo hoạt tính, hoạt độ...).

- Hay bạn cần biết khả năng sử dụng cơ chất (cho cơ chất vào môi trường, rồi xem lượng cơ chất bị giảm đi bằng cách đo hàm lượng cơ chất (tinh bột, xellulose). cái này trong môi trường, thủy phân đến đâu, vi khuẩn dùng glucose đến đó... nên ko lấy giá trị đường khử để so sánh. Phải lấy hiệu số lượng cơ chất ban đầu cho vào, và tiêu hao sau lên men. Cái này phải đo hàm lượng tinh bột, cellulose... chứ ko đo glucose.

Ngoài phương pháp đo hoạt tính, nồng độ polysaccharides... bạn cần phải bố trí thí nghiệm chặt chẽ.

Tóm lại phải có người có kinh nghiệm dẫn dắt... Chứ chưa làm bao giờ thì ko thể thực hiện được, hoặc làm được, nhưng kết quả sẽ be bét, hoặc ko đúng.

Cái quan trọng nhất, bạn phải có máy so màu OD 540nm (đo glucose), hoặc 450nm (đo tinh bột, hoặc cellulose).
 
Hiện tại mình yên tâm là ko có người kinh nghiệm để cầm tay chỉ việc được nên bắt buộc phải tự mò thôi. Hic
Giờ quay lại vấn đề xí, mình muốn đo khả năng sử dụng cơ chất thì phương pháp đo tinh bột dễ rồi, nó quá thông dụng. nhưng nếu chuyển sang cellulose và muối phytate thì hơi khó. Trước giờ mình chưa đọc bài nào đi test cellulose hay phytate mà người ta chỉ đo quy đổi lượng đường khử và gốc phosphate tự do rồi quy ra mức độ enzyme phản ứng.
Trong trường hợp này, ý bạn là đúng, nhưng mình cần phương pháp nào có thể làm được.
Mình có thể sử dụng máy đo màu, ít ra nó vẫn ổn hơn là chuẩn độ.
Bạn có tài liệu nào tham khảo đo mấy cái này ko.
 
Hiện tại mình yên tâm là ko có người kinh nghiệm để cầm tay chỉ việc được nên bắt buộc phải tự mò thôi. Hic
Giờ quay lại vấn đề xí, mình muốn đo khả năng sử dụng cơ chất thì phương pháp đo tinh bột dễ rồi, nó quá thông dụng. nhưng nếu chuyển sang cellulose và muối phytate thì hơi khó. Trước giờ mình chưa đọc bài nào đi test cellulose hay phytate mà người ta chỉ đo quy đổi lượng đường khử và gốc phosphate tự do rồi quy ra mức độ enzyme phản ứng.
Trong trường hợp này, ý bạn là đúng, nhưng mình cần phương pháp nào có thể làm được.
Mình có thể sử dụng máy đo màu, ít ra nó vẫn ổn hơn là chuẩn độ.
Bạn có tài liệu nào tham khảo đo mấy cái này ko.

Trên google mà tìm nhé!
 
Mình tìm thấy tài liệu này, mong nó có ích cho đề tài bạn đang làm:
"Phân lập, khảo sát đặc điểm của vi khuẩn Bacillus subtilis và tìm hiểu khả năng sinh enzyme (protease, amylase) của vi khuẩn để sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học"
http://congnghesinhhoc24h.com/tai-l...-khuan-bacillus-subtilis-va-tim-hieu-405.html
Mình thấy tài liệu bạn này chia sẻ có thể tham khảo được..
 
Mình đang tiến hành lựa chủng Bs sinh enzyme thủy phân tinh bột, phytate, protein và cellulose. Tất cả chỉ mới định tính dựa trên vòng phân giải so sánh. Cơ chất test là tinh bột, phytate, casein, CMC.
Tb nhuộm = lugon, CMC = congo red, phytate = lugon, casein ko nhuộm
Vấn đề là ở phytate xuất hiện vòng vàng đậm rồi có 1 vòng trong cực lớn, ban đầu suy đoán đó có khả năng là tinh bột trogn cám gạo của phytate hoặc trong môi trường NA (nutrient agar, hoặc trong tá dược của thuốc kháng sinh) nhưng trong cùng điều kiện chỉ khác cơ chất thì enzyme thủy phân tinh bột vòng rất nhỏ. Chẳng biết vòng lớn đó là vòng của loại nào.
Casein khi thủy phân luôn xuất hiện vòng trắng đục bên ngoài vòng trong, không biết đó là vòng của cái gì gây ra.
Mọi người ai giúp giùm với nhé.

Tinh bột

IMG_4164.jpg


Phytate

IMG_4166.jpg


IMG_4168.jpg


Casein

IMG_4159.jpg
 
mình xin góp ý về xác định hoạt tính cellulase
theo mình thì bạn phải biết vk mình sinh ra enzyme cellulase loại j (endo beta1,4-glucanase; exo beta1,4-glucanase; beta-glucoside), để xác định hoạt tính mình thường dùng phương pháp CMCase, phương pháp này bạn có thể tìm hiểu trong sách hóa sinh nha, phương pháp này phản ứng enzyme được ngưng nhờ DNS-lactose,nên lượng đường khử sinh ra có dư thiếu sao trong phản ứng mình nghĩ ko cần thiết lắm
 
Chị #phuongthao em đang làm phytase từ con bacillus, vì đang gấp để nộp báo cáo nhưng cơ chất phytate vẫn chưa về, có thể sử dụng bột đậu nành làm cơ chất thay thế, có cách nào để định tính phytase nhanh ko ạ
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top