Theo tiêu chuẩn an toàn sữa mới nhất tại Trung Quốc, số lượng vi khuẩn cho phép trong 1 ml sữa là 2 triệu, cao gấp 20 lần so với tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu.
Theo tiêu chuẩn an toàn sữa mới nhất tại Trung Quốc, hàm lượng protein trong 100 gram sữa ở tiêu chuẩn trước kia là 2,95 gram đã bị giảm xuống còn 2,8 gram trong khi đó, tiêu chuẩn số lượng vi khuẩn cho phép từ 500.000/ml sữa đã tăng lên 2 triệu vi khuẩn/ml sữa, cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn của Mỹ và 20 lần so với tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu.
Sữa chua tại một siêu thị ở Nam Kinh, Trung Quốc có nhiều chất phụ gia
(Ảnh minh họa: Chinanews)
"Đây quả là tiêu chuẩn sữa thấp nhất thế giới, là sự xấu hổ của ngành sữa toàn cầu" - Chủ tịch hiệp hội ngành sữa thành phố Quảng Châu Vương Đinh Miên cũng bức xúc nói tại diễn đàn phát triển sữa tiệt trùng miền Nam do Hiệp hội sữa Trung Quốc tổ chức . "Tiêu chuẩn này kém xa so với tiêu chuẩn thế giới, như một số sản phẩm sữa của Trung Quốc xuất sang nước ngoài bị trả lại chỉ còn cách tiêu thụ trong nước".
Tuy nhiên, Chủ tịch hiệp hội sữa Nội Mông Cổ Ná Đạt Mộc Đức lại không đồng ý với ý kiến trên. Là một thành viên trong tổ chuyên gia sửa đổi tiêu chuẩn sữa của Bộ Y tế, Ná Đạt Mộc Đức cho rằng thực trạng sữa của Trung Quốc phụ thuộc vào tình hình trong nước.
"72% sữa của Trung Quốc là do hộ chăn nuôi cá thể cung cấp. Một số vùng sản xuất sữa ở phía Bắc, hàm lượng protein sẽ không đạt tới 2,95%, vì thế nếu căn cứ theo tiêu chuẩn trước đây thì số sữa này sẽ phải đổ đi hết" - Ná Đạt Mộc Đức nói. Hơn nữa, việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tăng số lượng vi khuẩn trên 1 ml sữa là vì tính tới lợi ích của những người chăn nuôi bò sữa.
Nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, chủ tịch danh dự hiệp hội sữa Trung Quốc Lưu Kiên cũng khẳng định về việc giảm tiêu chuẩn chất lượng sữa. Theo ông Lưu Kiên, hơn 70% lượng sữa của Trung Quốc do các hộ chăn nuôi cá thể bán lẻ cho nhà máy, để cho việc mua bán được thuận lợi và giá thành thấp thì chi phí chăn nuôi cũng phải giảm xuống, dẫn đến tình trạng hàm lượng dinh dưỡng trong sữa không đảm bảo và không thể yêu cầu hàm lượng protein cao trong những loại sữa không đảm bảo dinh dưỡng này. Vì vậy, trong giai đoạn này nếu như giữ tiêu chuẩn cao thì các hộ chăn nuôi sẽ không cung cấp được sữa phù hợp và chỉ còn cách đổ đi.
Theo VNN
Theo tiêu chuẩn an toàn sữa mới nhất tại Trung Quốc, hàm lượng protein trong 100 gram sữa ở tiêu chuẩn trước kia là 2,95 gram đã bị giảm xuống còn 2,8 gram trong khi đó, tiêu chuẩn số lượng vi khuẩn cho phép từ 500.000/ml sữa đã tăng lên 2 triệu vi khuẩn/ml sữa, cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn của Mỹ và 20 lần so với tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu.
Sữa chua tại một siêu thị ở Nam Kinh, Trung Quốc có nhiều chất phụ gia
(Ảnh minh họa: Chinanews)
"Đây quả là tiêu chuẩn sữa thấp nhất thế giới, là sự xấu hổ của ngành sữa toàn cầu" - Chủ tịch hiệp hội ngành sữa thành phố Quảng Châu Vương Đinh Miên cũng bức xúc nói tại diễn đàn phát triển sữa tiệt trùng miền Nam do Hiệp hội sữa Trung Quốc tổ chức . "Tiêu chuẩn này kém xa so với tiêu chuẩn thế giới, như một số sản phẩm sữa của Trung Quốc xuất sang nước ngoài bị trả lại chỉ còn cách tiêu thụ trong nước".
Tuy nhiên, Chủ tịch hiệp hội sữa Nội Mông Cổ Ná Đạt Mộc Đức lại không đồng ý với ý kiến trên. Là một thành viên trong tổ chuyên gia sửa đổi tiêu chuẩn sữa của Bộ Y tế, Ná Đạt Mộc Đức cho rằng thực trạng sữa của Trung Quốc phụ thuộc vào tình hình trong nước.
"72% sữa của Trung Quốc là do hộ chăn nuôi cá thể cung cấp. Một số vùng sản xuất sữa ở phía Bắc, hàm lượng protein sẽ không đạt tới 2,95%, vì thế nếu căn cứ theo tiêu chuẩn trước đây thì số sữa này sẽ phải đổ đi hết" - Ná Đạt Mộc Đức nói. Hơn nữa, việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tăng số lượng vi khuẩn trên 1 ml sữa là vì tính tới lợi ích của những người chăn nuôi bò sữa.
Nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, chủ tịch danh dự hiệp hội sữa Trung Quốc Lưu Kiên cũng khẳng định về việc giảm tiêu chuẩn chất lượng sữa. Theo ông Lưu Kiên, hơn 70% lượng sữa của Trung Quốc do các hộ chăn nuôi cá thể bán lẻ cho nhà máy, để cho việc mua bán được thuận lợi và giá thành thấp thì chi phí chăn nuôi cũng phải giảm xuống, dẫn đến tình trạng hàm lượng dinh dưỡng trong sữa không đảm bảo và không thể yêu cầu hàm lượng protein cao trong những loại sữa không đảm bảo dinh dưỡng này. Vì vậy, trong giai đoạn này nếu như giữ tiêu chuẩn cao thì các hộ chăn nuôi sẽ không cung cấp được sữa phù hợp và chỉ còn cách đổ đi.
Theo VNN