Thông tin y dược ^_^

00792

Moderator
Staff member
Cách mới trị bệnh não
Bộ não con người được bảo vệ khá chắc chắn. Chúng được bọc bởi một hộp sọ và được bao quanh bởi một hệ thống hàng rào máu não. Điều này giúp hạn chế chất độc hại vào thần kinh nhưng cũng đã hạn chế luôn các thuốc trị bệnh của hệ thống này.
brain.jpg


Mới đây, các nhà khoa học của Trường đại học Oxford, Anh quốc đã tìm ra một cách thức hoàn toàn mới để giúp thuốc vượt qua được hàng rào cản trở này. Họ đã tổng hợp được một tiểu thể có tên là exosome, những tiểu thể để kết nối tế bào như là một chất mang thuốc đặc hiệu. Tiểu thể này có thể dễ dàng qua được hàng rào máu não. Họ gắn vào tiểu thể này thuốc hoặc một đoạn gen RNA, gen trị bệnh Alzheimer, protein chuyên nhận diện thần kinh từ virut dại. Sau đó tiêm tiểu thể này vào chuột thực nghiệm. Kết quả đáng mừng, 60% con chuột giảm triệu chứng. TS. Wood, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, đây có thể là cánh cửa mở ra kỷ nguyên khắc phục các chứng bệnh của não bộ.
Phúc Lâm (Theo BBC, 3/2011)

 
Phát hiện gen biến thể gây loãng xương


Các rối loạn về di truyền và về gen giải thích cơ chế gây ra bệnh loãng xương và các chứng bệnh nặng khác của xương vẫn chưa có được cách lý giải hợp lý nhất. Nhưng gần đây các nhà khoa học tại Khoa di truyền và y học phân tử, Trường đại học Hoàng gia Luân đôn đã nghiên cứu về gen của 50 trường hợp bị chứng Hajdu-Cheney, loãng xương và các chứng bệnh nặng khác của xương cho thấy một phần những gen chịu trách nhiệm trong chứng bệnh này đã được khám phá. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Genetics tháng 3 cho biết, gen NOTCH2 được cho là có vai trò nguyên nhân gây ra các chứng bệnh này. Khám phá mới mẻ này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ chế gây bệnh và có những liệu pháp điều trị hiệu quả hơn, giáo sư Richard Trembath, hiệu trưởng trường đại học Hoàng gia Luân đôn nhấn mạnh.
Hồng Phong (Theo Scientists)
 
Hậu quả do viêm khớp dạng thấp


Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là loại viêm nhiều khớp mạn tính, có thể gặp ở nam và nữ nhưng nữ giới thường mắc bệnh này chiếm tỷ lệ cao hơn (tỷ lệ giữa nam và nữ là 1/3). Bệnh VKDT là một bệnh mạn tính kéo dài và có thể để lại nhiều hậu quả xấu cho người bệnh. Bệnh chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như phải chẩn đoán sớm, đúng, điều trị đúng phác đồ và người bệnh phải kiên trì điều trị.
Đi tìm nguyên nhân VKDT
Cho đến nay nguyên nhân gây nên bệnh VKDT chưa được làm sáng tỏ, tuy vậy có nhiều giả thuyết cho rằng VKDT là bệnh tự miễn bởi họ có những bằng chứng cho thấy rằng vai trò quan trọng của các đáp ứng miễn dịch (miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào), của các cytokines, các lympho T, yếu tố cơ địa, yếu tố di truyền (ở một tỷ lệ nhất định mẹ truyền cho con gái)… Do chưa tìm thấy nguyên nhân gây VKDT một cách chắc chắn cho nên việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn. Bệnh VKDT thường gặp ở nữ giới chiếm tỷ lệ khoảng 75%, mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh VKDT nhưng tuổi mắc bệnh cao nhất thường từ 30-60 tuổi. Các khớp thường bị viêm sớm nhất và hay gặp nhất là bàn tay, cổ tay rồi đến khớp bàn chân, khớp ngón chân, khớp bàn – ngón tay, khớp bàn – ngón chân. Các khớp thường bị sưng, đau kéo dài và đối xứng nhau. Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng thì cũng rất cần tiến hành các chỉ số của cận lâm sàng như xác định tốc độ máu lắng, xác định tỷ lệ CRP (C- Reactive Protein), yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor), chụp Xquang khớp bị đau…

Khớp xương bàn tay bình thường (trái) và viêm khớp trên phim Xquang.
Hậu quả của VKDT
Hậu quả của bệnh VKDT rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ khâu chẩn đoán sớm, điều trị đúng, chế độ dinh dưỡng, tập luyện… Người ta thấy rằng hậu quả của VKDT có thể để lại di chứng biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10 – 15%). Một số yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh như người bệnh VKDT có kèm bệnh tim mạch, mắc thêm bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Đối với VKDT cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng hơi giống VKDT như đau nhức xương hoặc mỏi cơ, mỏi khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến là những bệnh thuộc về khớp nhưng phản ứng huyết thanh về yếu tố RF âm tính, viêm khớp không đối xứng ở một hoặc nhiều khớp, các bệnh này thường gặp ở nam giới. Hoặc một số bệnh có liên quan đến khớp nhưng không phải VKDT như lupus ban đỏ hệ thống, thoái hoá khớp hoặc viêm khớp do liên cầu nhóm A (S.pyogenes) gây thấp tim tiến triển…
Khi nghi ngờ mắc bệnh VKDT hoặc đã mắc bệnh VKDT thì nên làm gì?
Bệnh VKDT là bệnh mạn tính, kéo dài, để lại nhiều hậu quả xấu mà nguyên nhân chưa được xác định một cách chắc chắn, do vậy khi nghi ngờ bị bệnh VKDT cần đi khám ngay, tốt nhất là được khám bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Khi đã bị bệnh VKDT cần xác định là điều trị sớm, tích cực, liên tục và lâu dài. Người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị, làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn nặng hơn. Không được tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mọi người bệnh VKDT nên có chế độ sinh hoạt hợp lý và rèn luyện cơ thể đều đặn nhằm tránh biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ. Hằng tháng nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình thuận lợi hơn, nếu thấy cần kết hợp điều trị giữa nội khoa, ngoại khoa hoặc lý liệu pháp thì bác sĩ sẽ tư vấn kịp thời cho người bệnh biết. VKDT là một trong những bệnh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, người bệnh và gia đình bệnh nhân thì hiệu quả điều trị sẽ được tăng lên.
Theo SKDS:rose:
 
Bạn biết gì về bệnh Web Thực Quản

:rose:Web thực quản là bệnh lý rất ít được biết đến, ngay cả bác sĩ cũng ít có người biết có bệnh lý này. Bạn có thể vào google gõ vào từ “Esophageal Webs” kết qủa sẽ có rất nhiều bài và hình ảnh về bệnh lý này.
Hiện nay vẫn còn có nhiều bàn cãi giữa các nhà y học về thuật ngữ, sinh bệnh học và điều trị bệnh lý này. Có tác giả dùng từ là vòng (ring) thực quản, một số khác dùng màng (web) thực quản. Bệnh lý này thường không có triệu chứng, tuy nhiên nếu vòng làm hẹp lòng thực quản nhiều thì gây nuốt nghẹn.
Màng thực quản có thể nằm ở mọi nơi trên thực quản, nhưng thường là nằm ở đoạn dưới thực quản. Có 03 kiểu màng được đặc tên là vòng A, B và C.
- Vòng A là màng cơ, ít gặp, nằm 1,5 -2cm trên chỗ nối thực quản dạ dày ( đường Z) và hiếm khi gây triệu chứng.
- Vòng B (còn gọi là vòng Schatzki – mang tên Bác Sĩ người Mỹ gốc đức là Richard Schatzki). Vòng Schatzki chỉ gồm lớp niêm mạc và dưới niêm mạc và nằm ở ngay chỗ tiếp giáp thực quản dạ dày (đường Z). Vòng Schatzki thường gặp, 15% phim chụp X quang thực quản dạ dày phát hiện có vòng này, tuy vậy phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng.
- Vòng C bất thường giải phẫu phát hiện trên phim chụp X quang.

Hình đầu tiên mô tả web thực quản ở đoạn cuối. Hình giữa là hình ảnh X-quang. Hình cuối là hình ảnh khi nội soi.
Picture3.jpg
Mô tả 02 loại màng thực quản: Vòng A và vòng B. Vòng B thường kèm thoát vị qua khe thực quản và vòng B chính là giới hạn trên của túi thoát vị.
Picture4.jpg
Hình giải phẫu học của Netter về web thực quản
- Nguyên nhân sinh bệnh: Nguyên nhân của Web thực quản còn đang được bàn cãi. Có nhiều giả thuyết do bẩm sinh, thiếu sắt, do viêm, do tự miễn…
- Triệu chứng: Dấu hiệu đặc trưng là khó nuốt, nhiều với thức ăn đặc hơn là thức ăn lỏng. Ngược lại với co thắc tâm vị hay các bệnh rối loạn vận động thực quản khác. Nuốt khó mang tính chất từng đợt lúc có lúc không, kéo dài nhiều năm nhiều tháng, khác với nuốt khó tiến triển dần do xơ hẹp hay bệnh lý ác tính.
- Điều trị:yeah:
+ Không có triệu chứng không cần điều trị
+ Nong thực quản bằng bóng nong hoặc bằng bougie
+ Sử dụng dao cắt cơ vòng oddi để cắt màng niêm mạc.
BS. NGUYỄN PHƯỚC LÂM – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
 
HPV Kẻ giết người thầm lặng


Virut gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus – HPV) là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung cho phụ nữ. Các nhà khoa học đã tìm thấy HPV trong 99,7% các trường hợp ung thư tế bào gai ở cổ tử cung. HPV cũng là nguyên nhân gây ra mụn cơm hay những nốt sần ở vùng sinh dục. Có hơn 100 chủng HPV nhưng chỉ có 15 chủng gây ung thư cổ tử cung, trong đó hai chủng 16 và 18 là nguyên nhân gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
HPV lây truyền qua tiếp xúc và quan hệ tình dục (như qua tiếp xúc giữa da, niêm mạc dương vật với niêm mạc cổ tử cung, âm đạo), có khả năng lây lan dễ dàng và rộng rãi. Tuy vậy, HPV không lây theo máu hoặc theo tinh dịch, dịch âm đạo. Hầu hết nam, nữ đều bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không biểu hiện triệu chứng và tự khỏi sau vài tháng, 90% hết trong vòng 2 năm. Do đa số những người nhiễm HPV không biết tình trạng nhiễm của mình, nên họ có thể lây truyền cho bạn tình. Nguy cơ nhiễm cao nhất ở thời điểm bắt đầu có quan hệ tình dục.
Nhiễm trùng các chủng HPV “nguy cơ cao” kéo dài có thể tiến triển thành tổn thương tiền ung thư. Chỉ có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV dai dẳng ở cổ tử cung. Khi xâm nhập vào cơ thể mà không bị đào thải, HPV sẽ gây ra những biến đổi bất thường ở các tế bào của cổ tử cung, làm chúng không thực hiện đúng chức năng của mình trong thời gian dài. Do không hề có triệu chứng nên bệnh có thể tiến triển qua nhiều năm mà không được phát hiện. Chỉ có tế bào ung thư mới lan truyền đi. Chúng đi khắp cơ thể, đến máu và dịch bạch huyết. Chúng cũng lan trực tiếp đến các mô gần cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu (gọi là biến đổi tiền ung thư), những biến đổi này thường diễn ra chậm, khu trú tại chỗ tiếp xúc và thường không gây đau đớn, chảy máu, hay bất cứ dấu hiệu gì để cảnh báo. Tuy nhiên, nếu các tổn thương tiền ung thư được phát hiện sớm thông qua khám sàng lọc định kỳ và được điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi rất cao. Nếu để muộn, chúng sẽ tiến triển thành ung thư và rất khó điều trị. Người ta cũng đã xác định được một số yếu tố thúc đẩy tiến triển thành ung thư cổ tử cung sau khi nhiễm HPV, đó là những phụ nữ có các yếu tố như: bị suy giảm miễn dịch, đẻ nhiều, đẻ con đầu tiên khi còn ít tuổi, sử dụng lâu dài thuốc tránh thai, hút thuốc lá, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh do Chlamydia trachomatis và bệnh do virut Herpes simplex. Các yếu tố này không trực tiếp gây ung thư nhưng tạo thuận lợi cho nhiễm virut HPV và tạo thuận lợi cho tổn thương tiền ung thư chuyển thành ung thư.

Hình ảnh virut HPV tấn công tế bào cổ tử cung
Mặc dù HPV được coi là kẻ giết người thầm lặng đối với phụ nữ, nhưng có rất nhiều cách để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi lây nhiễm HPV. Đối với các em gái và phụ nữ trẻ chưa có quan hệ tình dục thì tiêm vaccin sẽ dự phòng được bệnh ngay từ ban đầu. Với những phụ nữ trưởng thành đã có tiếp xúc tình dục, khám sàng lọc để phát hiện và điều trị kịp thời những tổn thương tiền ung thư sẽ ngăn ngừa không để chúng tiến triển thành ung thư. Bên cạnh đó, thực hành sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn cũng là một biện pháp dự phòng hiệu quả đối với bệnh này.
Như vậy, để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư cổ tử cung phụ nữ cần được bảo vệ một cách toàn diện, bao gồm tiêm vaccin HPV cho các em gái và sàng lọc phát hiện sớm các biểu hiện tiền ung thư cổ tử cung cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, “cái khó bó cái khôn”. Vaccin HPV có giá thành còn quá cao, cho nên Nhà nước ta chưa thể có đủ kinh phí cho việc thực thi tiêm phòng cho tất cả em gái trước khi bước vào tuổi sinh hoạt tình dục, chưa đủ kinh phí cho việc trang bị máy móc, phương tiện, kỹ thuật sàng lọc rộng rãi để các cán bộ y tế có thể thực hiện ngay từ tuyến y tế cơ sở. Đây không chỉ còn là gánh nặng của mỗi người phụ nữ, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng mà là gánh nặng chung của toàn xã hội, nhất là ngành y tế. Nhiều tổ chức quốc tế đã và đang hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cả về kinh phí, kỹ thuật và đặc biệt là đang hợp tác để tìm giải pháp và chiến lược phù hợp giải quyết vấn đề lớn và khó khăn này trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp. “Phái yếu” ở Việt Nam đang kỳ vọng được tiếp nhận hiệu quả của các giải pháp toàn diện phòng bệnh ung thư cổ tử cung, tiến tới một tương lai không còn ung thư loại này.

Theo SKDS
HPV_attacking_epithelial_cells.jpg
Virus HPV:welcome:
20071112-oral-cancer.jpg

Khi HPV tấn công:sad:
- Hiện giờ, vaccin ngừa HPV gây ung thư cổ tử cũng đã được nhân rộng, sử dụng rộng rãi ở VN & đc nhiều ng biết đến. Để phòng chống HPV tấn công, các bạn nữ từ 9-26t nên đi tiêm. Tuy nhiên, 9t sớm quá => người ta chuyển để sang tuổi bắt đầu dậy thì, có kinh. Bạn có thể đi tiêm ở các địa chỉ sau:
+ Viện Pasteur
+ BV Từ Dũ
+ BV Hùng Vương
+ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
+ Các BV có chuyên khoa sản phụ khoa.
Giá của 1 mũi tiêm hiện nay là 1.200.000đ. Nó sẽ đi theo bảo vệ các bạn nữ:), tránh khỏi nguy cơ bị căn bệnh nguy hiểm này. Khi đi tiêm, các bạn sẽ hok fai xét nghiệm gì trước cả mà chỉ cần vào trong phòng, có bs tư vấn. Họ giúp bạn hiểu về vaccin này, khiến bạn an tâm & quyết định bạn cần tiêm loại vaccin nào. Chúc sức khỏe mọi người!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top