Giải toán xác suất sinh học hộ cái nào.

thaydoithegioi

Senior Member
Nhiều nguồn thông tin khác nhau cùngđồng ý ở 1 điểm là não trước đóng 1 vai trò quyết định trong việc hình thành những "dòng suy nghĩ".
Ta cÓ 1 công thức:
y=x + h[(m +b):2 - x]
Trong đó: y là chỉ số IQ dự đoán của đứa bé
x là chỉ số IQ trung bình của xã hội
h là hệ số di truyền của chỉ số IQ
m và b là chỉ số IQ của mẹ và bố đứa bé
Quy luật trên được gọi là quy luật quay lại giá trị trung bình. Nó giải thích 1 phần tại sao có những cặp vợ chồng thông minh nhưng con họ lại bình thường và có những cặp vợ chồng bình thường nhưng con họ lại rất thông minh.
Mọi người giả hộ tớ bài này nhé:
"Trên 1 quần đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 gen lặn r nằm trên NST X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng tới ự thích nghi của quấn thế . Khả năng ít nhất 1 người phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?"
Tớ hơi kém về toán nên mong mọi người giúp nhé!:twisted:
 
đảo biệt lập thì là quần xã cân bằng thì sao nam/nữ lại = 14/15...
t nghĩ đáp án là 3000 x 49/10000 = 14,7
 
không sao đâu trạng thái cân bằng không nhất thiết tỉ lệ cá thể 2 giới như nhau, mình nghĩ bạn tính đúng nhưng kết luận có lẽ là 100% chứ.
 
đảo biệt lập thì là quần xã cân bằng thì sao nam/nữ lại = 14/15...
t nghĩ đáp án là 3000 x 49/10000 = 14,7

Bạn giải thích mình coi ké với :D

Quần thể bạn quan sát ở một thời điểm nhất định thì có thể vi phạm mọi thứ tỉ số (do thăng giáng); lấy trung bình theo thời gian, hoặc dân số là... vô hạn mới có tỉ lệ tuyệt đối chính xác.
 
"Trên 1 quần đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 gen lặn r nằm trên NST X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng tới ự thích nghi của quấn thế . Khả năng ít nhất 1 người phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?"
Do gen trên NST giới tính, nên:
Tần số alen r: q(r)=196/2800=0,07 -->P(R)=1-0,07=0,93
Do quần thể cân bằng nên f nam= f nữ
Khả năng tất cả phụ nữ ko bị bệnh là:
(0,93^2 +2.0,93.0,07)^{3000} = (0,9951)^{3000}
-->Ít nhất...:
1-(0,9951)^{3000}
 
Do gen trên NST giới tính, nên:
Tần số alen r: q(r)=196/2800=0,07 -->P(R)=1-0,07=0,93
Do quần thể cân bằng nên f nam= f nữ
Khả năng tất cả phụ nữ ko bị bệnh là:
(0,93^2 +2.0,93.0,07)^{3000} = (0,9951)^{3000}
-->Ít nhất...:
1-(0,9951)^{3000}

Xác suất thế chắc đúng, ít nhất là nó nhỏ hơn 1, nhỉ? Mình đang tưởng có xác suất nào đó lớn hơn 1.

Nhân tiện bạn cho hỏi định nghĩa "quần thể cân bằng" là thế nào vậy?
 
Em hiểu quần thể cân bằng là quần thể có thành phần kiểu en và tần số alen ổn định qua các thế hệ.
Đối với những gen trên NST giới tính thì khi quần thể cân bằng, tần số alen 2 giới bằng nhau :mrgreen:
 
Câu 1: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đề có kiểu gen AaBbDd là:
Đáp án :15/64.Mình tính không ra.Gíup mình với
 
Em hiểu quần thể cân bằng là quần thể có thành phần kiểu en và tần số alen ổn định qua các thế hệ.
Đối với những gen trên NST giới tính thì khi quần thể cân bằng, tần số alen 2 giới bằng nhau :mrgreen:

Hình như điều kiện cần là phải có selection nhỉ?
 
Là ko có selection hay sao chứ a^^
Nhưng mà đối với quần thể người theo nghiên cứu thì hầu hết đang đạt trạng thái cân bằng rồi ^^
 
Mình quên phéng hết mấy cái học lỏm được rồi. Nhưng không có selection thì sẽ có ảnh hưởng khá mạnh của genetic drift: tức là chỉ thuần túy thăng giáng mà toàn bộ cả thể sẽ đổi từ trạng thái mang allele này sang allele khác. Và vì vậy quần thể tồn tại ở trạng thái monomorphic, đặc biệt là các quần thể có số lượng cá thể tương đối nhỏ. (Trong toán thì cái này cũng gọi là cân bằng, nhưng rõ ràng không thỏa mãn định nghĩa của bạn.)

Câu hầu hết các nghiên cứu ở "người" thì khó nói lắm, kết luận đó là khá mạnh nhỉ?
 
Hình như điều kiện cần là phải có selection nhỉ?
:cry: mình nghĩ trên lí thuyết muốn quần thể cân bằng thì phải đảm bảo các điều kiện đó là loại trừ tác động của 5 nhân tố tiến hóa, tức là không đươc có ''selection'' chứ.
 
thực ra không có 1 quần thể nào đạt được trạng thái cân bằng cả, đây chỉ la lí thuyết thôi.
 
thầy Long bảo thế ạ, thầy nói đa số là cân bằng, đối vs 1 số gen là cân bằng 100%
Với lại quần thể muốn ổn định, tần số alen không thay đổi thì phải là quần thể ngẫu phối mới thỏa mãn chứ ạ
Theo chương trình 12 e học là như vậy, cấp học khác không biết thế nào đâu ạ:(
 
Nếu em nói vậy thì tất cả các quần thể luôn trong trạng thái tiến hóa à?? Khi ta áp dụng định luật Hardy-Weinberg thì chỉ áp dụng cho 1 locus hoặc 1 gene nhất định thôi chứ không xét cho toàn bộ các locus gene (the population may be in Hardy-Weinberg equilibrium for one locus but not for others). Như vậy, trong từng trường hợp đang xét mà ta kết luận là quần thể có cân bằng về tần số allele, gene qui định tính trạng đang nghiên cứu hay không chứ. :)
ko, ý e là trong tự nhiên đâu có quần thể nào tránh được các yếu tố đó(5 ntth), như vậy chỉ cân bằng tương đối thôi chứ.tất nhiên là xét vs từng locut ạ.:buonchuyen:
và người ta sẽ dùng đinh luật đấy để nghiên cứu ah của các yếu tố lên ttcb của quần thể
 
Quần thể cân bằng hay còn gọi là cân bằng Hardy-Weinberg là quần thể có tần số của các kiểu gene thỏa điều kiện của định luật Hardy-Weinberg (frequencies of genotypes when the conditions of the Hardy-Weinberg law are met).

Định luật Hardy-Weinberg (Hardy-Weinberg law): Nếu một quần thể ngẫu phối có kích thước lớn mà không bị ảnh hưởng bới đột biến, di nhập gene hay chọn lọc tự nhiên thì tần số allele của quần thể không đổi và tần số kiểu gene của quần thể ổn định qua các thế hệ. (If a population is large, randomly mating, not affected by mutation, migration or natural selection then the allelic frequencies of a population do not change and the genotypic frequencies stabilize)

Theo mình hiểu và dịch lại như vậy :)

OK, tks! Mình hiểu cái chỗ không hiểu ở đâu rồi, mọi thứ mình nghĩ và nói đến là mô hình có cho đột biến, và nhất là có kích thước nhỏ (không có đột biến thì... buồn nhỉ); và cân bằng của nó theo nghĩa xác suất với fluctuation hơn.
 
OK, tks! Mình hiểu cái chỗ không hiểu ở đâu rồi, mọi thứ mình nghĩ và nói đến là mô hình có cho đột biến, và nhất là có kích thước nhỏ (không có đột biến thì... buồn nhỉ); và cân bằng của nó theo nghĩa xác suất với fluctuation hơn.
không nhầm thì vẫn có thẻ coi tốc độ đột biến thuân = nghịch, cũng thế cả.Nhưng e thấy đâu có quần thể nào mà
- không phát sinh đột biến ( dù là nhỏ nhưng không phải không có)
- không bị tác đông bởi CLTN ( cái này là không thể )
- không di nhập gen ( ít so với tổng cá thể nhưng vẫn là có)
- khong giao phối có chon lọc ( vẫn thấy chon bạn tình mà, nhưng mà tỉ lệ để chúng chon nhau thưc ra ứng vs thành phần kg rồi)
- khong yếu tố ngẫu nhiên ( du kich thước QT lớn, tỉ lệ là nhỏ nhưng vẫn có )
kể lể nhiều, chỉ cần vi pham ít nhất 1 trong 5 đã không đạt được TTCB lí thuyết rồi.mà không nhầm dưới 1%(vd như đột biến...) thì khi tính toán được quyền bỏ, vì vậy ma xem xét nhiều QT người vẫn đạt được TTCB
:???:
 
không nhầm thì vẫn có thẻ coi tốc độ đột biến thuân = nghịch, cũng thế cả.Nhưng e thấy đâu có quần thể nào mà
- không phát sinh đột biến ( dù là nhỏ nhưng không phải không có)
- không bị tác đông bởi CLTN ( cái này là không thể )
- không di nhập gen ( ít so với tổng cá thể nhưng vẫn là có)
- khong giao phối có chon lọc ( vẫn thấy chon bạn tình mà, nhưng mà tỉ lệ để chúng chon nhau thưc ra ứng vs thành phần kg rồi)
- khong yếu tố ngẫu nhiên ( du kich thước QT lớn, tỉ lệ là nhỏ nhưng vẫn có )
kể lể nhiều, chỉ cần vi pham ít nhất 1 trong 5 đã không đạt được TTCB lí thuyết rồi.mà không nhầm dưới 1%(vd như đột biến...) thì khi tính toán được quyền bỏ, vì vậy ma xem xét nhiều QT người vẫn đạt được TTCB
:???:

Hic, cái này thuộc về mặt triết học: không có gì tuyệt đối (chắc là trừ toán học lý thuyết). Nói cách khác mọi thứ là gần đúng cả.

Nếu có đột biến thì hiện tượng sẽ khác rất nhiều nhất là ở các kích thước quần thể nhỏ. Quần thể nhỏ không tồn tại ở một tần số ổn định mà liên tục switching giữa 0 và 1, tức là liên tục nhảy từ loại A sang loại a (gọi là genetic drift).

Các điều kiện bạn nói mình nghĩ đều có thể làm gần đúng, trừ cái đầu tiên mình không rõ. Tác động chọn lọc tự nhiên rất yếu quan sát được khá nhiều (neutral evolution) thể hiện tiêu biểu là genetic drift mình nói trên khi quần thể bị rơi vào "cổ chai" (số lượng giảm đột ngột khi bị kill trong phòng thí nghiệm hoặc tự nhiên), toàn bộ allen a nào đó bị tiêu diệt, trong tương lai một mutation chuyển một cá thể a sang A lại có thể dẫn đến việc toàn bộ quần thể mang allen A và cứ như vậy lật đi lật lại.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top