Khuẩn E.coli được mã hóa thông tin bí mật

00792

Moderator
Staff member

Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp mã hóa thông tin vào vi khuẩn E. Coli nhờ công nghệ di truyền để truyền tải các thông tin bí mật.
Phát hiện này được công bố trong tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.
ecoli.jpg

Khuẩn E.coli phát sáng thành các màu khác
nhau và được mã hóa thông tin (Ảnh: meningitis101)
Bằng cách thay đổi các gene được chọn lựa của E. coli, các nhà khoa học làm cho những con vi khuẩn này sản xuất các protein huỳnh quang, có thể phát sáng thành 7 màu khác nhau dưới ánh sáng tia cực tím.
Những màu sắc đó sẽ được bố trí để tạo ra một hệ thống mã hóa bằng bảng chữ cái, các số từ 1-9 và một số biểu tượng khác.
Các thông điệp có trong khuẩn E.coli sẽ không thể nào phát hiện được, cho tới khi người nhận mở nó bằng cách nhúng con khuẩn này vào một loại dung dịch đặc biệt.
“Rõ ràng, đây là loại ứng dụng lưu trữ bí mật để truyền tải thông tin an toàn, ngăn chặn giả mạo và cung cấp thông tin một cách xác thực”, tác giả chính của nghiên cứu David Walt thuộc Đại học Tufts ở Massachusetts cho biết.
Nghiên cứu này được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tài trợ qua Cơ quan phụ trách các dự án nghiên cứu tiên tiến về quốc phòng (DARPA) Mỹ.
Theo Đất Việt
 
Australia: Thuốc mới giúp tế bào ung thư phát sáng


Một loại thuốc mới khiến các tế bào ung thư ở não phát sáng trong quá trình phẫu thuật đang được sử dụng lần đầu tiên tại Australia.
Các nhà phẫu thuật tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne đã sử dụng loại thuốc trên, gọi làgliolan, nhằm giúp nhận diện các mô não bị ung thư trong quá trình phẫu thuật để bóc tách chúng khỏi não.
Loại thuốc này tác động lên các khối u thần kinh đệm cấp cao, một kiểu u não rất khó tiên lượng khả năng tiến triển.
Ngày 16/9 vừa qua, tiến sĩ Kate Drummond đã lần đầu tiên sử dụng thuốc này khi phẫu thật cho bệnh nhân David Hall, 53 tuổi, có u thần kinh đệm ác tính.
druggliolan.jpg
Trước đó một ngày, đồng nghiệp của bà là tiến sĩ David Walker cũng tiến hành ca mổ áp dụng kỹ thuật tương tự tại Brisbane.
Phát biểu trên kênh truyền hình ABC, tiến sĩ Drummond cho biết, kỹ thuật này đã được sử dụng phổ biến tại châu Âu và Vương quốc Anh.
Các bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc khoảng 3-4 tiếng trước ca mổ và thuốc sẽ dần tích tụ tại các tế bào của khối u. Khi tiến hành vi phẫu thuật, những tế bào này sẽ phát sáng dưới ánh sáng xanh, giúp các bác sĩ nhận biết dễ dàng.
"Về cơ bản, loại thuốc này giúp các bác sĩ hình dung khối u rõ hơn để có thể phân biệt nó với phần não bình thường. Do vậy, chúng tôi có thể bóc tách được nhiều khối u hơn trước đây, qua đó có thể bảo vệ các bộ phận não bình thường. Điều này khiến các ca phẫu thuật phức tạp trở nên hiệu quả và an toàn hơn đối với bệnh nhân," tiến sĩ Drummond giải thích.
Theo tiến sĩ Drummond, các loại thuốc khác thường có nguy cơ gây dị ứng, nhưng tác dụng phụ chủ yếu của loại thuốc này là làm cho người ta nhạy cảm hơn với ánh sáng trong vòng một ngày sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, mặc dù các bệnh nhân dùng thuốc này không nên phơi nắng, nhưng với ánh sáng bình thường xung quanh thì không thành vấn đề.
Số liệu của Viện Y tế và Phúc lợi Australia (AIHW) cho biết, tổng cộng có 1.123 bệnh nhân tử vong vì ung thư não tại xứ sở chuột túi trong năm 2007.
Theo Vietnam+
 
Chữa mù lòa bằng tế bào gốc phôi người


Những bệnh nhân tại Anh bị bệnh mù lòa mắt sẽ tham gia thử nghiệm đầu tiên chữa trị mắt bằng liệu pháp tế bào gốc phôi người ở Châu Âu.
Các bác sĩ phẫu thuật ở Anh sẽ tiến hành thử nghiệm đầu tiên ở những bệnh nhân bằng liệu pháp tế bào gốc phôi người để có thể đưa liệu pháp này trở thành phương pháp điều trị được các nhà quản lý ở Châu Âu chấp thuận.
12 bệnh nhân bị bệnh về mắt không thể chữa được là loạn dưỡng điểm vàng Stargardt, một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người trẻ tuổi, sẽ được các bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện mắt Moorfields ở London tiêm các tế bào vào mắt.
Tại Anh, phương pháp trị liệu này đã được thử nghiệm lâm sàng và kiểm tra an toàn, được các nhà chức trách ở Vương quốc Anh chấp thuận vào tháng 12 năm ngoái. Cuộc thử nghiệm lần này sẽ tiến tới thuyết phục sự chấp thuận tại bất kỳ nước nào ở Châu Âu.
Các nhà y tế hy vọng bằng việc tiêm các tế bào võng mạc khỏe mạnh vào mắt bệnh nhân sẽ làm giảm ảnh hưởng hoặc đảo ngược tác động của căn bệnh. Điều vẫn gây tranh cãi là vì tế bào võng mạc (RPE) được sử dụng ở đây là tế bào gốc phôi người.
Bệnh nhân tham gia thử nghiệm ở Anh sẽ được tiêm từ 50 nghìn đến 200 nghìn tế bào vào phía sau võng mạc thông qua một chiếc kim nhỏ được tiến hành trong khoảng 1 giờ. Chỉ những bệnh nhân còn có triển vọng mới được nhận vào thử nghiệm.
Retinalcells.jpg

Tế bào võng mạc được tiêm vào sẽ giúp mắt nhìn lại bình thường (Ảnh: guardian)
Bệnh Stargardt là một rối loạn di truyền do nguyên nhân gây mất thị lực qua việc bào mòn các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc ở trung tâm võng mạc nơi mà mắt có thể nhìn thấy cáchình ảnh một cách sắc nét nhất.
Sự mất mát của các tế bào RPE thường bắt đầu ở độ tuổi giữa 10 và 20 tuổi và dẫn đến các tế bào hình que và hình nón nhạy cảm với ánh sáng trong mắt chết đi. Điều này cuối cùng gây ra mất thị lực và thậm chí mù lòa.
Khi các công việc điều trị được tiến hành thành công, các tế bào RPE thay thế sẽ phát triển và cuối cùng khôi phục lại võng mạc đến một trạng thái lành mạnh có thể hỗ trợ các tế bào nhạy cảm với ánh sáng cần thiết cho mắt.
“Thực sự có những triển vọng tiềm năng khi những người bị rối loạn võng mạc làm mù lòa, bao gồm cả bệnh Stargardt và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, có thể được hưởng lợi trong tương lai từ ghép tế bào võng mạc”, bác sĩ phẫu thuật võng mạc James Bainbridge tại bệnh viện Moorfields và Viện UCL nhãn khoa cho biết.
Năm ngoái, công ty Geron cũng đã bắt đầu một thử nghiệm dùng liệu pháp tế bào gốc để chữa các tổn thương tủy sống. Các bác sĩ hy vọng rằng việc tiêm tế bào gốc trực tiếp vào cột sống sẽ sửa chữa các tế bào thần kinh bị hư hỏng giúp người bị liệt lấy lại một số cử động.
Theo Đất Việt
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top