Thông tin về cây Lúa

Châu Văn Long

Junior Member
Chào mọi người, ai có thông tin gì về sinh lý và giải phẫu của cây Lúa thì cho mình với.Mình cảm ơn!
 
Chào em, em muốn hỏi về đặc điểm hình thái, và sinh lý của cây lúa hả? Cụ thể là phần nào? chị làm về cây này suốt. Em oi có rất nhiều sách đấy, chị không rành lắm về sách trên mạng (không biết gì thì đúng hơn) :lol:. chị giới thiệu cho em vài cuốn để em tìm trong thư viện nhé:
Cây lúa và kỹ thuật thâm canh, PGS TS Nguyễn Văn Hoan, Nxb Nghệ An, 2003
Giáo trình cây lương thực, Nguyễn Thị Lẫm..., nxbnn, 2003.
Nguồn gốc cây lúa, lúa gạo việt nam thế kỷ 21, Bùi Huy Đáp, 2000
Nói chung trong mấy cái cuốn về cây lương thực cuốn nào cũng có về cây lúa cả, em chịu khó tìm nhé. :)
 
Cho mình hỏi tại sao cây lúa nước lại phải cần nhiều nước cho quá trình phát triển của nó như vậy. Tại sao khi người nông dân cho nó nảy mầm rồi người ta lại nhổ lên rồi một thời gian sau cấy lại? Làm như vậy để làm gì?

Hiện nay vn có tất cả bao nhiêu giống lúa? Các đặc tính của các loại này ra sao? Bạn Lụa chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này làm ơn cho mình biết được ko? :D

Tò mò chút, ko biết có phải bạn Lụa xinh xinh, học rất giỏi lớp 0202 ko nhỉ? :D
 
[align=justify:989bb84101]
[align=right]
Oai, hỏi khó thế? mình mới vào nghề thôi, chưa biết gì mấy đâu. Thôi được rồi cứ trả lời theo sự hiểu biết vốn có nhé! :lol:
Cây lúa thuộc họ Graminae (hòa thảo), chi Oryza, loài Oryza-sativa L. Chi Oryza có 23 loài trong đó có hai loài lúa trồng là O.sativa phổ biến ở Châu Á và O.glaberrima phổ biến ở Tây Phi. O.sativa có 3 loài phụ là Indica (lúa tiên), Japonica (lúa cánh), Javanica (lúa bù lu).
Lúa trồng hiện nay chủ yếu là Oryza sativa, đây là loại lúa được trồng ở điều kiện ruộng nước, trong quá trình sống và phát triển chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo mà hình thành nên nhiều loài lúa phù hợp với điều kiện sinh thái như: lúa nước, lúa nương, lúa nổi...
:arrow: Đấy giải thích tại sao cây lúa nước lại cần nhiều nước cho quá trình phát triển như thế nhé. Nhưng hiện nay nước đang ngày một cạn kiệt đi, vì thế chúng ta đang phải chọn tạo các dòng lúa chịu hạn đấy, đầu tiên là chọn các giống ngắn ngày (vì nó sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả hơn, hạn chế đuợc tác hại của hạn), sau đó là đến các đặc điểm về bộ rễ...
Bạn hỏi tớ: " hiện Việt Nam có bao nhiêu giống lúa, đặc tính ra sao?"  :)  Tớ có phải là cái cuốn sổ tay về lúa đâu,vấn đề này tớ chưa tìm hiểu, khi nào làm về giống nào tớ mới tìm hiểu thôi. Nhưng mà Cây lúa Việt Nam còn được gọi là lúa Châu Á vì nó được thuần hóa từ 3 trung tâm đầu tiên ở Châu Á: Assam, biên giới Thái Lan-Myanma và Trung Du Tây Bắc Việt Nam. Theo đặc điểm lúa trồng Việt Nam thì chủ yếu là các giống Indica. Đại diện của Indica là lúa tẻ, còn của Japonica là lúa nếp bạn cứ dựa vào đó mà phân biệt nhé!
:? Tiếp nhé: "tại sao bà con mình cứ gieo rồi lại nhổ lên rồi lại cấy lại" Nhưng thực ra ở đây là gieo mạ, khi mạ được 4-5 lá thì nhổ và cấy lúa, sao lại phải khổ thế hả? Làm thế này thì đảm bảo hơn đấy, còn hơn là gieo xạ (gieo thẳng) xong đến lúc nó mọc tùm lum khó chăm sóc lắm. Ngoài ra còn một phương pháp nữa là ném mạ (trồng trong những khay có nhiều ô, rồi cầm cả cụm ném xuống, đo phải lội nước). :oops:
Phần trả lời cuối cùng nhé: tớ đúng là Lụa học lớp 02-02 nhưng không xinh lắm đâu và học cũng bình thường thôi :) [/align:989bb84101][/align]
 
Chào Lụa.

Anh đang cần tìm tài liệu về các giai đoạn, thời điểm mà người nông dân ở Miền Bắc bắt đầu trồng lúa, gặt lúa để bổ xung cho phần tài liệu tham khảo của mình. Cụ thể hơn là thời điểm nào người ta bắt đầu cho vụ Đông Xuân, Hè Thu. Tất nhiên, có sự khác nhau về thời điểm giữa các vùng, miền. Vì vậy anh cần cuốn sách nào viết thời điểm trung bình của cả vùng miền Bắc hoặc thời điểm cụ thể của từng vùng miền.

Em nói kĩ cho anh tên sách, nhà xuất bản và nơi cần mua quyển sách đó (một lần, anh dạo qua các hiệu sách ở Hà Nội để tìm mua, tìm mãi, không được cuốn nào viết về cái đó)

Cám ơn nhiều!
 
C? ai quan t?m c?y l?a được thuần h?a đầu ti?n ở đ?u kh?ng nhỉ?
Theo nguồn cũ: ở Th?i c?ch đ?y 9000 năm
Theo nguồn mới: ở đồng bằng Dương Tử c?ch đ?y 11000 năm
Theo nguồn của bọn H?n: ở H?n c?ch đ?y 12000 năm ?:D
 
Không biết bạn sinh năm bao nhiêu nên ko biết xưng hô thế nào. Phần viết của bạn bị lỗi mình không đọc hết được bạn Lương ạ.
Nhưng cũng hiểu chút ít về câu hỏi của bạn mình trả lời nhé: Lúa Châu Á có 3 loài phụ là Indica, Japonica và Javanica. Loài phụ I được hình thành sớm nhất bắt nguồn từ lúa dại và từ dãy núi Hymalaya ở phía bắc Ấn Độ. Sau đó I di chuyển lên phía bắc dọc theo triền sông và bờ biển lưu vực sông Dương Tử xâm nhập vào lục địa Triều Tiên, Châu Âu, tại đây hình thành các biến dị và loài phụ J. Còn loài phụ javanica chủ yếu là lúa cạn, cao cây, hạt to, dài dày được hình thành ở Indonesia và các vùng khác. (Theo Sharma,1973).
Ngoài ra theo nc của nhiều tác giả thì nguồn gốc của cây lúa là từ vùng đầm lầy nóng ẩm Đông Nam Á, còn năm nó xuất hiện thì nhiều lắm, mình sẽ cho biết sau nếu bạn muốn biết nhé. :oops:
:idea: Anh Trung đợi em chút xíu nhé để em xác minh tài liệu đã rồi sẽ gởi cho A trong thời gian gần nhất  :lol:
 
Bạn nhỏ tuổi hơn tôi ?:wink:
Nguồn bạn đọc chỗ nào? Tôi tin là bạn chỉ đọc các bài báo hoặc sách nông nghiệp. Nhưng sách chính trị và lịch sử thì nó khác bạn ạ. Vấn đề đặt ra không phải nguồn gốc cây lúa ở đâu mà nó được thuần hóa và trồng như một cây lương thực với các kỹ thuật canh tác...v.v. ?Cái này liên quan đến tự hào dân tộc nên khó mà phân định thằng thua lắm. Biết đâu chừng Việt Nam sẽ tìm được bằng chứng lúa được trồng ở VN cách đây 15000 năm thì sao :lol:
 
Nhưng sách chính trị và lịch sử thì nó khác bạn ạ. Vấn đề đặt ra không phải nguồn gốc cây lúa ở đâu mà nó được thuần hóa và trồng như một cây lương thực với các kỹ thuật canh tác...v.v. ?Cái này liên quan đến tự hào dân tộc nên khó mà phân định thằng thua lắm

Về khoản này thì dân sống ở miền đất hạ lưu sông Cái (sông Hồng) trồng lúa nước trước, rồi mới dạy cho Tàu, rồi mới truyền bá đi các nơi khác trên thế giới. Trong cuốn Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb: tp hcm cũng có nhắc tới điều này.

Trong kinh dịch của Tq cũng khẳng định nguồn gốc trồng lúa từ Thần nông (một vị tù trưởng ở miền sông nước)
 
[align=justify:7fa0f339ab]Anh Lương ơi, làm về cây lúa thì phải đọc sách nông nghiệp chứ, đọc sách chính trị và lịch sử chỉ để hiểu thêm thôi, trong những sách đó có dạy mình cách canh tác lúa đâu? Với lại em chẳng muốn phân định thắng thua gì hết, đó là những gì em đã đọc được trên sách. Em trả lời câu hỏi và chỉ băn khoăn một điều không biết nguời hỏi có sử dụng được thông tin gì từ bài viết của mình không. Cảm ơn A Hiếu đã đưa ra bài viết trên wikipedia. Mọi người sẽ khỏi phải thắc mắc về nguồn gốc của cây lúa nữa. :idea: [/align:7fa0f339ab]
 
should always take wiki. with a pinch of salt (especially when it is written in a language other than English)
Bạn Lụa có nói cây Lúa dại có nguồn gốc từ Ấn, rồi qua sông Dương Tử, rồi về sông Hồng. Theo tôi con đường này có vẻ hợp lý: Tiếng Mon-Khmer mà tiếng Việt là một thành viên, ngoài Khmer là người Campuchia thì tự dưng lại có anh Munda gì đó ở Ấn Độ. Có lẽ họ là tổ tiên của người VN chăng?
Xin lỗi đi chệch ngoài lề. Tôi sẽ dừng ở đây :roll:
 
Trịnh Thành Trung said:
Chào Lụa.

Anh đang cần tìm tài liệu về các giai đoạn, thời điểm mà người nông dân ở Miền Bắc bắt đầu trồng lúa, gặt lúa để bổ xung cho phần tài liệu tham khảo của mình. Cụ thể hơn là thời điểm nào người ta bắt đầu cho vụ Đông Xuân, Hè Thu. Tất nhiên, có sự khác nhau về thời điểm giữa các vùng, miền. Vì vậy anh cần cuốn sách nào viết thời điểm trung bình của cả vùng miền Bắc hoặc thời điểm cụ thể của từng vùng miền.
[align=justify:1546102012]Theo cuốn "Giáo trình cây lương thực" Nxb Nông nghiệp, Hn,2003 của PGS.TS Trần Văn Minh. Thì thời vụ trồng lúa của khu vực phía bắc như sau:
Vụ chiêm: gieo mạ (20-25/11), cấy trong tháng 1
Vụ Xuân: gieo mạ (1-10/12), cấy (1-20/2)
xuân muộn: gieo mạ (cuối tháng 1-10/2), cấy (cuối tháng 2-5/3)
Mùa sớm: gieo mạ (5-15/6), cấy (25/6-5/7)
Mùa chín vụ: gieo mạ (5-20/6), cấy (5-30/7)
Mùa chân trũng: gieo mạ (cuối tháng 5-đầu tháng 6), cấy (cuối tháng sáu-đầu tháng 7)
Còn thời điểm thu hoạch thì phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của các giống (90-180 ngày) và phụ thuộc vào mùa vụ (vụ mùa thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ xuân).

Vùng trồng lúa đồng bằng Bắc bộ thì chia làm 3 vùng:
- Vùng phía bắc đồng bằng: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, một phần Hải Dương và Hưng Yên. Ruộng tương đối cao và dốc, một năm có thể cấy từ 1-2 vụ.
- Vùng lúa trung tâm đồng bằng: Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. Ruộng cao cấy được 2 vụ, ruộng thấp chỉ cấy được 1 vụ.
- Vùng lúa ven biển: Quảng Nịnh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình Nam Định. Đa số cấy 2 vụ, cũng có những ruộng chỉ cấy được 1 vụ lúa chiêm, những ruộng ven biển thường bị nhiễm mặn.

Còn trong cuốn "cây lúa và kỹ thuật thâm canh", nxb Nghệ An, 2003, của PGS.TS Nguyễn Văn Hoan thì kỹ hơn một chút, nhưng nếu Anh tin tưởng thì sử dụng mấy thông tin trên là đủ rồi. Em ít mua sách nên không biết mấy cuốn này bán ở đâu. Nhưng nếu Anh có thẻ TVQG thì lên đó đọc, nhiều lắm. Bye Anh :oops:[/align:1546102012]
 
Anh cám ơn Lụa rất nhiều về những thông tin em đã cung cấp. Anh sẽ cố gắng tìm kiếm 2 cuốn sách em đã gợi ý để lấy các thông tin khác về 'phương pháp trồng lúa' của nông dân Việt Nam.
Chúc em gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!
 
[align=justify:905f55f524]Em mới tìm được địa chỉ mua sách, Anh đến coi thử xem có mua được cuốn nào không.
Cây lúa và kỹ thuật thâm canh cao sản ở hộ nông dân, Nguyễn văn Hoan, nxb Nghệ An, 2003. Mã số 026.
Giáo trình công nghệ trồng trọt, Tào Duy Cầu, nxb LĐXH,2004. Mã số 108.
Hai cuốn này bán ở Công ty phát hành sách HN, 34 Tràng Tiền. Anh đến đó bảo họ tìm cho (nếu anh không tìm thấy).

Em muốn hỏi mọi người về cơ sở di truyền của tính trạng mùi thơm, hàm lượng amylose ở hạt lúa. Em đang phải làm báo cáo về chất lượng lúa mà chủ yếu là độ thơm, độ dẻo ( hàm lượng Amylose), độ bền thể gel. Nhưng ít tài liệu quá, mọi người có ai hiểu biết về vấn đề này thì giúp đỡ em với! :p (em đang phải dịch tài liệu tiếng anh nổ mắt mà chẳng hiểu gì mấy).[/align:905f55f524]
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top