Sản xuất thịt nhân tạo từ … phân người

00792

Moderator
Staff member
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Okayama (Nhật Bản) đã phát triển thành công một loại thịt nhân tạo từ phân người.

Theo tờ Daily Mail, tiến sĩ Mitsuyuki Ikeda và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu phát hiện,phân mà con người thải ra vẫn còn rất nhiều protein chưa được hấp thụ hết và rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Họ đã tiến hành tổng hợp các protein này để tạo ra một loại thịt nhân tạo, có màu sắc đỏ như thịt tự nhiên và được tăng hương vị của đậu nành.
Meat_Poop.jpg


Tiến sĩ Mitsuyuki Ikeda cùng mẫu thịt nhân tạo tái chế từ phân người.
(Ảnh: Daily Mail).

Loại thịt nhân tạo này có thành phần gồm 63% protein, 25% carbohydrate, 3% chất béo và 9% chất khoáng. Nó cũng đã được thử nghiệm làm nhân của một loại bánh mỳ kẹp thịt. Kết quả, những người ăn cho biết loại thịt này rất thơm ngon và có vị giống thịt bò.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, loại thịt nhân tạo như trên cũng có thể được tạo ra từ phân của động vật. Phương pháp tái chế sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do các loại chất thải gây ra.

Hiện tại, giá của loại thịt nhân tạo này vẫn cao hơn 10 - 20 lần so với giá thịt bò được sử dụng để làm nhân bánh kẹp thịt thông thường do chi phí nghiên cứu cao. Tuy nhiên, tiến sĩ Ikeda hy vọng giá của loại thịt nhân tạo này sẽ giảm trong tương lai.

Một trở ngại cần giải quyết nếu loại thịt nhân tạo này được sản xuất là tâm lý sợ hãikhi những người tiêu dùng biết rằng họ có thể đang ăn loại thịt được tạo ra từ chất thải của chính mình

Theo VNN
 
Kỹ thuật tăng 50% khả năng sinh trưởng của cây

Một nhóm các nhà khoa học Mexico thuộc Trung tâm nghiên cứu Cinvestav mới đây đã phát triển thành công một hoạt chất và kỹ thuật mới cho phép tăng 50% khả năng sinh trưởng của cây trồng cũng như tăng sức đề kháng và thích ứng nhanh với điều kiện khô hạn.


Beatriz.jpg

Nữ tiến sỹ Beatriz Cázares (Ảnh: Cronica)

Công trình này đã mở ra một hướng đi mới trong công tác phòng chống phá rừng và tăng sản lượng lương thực.

Tại cuộc họp báo tổ chức ngày 17/6 để giới thiệu thành tựu khoa học trên, nữ tiến sỹ Beatriz Cázares cho biết sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Cinvestav đã tìm ra chất micorrizas có chức năng như bộ rễ cây kéo dài, đẩy nhanh quá trình hấp thụ nước và chất khoáng, và như vậy giúp cây trồng sinh trưởng nhanh hơn và dễ thích nghi với điều kiện khô hạn.

Theo bà Cázares - người chủ trì công trình nghiên cứu khoa học quan trọng này, chấtmicorrizas còn có chức năng như một loại phân bón vi sinh tự nhiên, không gây ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí mua phân bón hóa học.

Thời gian tới, Cinvestav sẽ áp dụng đại trà kỹ thuật mới đối với một số loại cây trồng tại các vùng khô hạn phía Bắc nhằm tăng độ phủ xanh, và đặc biệt là đối với các loại cây lương thực thông dụng như ngô, đậu đen, một số loại ớt... nhằm tăng năng suất và sản lượng lương thực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại quốc gia 112 triệu dân này.

Công nghệ trên cũng sẽ giúp Mexico khôi phục 155.000ha rừng bị mất hàng năm do sự vô ý thức của con người.

Theo Vietnam+
 
Bí quyết giữ ấm của chim cánh cụt

Một đoạn video mới công bố của các nhà khoa học cho thấy, các con chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực tập hợp thành nhóm và tạo ra một làn sóng để giúp chúng giữ ấm trong thời tiết băng giá ở vùng cực.

Khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới mức - 46 độ C thì việc đứng cạnh một cơ thể ấm áp có thể giúp các sinh vật bớt cảm thấy giá buốt hơn.

Các nghiên cứu trước đây ghi nhận, chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực thường túm tụm lại với nhau để giữ ấm. Tuy nhiên, những gì chúng tôi đã không nhận ra là, chúng luôn tạo ra một "làn sóng" khi các con chim cánh cụt mới gia nhập đám đông và "làn sóng" đó giúp di đồng loạt cả đám đông.

Nhà vật lý Daniel Zitterbart thuộc trường Đại học Erlangen-Nuremberg (Đức) đã ghi lại được những hình ảnh có độ phân giải cao theo thời gian về một đám đông chím cánh cụt hoàng đế gần Trạm Nghiên cứu Nam cực Neumayer. Đoạn video này sau đó được đẩy nhanh tốc độ để xem những gì đang xảy ra.

Penguin-huddle.jpg

Theo các nhà khoa học, bí quyết giữ ấm của chim cánh cụt hoàng đế là túm tụm thành đám đông và tạo thành làn sóng đồng loạt. (Ảnh: LiveScience)

Khi các con chim cánh cụt di chuyển tiến lên, thường từ phía sau, chúng đi các bước nhỏ để giúp đám đông vẫn là một khối liên kết chặt chẽ. Ông Zitterbart và các cộng sự chỉ ra rằng, điều quan trọng là đám đông liên tục được tái tổ chức để tạo cơ hội cho mỗi con chim cánh cụt có đủ thời gian ở bên trong khối liên kết so với thời gian ở khu vực ngoại vi.

"Sóng" được tạo ra bằng các bước nhỏ, ước tính chỉ từ 5 - 10cm. Các nhà nghiên cứu nhận đinh, những bước nhỏ này phục vụ ba mục đích: Thứ nhất, để giữ cho khối dày đặc nhất có thể; thứ hai giúp truyền chuyển động của toàn bộ khối; và thứ ba là dẫn tới việc tái tổ chức khối theo thời gian. Các nhóm riêng rẽ nhỏ hơn có thể hợp nhất thành các cụm lớn hơn.

Tất cả chim cánh cụt hoàng đế trong đoạn video này đều là con đực, và phần lớn chúng đều mang một quả trứng trên chân của mình. Các con chim cái vẫn chưa trở về lãnh địa.

Theo VNN
 
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Okayama (Nhật Bản) đã phát triển thành công một loại thịt nhân tạo từ phân người.

Theo tờ Daily Mail, tiến sĩ Mitsuyuki Ikeda và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu phát hiện,phân mà con người thải ra vẫn còn rất nhiều protein chưa được hấp thụ hết và rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Họ đã tiến hành tổng hợp các protein này để tạo ra một loại thịt nhân tạo, có màu sắc đỏ như thịt tự nhiên và được tăng hương vị của đậu nành.
Meat_Poop.jpg


Tiến sĩ Mitsuyuki Ikeda cùng mẫu thịt nhân tạo tái chế từ phân người.
(Ảnh: Daily Mail).

Loại thịt nhân tạo này có thành phần gồm 63% protein, 25% carbohydrate, 3% chất béo và 9% chất khoáng. Nó cũng đã được thử nghiệm làm nhân của một loại bánh mỳ kẹp thịt. Kết quả, những người ăn cho biết loại thịt này rất thơm ngon và có vị giống thịt bò.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, loại thịt nhân tạo như trên cũng có thể được tạo ra từ phân của động vật. Phương pháp tái chế sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do các loại chất thải gây ra.

Hiện tại, giá của loại thịt nhân tạo này vẫn cao hơn 10 - 20 lần so với giá thịt bò được sử dụng để làm nhân bánh kẹp thịt thông thường do chi phí nghiên cứu cao. Tuy nhiên, tiến sĩ Ikeda hy vọng giá của loại thịt nhân tạo này sẽ giảm trong tương lai.

Một trở ngại cần giải quyết nếu loại thịt nhân tạo này được sản xuất là tâm lý sợ hãikhi những người tiêu dùng biết rằng họ có thể đang ăn loại thịt được tạo ra từ chất thải của chính mình

Theo VNN
Híc, cái này bảo đảm không ai dám ăn, dùng để nuôi hổ thì được :D
 
Trời ơi, chào người quen ở ĐH Y Huế. Em cũng dân Y, chỉ có cái hem phải y Huế thui! Thịt làm từ phân người thì em cũng chả biết sao mà lần:akay:, ăn sao mà nổi đây? Nếu con hổ nó biết làm từ đâu, xuất xứ thế nào thì nó chắc chả thèm luôn quá! Bên ngành sinh học lên men... nghiên cứu ra sao vậy nà???
 
khiếp quá, thế này thì ăn làm sao nhỉ? ai mà dám ăn? và trong cái thịt đó thì có chứa chất dinh dưỡng nào ko khi làm từ phân ng - 1 dạng chất thải của cơ thể cơ chứ?
 
khiếp quá, thế này thì ăn làm sao nhỉ? ai mà dám ăn? và trong cái thịt đó thì có chứa chất dinh dưỡng nào ko khi làm từ phân ng - 1 dạng chất thải của cơ thể cơ chứ?

Trong phân nhà giàu thì còn có protein chưa hấp thụ hết chứ phân nhà nghèo thì có lẽ một axit amin cũng không còn :D
 
anh chị cứ nói thế chứ. Có người ăn rùi đó chứ nên mới bít nó mùi vị giống thịt bò :hihi: Với lại. làm xong, chế biến trong nhà hàng, mang ra. ai bít đó đâu mà lần :hihi:
 
Đúng. Ăn kiểu tuần hoàn => ko lo thiếu thức ăn. Kiểu này, nông nghiệp sắp lỗi thời rùi :oops:
 
Không hẳn

Cũng không hẳn như thế đâu! Con người ngày càng phát minh ra nhiều thứ nhưng cũng có thứ hơi bị… quá lố. Thấy tạo ra được thịt kiểu này cũng hay, chỉ là dơ thôi! Nếu vào nhà hàng, đem ra 1 đĩa thịt này, chẳng ai biết nguồn gốc của nó:hihi:nhưng mà lỡ như ai đó lỡ miệng hé ra, sẽ… Ngành nông nghiệp hiện nay đang dần bị thay thế bởi công nghiệp mà. Khoa học ngày càng cao tay. Có thể, người ta chỉ nghiên cứu theo những gì người ta suy nghĩ ra, cảm thấy nó hay ho mà thôi chứ chưa nghĩ tới chuyện đem nhân rộng nó ra cho toàn nhân loại sử dụng đâu. Đừng lo!:rose:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top