Lê Đức Dũng
Senior Member
Tự nhiên đọc được bài này....
theo www.thanhnien.com.vn , 04/05/2011
Công nghệ sinh học (CNSH) là một trong những mũi nhọn trọng tâm để phát triển nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tạo hiệu quả kinh tế cao cho nông sản VN. Thế nhưng sau bao nhiêu năm đầu tư, nghiên cứu, CNSH tại VN vẫn đang loay hoay tìm một lối đi hiệu quả.
“Chính quy” ì ạch
Tham gia vào hệ thống nghiên cứu và phát triển giống cây trồng cả nước hiện có 18 viện, trung tâm và 6 trường đại học nông nghiệp phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau. Với chủ trương đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNSH phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến nay, một số viện, trường nông nghiệp đã đầu tư xây dựng các phòng nuôi cấy mô tế bào hoặc bộ môn CNSH phục vụ nghiên cứu và giảng dạy với mức độ hiện đại khác nhau. Đó là chưa kể các cơ quan có tiềm lực về CNSH khác có thể phục vụ công tác chọn giống cây trồng như Viện CNSH (tại Hà Nội), Viện Sinh học nhiệt đới (tại TP.HCM), Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.
Mỗi lần lai tạo thành công một giống hoa gì, đều có rất nhiều người liên hệ hỏi mua, nhưng sức mình hạn chế, thật sự cung cấp không đủ trước yêu cầu quá lớn - TS Dương Công Kiên, ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM
Ông Dương Hoa Xô - Giám đốc Trung tâm CNSH TP.HCM - cho biết: “Hiện nay hệ thống cấy nuôi ngập chìm tạm thời là một công nghệ mới đang được trung tâm sử dụng nhân giống trên nhiều đối tượng cây trồng. Công nghệ này có thể nói là ngang bằng hoặc hơn cả Thái Lan. Nhưng số lượng cây giống mà trung tâm sản xuất được đến nay còn rất hạn chế, bình quân mỗi năm sản xuất được 350.000 cây, nếu so với nhu cầu thị trường hiện nay từ 5-7 triệu cây thì không thấm vào đâu”.
Tại Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Phú Yên, từ khi thành lập từ năm 2001 đến nay, cơ sở nuôi cấy mô hầu như chưa được trang bị các thiết bị khác phục vụ chọn giống, lai tạo và kiểm tra độ sạch bệnh trên cây trồng nên hoạt động rất hạn chế. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại đây chỉ gắn bó tại phòng nuôi cấy mô được khoảng 2-3 năm là... xin nghỉ.
Giống ngoại lấn át giống nội
Thị trường hiện đang tràn ngập các giống cây trồng nhập khẩu. Khối lượng hạt giống cây ngắn ngày sản xuất trong nước hiện nay khoảng 170.000 tấn, chỉ mới đáp ứng được 56% yêu cầu của thị trường. Hiện các giống lúa lai Trung Quốc đang chiếm đến 75% về chủng loại và khoảng 80% lượng giống được gieo trồng. Các giống bắp (ngô) lai có nguồn gốc nước ngoài cũng chiếm tới trên 30% thị phần tại VN.
Đối với cây công nghiệp, gần như 100% số giống mía hiện nay là giống nhập, chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc và Cuba; 66% giống lạc (đậu phộng) được chọn lọc từ các giống nhập, hơn 50% giống cao su được nhập từ Malaysia và Sri Lanka; giống chè cũng chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), cho đến nay, hoa cắt cành sản xuất tại Đà Lạt hầu hết là giống nhập. Thực tế hiện nay chưa có đơn vị, cá nhân nào trong nước tiếp cận nghiên cứu chọn tạo giống hoa mang bản quyền VN, vì vậy xuất khẩu hoa từ VN rất hạn chế.
Trong khi đó, dù là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới nhưng hiện nay tại ĐBSCL, diện tích sử dụng giống xác nhận chỉ đạt khoảng 35% diện tích gieo trồng, 75% là từ giống nhập; gần như 90% nguồn lúa lai bố mẹ cũng phải nhập khẩu.
Tương tự, những kết quả nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) cũng chỉ dừng ở mức sưu tập, chọn lọc các giống hoa có triển vọng và đang thử nghiệm và “hứa hẹn” cho ra đời một số loại hoa mới lai tạo như cúc, cẩm chướng, đồng tiền có bản quyền VN trong... tương lai gần. Do quy mô nhỏ nên giá thành sản xuất cao và từ đó không mang lại hiệu quả. Đây cũng là tình trạng chung của các trung tâm nghiên cứu CNSH tại các tỉnh.
Theo đánh giá của một số nhà khoa học ngành giống cây trồng, hiện nay việc lai tạo giống mới bằng CNSH mới dừng lại ở nghiên cứu trong phòng hoặc thử nghiệm diện hẹp, chỉ một số ít kết quả được đưa ra thị trường nhưng hiệu quả rất hạn chế.
Tư nhân tự “bơi”
Nếu hoạt động nghiên cứu CNSH của các viện, trung tâm còn hạn chế thì các doanh nghiệp trong nước, công ty nước ngoài hoặc liên doanh phần lớn chỉ tập trung vào các sản phẩm hạt giống lai, đặc biệt là ngô và rau lai do các giống này có khả năng sinh lợi cao.
Một trong những cá nhân tâm huyết với CNSH là TS Dương Công Kiên (ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM). Hơn 10 năm nay, ông đã dành rất nhiều công sức, tiền của đầu tư một khu nghiên cứu giống bài bản ở Q.12 (TP.HCM). Đến nay, TS Kiên đã xây dựng dược quy trình nhân giống hoa hồng, ươm tạo thành công nhiều loại hoa phong lan, sung Mỹ và đang sưu tập các giống chuối bản địa và ngoại nhập để nhân giống và cung cấp cho nông dân.
TS Kiên bộc bạch: “Thị trường giống cây trồng hiện nay có nhu cầu rất lớn và người nông dân thật sự khao khát những giống mới, hiệu quả. Ngay như trường hợp của tôi, mỗi lần lai tạo thành công một giống hoa gì, đều có rất nhiều người liên hệ hỏi mua, nhưng sức mình hạn chế, thật sự cung cấp không đủ trước yêu cầu quá lớn”.
Ông Phạm S - Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng - cho biết: “Là vùng hoa lớn nhất của nước nhưng diện tích sản xuất hoa tại Đà Lạt vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, nguồn giống chưa chủ động. Công tác chọn lọc nhân giống thực tế chủ yếu do nông dân tự thực hiện, việc nghiên cứu của các đơn vị, trung tâm chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kết quả nghiên cứu giống còn chậm so với thực tiễn. Phần lớn việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của nông dân là do tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau”.
Trong một hội thảo về CNSH trên cây hoa gần đây ở TP.HCM, ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt - thông tin: “Tại Đà Lạt hiện nay có trên 46 cơ sở nuôi cấy mô, đủ sức cung cấp cho thị trường. Trong lần đi khảo sát, vận động thành lập câu lạc bộ cấy mô, đoàn của hiệp hội chúng tôi nhận thấy rằng các viện, trường, trung tâm tại Đà Lạt được đầu tư hết sức hiện đại để xét nghiệm, đọc gien, test về virus... Vấn đề là các trung tâm, trường, viện lại không có kỹ sư cao cấp để... đọc phim. Nói chính xác, nông dân hiện nay đều là tự học lóm, học mót, hầu hết áp dụng theo kinh nghiệm, tập quán, và nếu muốn học cũng không biết học ở đâu, chính vì vậy sẽ không thể tiến xa được... Nông dân chúng ta vẫn đang phải tự bơi, trình độ kiến thức thì hạn chế nên chỉ dừng ở mức tự cung cấp sản phẩm trong nước chứ chưa thể vươn xa được”.
theo www.thanhnien.com.vn , 04/05/2011
Công nghệ sinh học (CNSH) là một trong những mũi nhọn trọng tâm để phát triển nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tạo hiệu quả kinh tế cao cho nông sản VN. Thế nhưng sau bao nhiêu năm đầu tư, nghiên cứu, CNSH tại VN vẫn đang loay hoay tìm một lối đi hiệu quả.
“Chính quy” ì ạch
Tham gia vào hệ thống nghiên cứu và phát triển giống cây trồng cả nước hiện có 18 viện, trung tâm và 6 trường đại học nông nghiệp phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau. Với chủ trương đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNSH phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến nay, một số viện, trường nông nghiệp đã đầu tư xây dựng các phòng nuôi cấy mô tế bào hoặc bộ môn CNSH phục vụ nghiên cứu và giảng dạy với mức độ hiện đại khác nhau. Đó là chưa kể các cơ quan có tiềm lực về CNSH khác có thể phục vụ công tác chọn giống cây trồng như Viện CNSH (tại Hà Nội), Viện Sinh học nhiệt đới (tại TP.HCM), Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.
Hơn 10 năm nay, TS Dương Công Kiên đã dành rất nhiều công sức, tiền của đầu tư một khu nghiên cứu giống bài bản ở Q.12 (TP.HCM) - Ảnh: Q.T
Hiện nay cả nước đã có 40 phòng nuôi cấy mô hiện đại và nhiều trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương. Tuy nhiên, ngoại trừ một số loại cây trồng như bắp, cà phê, điều, sắn... có được một số thành tựu nhất định trong việc tạo giống, hầu hết các loại trái cây, rau củ, hoa kiểng... khác đều phụ thuộc vào nguồn giống ngoại nhập. Mỗi lần lai tạo thành công một giống hoa gì, đều có rất nhiều người liên hệ hỏi mua, nhưng sức mình hạn chế, thật sự cung cấp không đủ trước yêu cầu quá lớn - TS Dương Công Kiên, ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM
Ông Dương Hoa Xô - Giám đốc Trung tâm CNSH TP.HCM - cho biết: “Hiện nay hệ thống cấy nuôi ngập chìm tạm thời là một công nghệ mới đang được trung tâm sử dụng nhân giống trên nhiều đối tượng cây trồng. Công nghệ này có thể nói là ngang bằng hoặc hơn cả Thái Lan. Nhưng số lượng cây giống mà trung tâm sản xuất được đến nay còn rất hạn chế, bình quân mỗi năm sản xuất được 350.000 cây, nếu so với nhu cầu thị trường hiện nay từ 5-7 triệu cây thì không thấm vào đâu”.
Tại Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Phú Yên, từ khi thành lập từ năm 2001 đến nay, cơ sở nuôi cấy mô hầu như chưa được trang bị các thiết bị khác phục vụ chọn giống, lai tạo và kiểm tra độ sạch bệnh trên cây trồng nên hoạt động rất hạn chế. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại đây chỉ gắn bó tại phòng nuôi cấy mô được khoảng 2-3 năm là... xin nghỉ.
Giống ngoại lấn át giống nội
Thị trường hiện đang tràn ngập các giống cây trồng nhập khẩu. Khối lượng hạt giống cây ngắn ngày sản xuất trong nước hiện nay khoảng 170.000 tấn, chỉ mới đáp ứng được 56% yêu cầu của thị trường. Hiện các giống lúa lai Trung Quốc đang chiếm đến 75% về chủng loại và khoảng 80% lượng giống được gieo trồng. Các giống bắp (ngô) lai có nguồn gốc nước ngoài cũng chiếm tới trên 30% thị phần tại VN.
Đối với cây công nghiệp, gần như 100% số giống mía hiện nay là giống nhập, chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc và Cuba; 66% giống lạc (đậu phộng) được chọn lọc từ các giống nhập, hơn 50% giống cao su được nhập từ Malaysia và Sri Lanka; giống chè cũng chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), cho đến nay, hoa cắt cành sản xuất tại Đà Lạt hầu hết là giống nhập. Thực tế hiện nay chưa có đơn vị, cá nhân nào trong nước tiếp cận nghiên cứu chọn tạo giống hoa mang bản quyền VN, vì vậy xuất khẩu hoa từ VN rất hạn chế.
Trong khi đó, dù là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới nhưng hiện nay tại ĐBSCL, diện tích sử dụng giống xác nhận chỉ đạt khoảng 35% diện tích gieo trồng, 75% là từ giống nhập; gần như 90% nguồn lúa lai bố mẹ cũng phải nhập khẩu.
Tương tự, những kết quả nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) cũng chỉ dừng ở mức sưu tập, chọn lọc các giống hoa có triển vọng và đang thử nghiệm và “hứa hẹn” cho ra đời một số loại hoa mới lai tạo như cúc, cẩm chướng, đồng tiền có bản quyền VN trong... tương lai gần. Do quy mô nhỏ nên giá thành sản xuất cao và từ đó không mang lại hiệu quả. Đây cũng là tình trạng chung của các trung tâm nghiên cứu CNSH tại các tỉnh.
Theo đánh giá của một số nhà khoa học ngành giống cây trồng, hiện nay việc lai tạo giống mới bằng CNSH mới dừng lại ở nghiên cứu trong phòng hoặc thử nghiệm diện hẹp, chỉ một số ít kết quả được đưa ra thị trường nhưng hiệu quả rất hạn chế.
Tư nhân tự “bơi”
Nếu hoạt động nghiên cứu CNSH của các viện, trung tâm còn hạn chế thì các doanh nghiệp trong nước, công ty nước ngoài hoặc liên doanh phần lớn chỉ tập trung vào các sản phẩm hạt giống lai, đặc biệt là ngô và rau lai do các giống này có khả năng sinh lợi cao.
Một trong những cá nhân tâm huyết với CNSH là TS Dương Công Kiên (ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM). Hơn 10 năm nay, ông đã dành rất nhiều công sức, tiền của đầu tư một khu nghiên cứu giống bài bản ở Q.12 (TP.HCM). Đến nay, TS Kiên đã xây dựng dược quy trình nhân giống hoa hồng, ươm tạo thành công nhiều loại hoa phong lan, sung Mỹ và đang sưu tập các giống chuối bản địa và ngoại nhập để nhân giống và cung cấp cho nông dân.
TS Kiên bộc bạch: “Thị trường giống cây trồng hiện nay có nhu cầu rất lớn và người nông dân thật sự khao khát những giống mới, hiệu quả. Ngay như trường hợp của tôi, mỗi lần lai tạo thành công một giống hoa gì, đều có rất nhiều người liên hệ hỏi mua, nhưng sức mình hạn chế, thật sự cung cấp không đủ trước yêu cầu quá lớn”.
Ông Phạm S - Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng - cho biết: “Là vùng hoa lớn nhất của nước nhưng diện tích sản xuất hoa tại Đà Lạt vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, nguồn giống chưa chủ động. Công tác chọn lọc nhân giống thực tế chủ yếu do nông dân tự thực hiện, việc nghiên cứu của các đơn vị, trung tâm chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kết quả nghiên cứu giống còn chậm so với thực tiễn. Phần lớn việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của nông dân là do tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau”.
Trong một hội thảo về CNSH trên cây hoa gần đây ở TP.HCM, ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt - thông tin: “Tại Đà Lạt hiện nay có trên 46 cơ sở nuôi cấy mô, đủ sức cung cấp cho thị trường. Trong lần đi khảo sát, vận động thành lập câu lạc bộ cấy mô, đoàn của hiệp hội chúng tôi nhận thấy rằng các viện, trường, trung tâm tại Đà Lạt được đầu tư hết sức hiện đại để xét nghiệm, đọc gien, test về virus... Vấn đề là các trung tâm, trường, viện lại không có kỹ sư cao cấp để... đọc phim. Nói chính xác, nông dân hiện nay đều là tự học lóm, học mót, hầu hết áp dụng theo kinh nghiệm, tập quán, và nếu muốn học cũng không biết học ở đâu, chính vì vậy sẽ không thể tiến xa được... Nông dân chúng ta vẫn đang phải tự bơi, trình độ kiến thức thì hạn chế nên chỉ dừng ở mức tự cung cấp sản phẩm trong nước chứ chưa thể vươn xa được”.
Quang Thuần